Phiên chợ Pà Cò mang đậm bẳn sắc văn hóa dân tộc.

Phiên chợ Pà Cò mang đậm bẳn sắc văn hóa dân tộc.

(HBĐT) - Không chỉ là chốn giao thương nhộn nhịp, chợ phiên Pà Cò là nơi anh em bạn hữu gặp gỡ, trai gái người Mông hò hẹn. Trong một buổi sáng chủ nhật cuối năm, quanh co men theo QL6 trong sương sớm mịt mù, chúng tôi đã có mặt tại phiên chợ vùng cao của người Mông huyện Mai Châu. Xua tan sương mù, gió núi và cái lạnh cuối năm, chợ Pà Cò bừng lên sức sống với rực rỡ sắc màu thổ cẩm, nhộn nhịp tiếng cười nói và say sưa những điệu khèn.

 

Chợ Pà Cò phiên cuối năm càng náo nhiệt, đậm sắc màu hơn bởi dòng người đông đúc ở miền ngược xuống, miền xuôi lên bán buôn, mua sắm. Chợ được chia thành từng khu, có khu riêng bán hàng hoa quả, nông sản, thực phẩm ở đầu chợ; khu hàng ăn, hàng tạp hóa, hàng lanh sợi, quần áo may sẵn và khu bán rượu, thuốc lào... Vào ngày này, phố chợ nườm nượp người, khu chợ chen chúc đông nghịt từ sáng sớm cho mãi đến cuối trưa.

 

Bà con người Mông rất muốn chuẩn bị cho gia đình mình một mùa xuân rực rỡ sắc màu váy áo nên nhộn nhịp nhất vẫn là khu bán vải lanh, sợi. Chị em phụ nữ người Mông đều rất hứng thú mua sắm ở các gian hàng này với mong muốn mua được gì đó để diện vào dịp Tết. Người Mông thích những màu sắc sặc sỡ, rõ nét nên màu sợi được nhiều chị em chọn mua hơn cả là xanh, đỏ, hồng, vàng. Giữa bốn bề núi đá và cây rừng, những thiếu nữ người Mông trang phục sặc sỡ nổi bật như bông hoa bung nở với vẻ đẹp rất riêng. ấn tượng nhất đối với chúng tôi là những đứa trẻ người Mông được cha mẹ cho đi chơi chợ. Đầu tháng 12 âm lịch, trời rét buốt, nhiều đứa bé không đi tất hay đội mũ len mà cứ hồn nhiên chạy nhảy chơi đùa khắp chợ. Sinh ra trong giá lạnh khắc nghiệt, những đứa bé Mông đã kiên cường lớn lên như cỏ cây. Sau bộ quần áo dân tộc bé xíu, những đứa trẻ Mông khỏe mạnh với nước da bánh mật, chắc lẳn bắp tay, bắp chân tròn khiến chúng tôi liên tưởng về sức sống bền bỉ của người dân vùng cao. Được cha mẹ cho theo xuống chợ, lũ trẻ được tha hồ thưởng thức quà bánh, lựa chọn đồ chơi và thích thú ngắm nhìn từng gian hàng của phiên chợ Tết.

 

Không chỉ là điểm tập trung giao lưu, giao thương hàng hóa của 3 xã vùng cao Hang Kia, Pà Cò, Tân Sơn, chợ Pà Cò còn thu hút rất đông đồng bào Mông từ xã bạn Loóng Luông của huyện Mộc Châu (Sơn La) về chơi chợ. Chị Sùng Y Mí - một người chuyên bán vải tại phiên chợ kể: Loóng Luông gần đây nên bà con vùng đó cũng hay xuống đây chơi, mua bán. Có không ít đôi trai gái nhờ chợ phiên gặp gỡ, hẹn hò mà thành chồng vợ. Quan hệ vợ chồng của người Mông rất gắn bó, họ luôn bên nhau kể cả khi đi chợ, lúc đi làm. Chả thế mà đến với phiên chợ Pà Cò, những người Mông đến chợ bán hàng nông sản hay đi mua sắm lúc nào cũng đi có đôi, có cặp, tình cảm luôn âu yến, thắm thiết, bền chặt. Khi ngồi bán, cả hai cùng ân cần mời chào khách. Khi đi chợ mua hàng, vợ chồng chụm đầu cùng ngắm nghía, lựa chọn món đồ ưng mắt. Và có lẽ không ở đâu chúng tôi có thể cảm nhận được tình cảm gia đình hạnh phúc và ấm áp hơn ở những phiên chợ vùng cao. Ngày xuống chợ là ngày đi hội của cả gia đình. Từ sớm tinh mơ, cả gia đình đã cùng thức dậy, cả nhà xuống chợ. Vì lẽ đó, ngày chợ không chỉ để bán mua mà còn để người dân Mông gặp gỡ, trò chuyện, tâm tình.

 

Khách nước ngoài gặp phiên chợ cuối năm cũng rất thích thú, tò mò. Anh Juan Hercent, quốc tịch Pháp cùng nhóm bạn luôn theo sát, vừa chụp vừa cùng nhau xem lại những hình ảnh sống động trong giao lưu, mua bán của người dân tộc Mông tại chợ phiên với niềm đam mê.   

 

Theo anh Sùng A Màng, Chủ tịch UBND xã Pà Cò, người Mông đón Tết truyền thống từ đầu tháng 12 âm lịch, sớm hơn tết Nguyên đán khoảng một tháng theo cách tính lịch cổ truyền của người Mông. Bởi thế nên phiên chợ Tết Pà Cò cũng diễn ra sớm hơn so với các chợ phiên vùng cao khác. Phiên chợ là nơi biểu hiện đậm nét bản sắc dân tộc Mông vùng cao Mai Châu đón đợi khách muôn phương tham quan, khám phá.

 

 

                                                                    Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Nghề trồng cam đã giúp nhiều hộ nông dân ở khu 5B đổi đời (trong ảnh: vườn cam 5,5ha của lão nông Tạ Đình Đào đạt doanh thu tiền tỷ mỗi năm).
Chủ tịch HĐQT Công ty An Thịnh Vũ Duy Bổng chúc mừng Công ty TNHH Midori Creative Apparel Nhật Bản đầu tư dự án  23 triệu USD vào KCN Lương Sơn.
Năm 2011, Thủy điện Suối Nhạp phát sản lượng đạt 13. 557 MW.
Không có hình ảnh

Nghĩ về hương sắc chè Hoà Bình qua festi val trà Thái Nguyên

(HBĐT) - Liên hoan trà quốc tế lần thứ nhất tại Thái Nguyên là dịp để người làm chè, các doanh nghiệp trồng, chế biến và tiêu thụ được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về cây chè, từng bước nâng cao hiệu quả SX -KD đối với cây chè và sản phẩm trà Việt Nam. Thông qua lễ hội, các sản phẩm trà của Hòa Bình được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến, từ đó đã thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, người làm chè Hoà Bình đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng thương hiệu cho chè Hoà Bình.

Những cánh rừng xuân no ấm ở Lạc Thủy

(HBĐT) - Những ngày đầu xuân này, chúng tôi có dịp trở lại Lạc Thủy - một trong những huyện đi đầu trong trồng rừng kinh tế của tỉnh. Huyện Lạc Thủy có 21.464 ha đất lâm nghiệp, chiếm 68,2% tổng diện tích đất tự nhiên, từ năm 2000, Lạc Thủy xác định trồng rừng kinh tế là hướng xóa đói - giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương.

Trên những con đường của ý Đảng, lòng dân

(HBĐT) - Vào những ngày cuối năm, khi mùa xuân đang về trên từng lộc non, chồi biếc, không khí làm đường giao thông nông thôn ở huyện Tân Lạc sôi động hơn bao giờ hết. Trên các bản làng, ngõ xóm, người dân cùng chung sức, đồng lòng đào đắp, san nền đường và đổ bê tông khiến bản làng thêm phần nhộn nhịp. Mọi người đều mong muốn Tết Nguyên đán năm nay sẽ được đi trên con đường bê tông kiên cố, khang trang, sạch đẹp.

Sức bật ở những vùng động lực kinh tế

(HBĐT) - Vùng động lực của tỉnh bao gồm TPHB, Kỳ Sơn, Lương Sơn và phía bắc huyện Lạc Thủy bao gồm trục trung tâm dọc theo quốc lộ 6, đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB, lấy TPHB làm hạt nhân. Dải hành lang tiếp giáp với Hà Nội dọc theo đường Hồ Chí Minh, thuộc địa phận huyện Kỳ Sơn, dọc theo huyện Lương Sơn đến phía Bắc huyện Lạc Thủy, lấy huyện Lương Sơn làm hạt nhân. Hiện tại, vùng động lực đã có tiềm năng, ưu thế vượt trội và sự bứt phá lạc quan trong trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Những tuyến đường động lực đã được định vị. Đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB đang được triển khai, dự án nâng cấp QL6 sắp triển khai, đường Hồ Chí Minh đã đưa vào khai thác, trong tương lai sẽ mở rộng, đấu nối tạo ra mối liên kết giữa tỉnh với các vùng kinh tế thuộc đồng bằng Bắc Bộ.

Bước đầu tiên vào ngành túi xách thời trang

Lần đầu tiên những container hàng túi xách thời trang của một doanh nghiệp 100% vốn trong nước đã được xuất cho Coach (Mỹ) - một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới về túi xách thời trang.

Tỏi Lý Sơn ở Ninh Phước

Giờ thì đã có thêm một "xã tỏi" Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa trồng tỏi theo kiểu Lý Sơn, Quảng Ngãi. Những ngày giáp Tết, cánh đồng tỏi ở đây xanh ngát, bạt ngàn xóa sạch dấu tích của dải biển Ninh Phước vốn khô cằn, quanh năm cát bay, cát nhảy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục