Bán rau góc ngõ dành cho những người nghèo. Ảnh: Hoàng Hà

Bán rau góc ngõ dành cho những người nghèo. Ảnh: Hoàng Hà

Chính phủ đã trình Quốc hội và Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu lạm phát (chỉ số giá tiêu dùng CPI) năm 2011 (CPI tháng 12 so với cùng kỳ năm trước) không quá 7%.

 

Đến tháng 5.2011, khi CPI của 4 tháng đầu năm đã lên đến 9,83%, Chính phủ đề nghị “điều chỉnh” chỉ tiêu lạm phát lên mức 15%, rồi một tháng sau, khi CPI 5 tháng đầu năm ở mức hơn 12%, chính phủ lại đề xuất chỉ tiêu lạm phát lên 15-17%.

Ngày 23 tháng 12.2011, Tổng cục Thống kê thông báo lạm phát năm 2011 so với năm trước là 18,58%, cao hơn rất nhiều so với mức của năm 2009 (6,5%) và 2010 (11,8%).

Số liệu thống kê về giá tiêu dùng được thu thập và chốt vào ngày trước 20 hàng tháng để tính CPI cho tháng đó và có thể công bố vào ngày 23-24 cùng tháng, cho nên việc tăng giá điện từ ngày 20.12.2011 đã không được thể hiện trong CPI tháng 12.2011 mà sẽ được tính vào tháng 1.2012.

Như thế có thể thấy, ngay cả với chỉ tiêu “đã được điều chỉnh” mấy lần là 17% nhưng vẫn không đạt được. Thế mà, cùng với lúc Tổng cục Thống kê công bố CPI năm có luồng ý kiến cho rằng rất đáng mừng Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát.

Thời xưa thì có thể nói sao mọi người biết vậy, chẳng mấy ai có thể kiểm tra. Nay có Internet, nếu muốn, họ có thể kiểm tra chéo để so sánh các thông tin như nêu ở trên chỉ trong vài phút và tự rút ra kết luận. Nhưng về lạm phát, về tăng giá thì người dân chẳng cần biết Internet là gì, cũng đều cảm thấy mỗi ngày từ thu nhập của họ, từ sự gia tăng giá thực phẩm, năng lượng, vé tàu… mà họ phải đối mặt hàng ngày. Đối với họ bảo rằng chúng ta đã kiểm soát được lạm phát là ít có sức thuyết phục, thậm chí lợi bất cập hại vì họ chắc lại nghĩ đấy là kiểu thông tin “tô hồng”, “làm đẹp” mà thôi.

Nhìn vào diễn biến CPI hàng tháng có lẽ có thể đưa ra nhận xét như vậy. Biến động CPI hàng tháng (so với tháng trước), theo thứ tự từ tháng 1 đến tháng 12.2011 (tính bằng phần trăm) như sau: 1,74; 2,09; 2,17; 3,32; 2,21; 1,09; 1,17; 0,93; 0,82; 0,36; 0,39; và 0,53.

Có thể thấy CPI-tháng gia tăng liên tục và lên đỉnh 3,32% vào tháng 4 sau đó giảm dần xuống 0,36% vào tháng 10 rồi lại tăng lên. Với sự giảm từ 3,32% xuống 0,36% người ta có thể nói rằng lạm phát đã được kiểm soát. Cần lưu ý đến những biến động mùa vụ đối với CPI mà có thể thấy qua các dãy số liệu thống kê của nhiều năm (như khi giáp hạt giá lương thực có xu hướng tăng, cuối năm, gần Tết giá cũng có xu hướng tăng), và chỉ sau khi loại trừ các bất thường hay ngoại lệ mới có thể đưa ra đánh giá xác đáng. Trong mọi trường hợp, phải lưu ý rằng mức CPI hàng tháng nếu dương thì lạm phát vẫn tăng, chỉ có tốc độ tăng thì giảm đi nếu CPI tháng có xu hướng giảm.

Cũng lưu ý ngay rằng sau tháng 10.2011 CPI tháng lại liên tục tăng, từ 0,36% lên 0,39% rồi 0,53%. Chắc chắn mức CPI tháng 1.2012 sẽ cao hơn mức 0,53% do việc tăng giá điện 5% vừa qua lúc đó mới được tính đến và sẽ còn ảnh hưởng đến các tháng sau nữa (theo tác giả Bùi Trinh mức tăng giá điện 5% sẽ làm cho CPI tăng khoảng 0,22%), cũng như tác động của các tháng trước Tết. Nói cách khác CPI lại tăng liên tục trong 4 tháng. Nếu xu thế này không được ngăn chặn kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm.

Chỉ tiêu lạm phát năm 2012 do Chính phủ đưa ra là 9%, cao hơn chỉ tiêu ban đầu 7% của 2011.

Để cho CPI năm 2012 là 9%, và giả sử mức CPI hàng tháng là như nhau, thì mức CPI tháng chỉ có thể là 0,721%. Nếu mức CPI trung bình tháng vượt quá 0,721% thì chỉ tiêu 9% không thể đạt được. Những con số này có thể là các mốc để các nhà hoạch định chính sách lưu ý và tham khảo. Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) đã tăng 5% giá điện kể từ 20.12.2011 và tác động của nó sẽ chỉ diễn ra trong năm tới, ngoài ra EVN còn đề nghị sẽ tăng tiếp và theo Bộ trưởng Bộ Tài chính mức tăng giá điện trong năm 2012 sẽ không quá 15,6% (nếu thế riêng tăng giá điện sẽ đóng góp vào CPI khoảng 1% rồi).

Có nhiều loại số liệu thống kê và mỗi loại có thể có nhiều cách lý giải. Nếu chỉ nhìn vào diễn biến nào đó “có lợi” cho thành tích mà bảo rằng đã kiểm soát được lạm phát, thì e rằng hơi phiến diện và rất dễ bị cho là “tô hồng” hay chạy theo bệnh “thành tích”.

 

                                                                  Theo Báo Laodong

Các tin khác

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: TTXVN
Không có hình ảnh
Doanh nhân Nguyễn Văn Phương nhận giải thưởng Sao Đỏ 2011.
Lãnh đạo Công ty TNHH Minh Trung tặng giấy khen cho các đơn vị, có nhân trong công ty.

Dự án nhỏ, hiệu quả lớn

(HBĐT) - Những năm trước, hơn 300 m2 ruộng của gia đình anh Quách Văn Thản ở xóm Đồi Cả, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) thường xuyên bị thiếu nước. Mương dẫn nước cứ hết mùa mưa là hết nước. Mỗi năm ruộng nhà anh chỉ cấy được 1 vụ. Năm nào nhiều nước cấy được 2 vụ nhưng năng suất thấp, thóc không đủ ăn. 94 hộ gia đình ở xóm Đồi Cả cũng như gia đình anh.

Những Sao vàng đất Việt 2011

(HBĐT) - Sao vàng đất Việt là giải thưởng uy tín hàng đầu Việt Nam vinh danh các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, phát triển bền vững với môi trường làm việc của người lao động thuận lợi, năng động, chuyên nghiệp và tích cực hưởng ứng các hoạt động cộng đồng. Năm 2011, tỉnh ta có 2 doanh nghiệp tham gia ứng cử giải thưởng Sao vàng đất Việt thì cả hai doanh nghiệp được bình chọn trao giải đó là Công ty CP Đầu tư Năng lượng Xây dựng Thương mại Hoàng Sơn (Công ty Hoàng Sơn) và Công ty CP BĐS An Thịnh (Công ty An Thịnh).

Nhìn lại thị trường năm 2011: Hàng gian, hàng giả vẫn lộng hành

Năm 2011 là một năm có nhiều chuyển biến trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) với sự ra đời của các văn bản pháp luật để bảo vệ quyền lợi NTD.

EVN Telecom lộn xộn trong thời điểm chuyển giao

Nhà mạng EVN Telecom của Tập đoàn Điện lực VN chính thức được chuyển giao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội – Viettel kể từ 1.1.2012 dù vẫn còn nhiều thắc mắc, khiếu nại của các nhà mạng khác vì cho rằng vi phạm Luật Cạnh tranh.

Dân ứng mặt bằng, tỉnh ứng ngân sách thi công đường 12B

(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp đường 12B đoạn km 18- km 74+ 300 do Bộ GT -VT làm chủ đầu tư, được triển khai trên địa bàn 2 huyện Kim Bôi và Lạc Thủy vào thời gian đặc biệt khó khăn về nguồn vốn.

“Nỗ lực của người nông dân đã được đền đáp xứng đáng”

(HBĐT) - Đó là khẳng định của Giám đốc Sở NN &PTNT Hoàng Văn Tứ khi trao đổi với PV Báo Hòa Bình về những thành quả lớn lao mà ngành NN &PTNT đạt được trong năm 2011. Đây là năm người nông dân gặp nhiều khó khăn khi phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết, dịch bệnh, lạm phát... Nhưng với nỗ lực tự thân và sự can thiệp kịp thời, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ, công sức lao động của người nông dân đã được đền đáp xứng đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục