Người tiêu dùng lo lắng giá xăng tăng cao sẽ ảnh hưởng đến giá cả thị trường trong thời gian tới (ảnh chụp tại cây xăng Trần Hưng Đạo, Hà Nội chiều 7-3) - Ảnh: Nguyễn Khánh

Người tiêu dùng lo lắng giá xăng tăng cao sẽ ảnh hưởng đến giá cả thị trường trong thời gian tới (ảnh chụp tại cây xăng Trần Hưng Đạo, Hà Nội chiều 7-3) - Ảnh: Nguyễn Khánh

Chiều 7-3, Bộ Tài chính đã quyết định tăng giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu. Lý giải nguyên nhân tăng giá, ông Nguyễn Tiến Thỏa, cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), cho biết do giá thế giới tăng quá cao.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, ngành hàng đều bất ngờ khi mức tăng quá cao.

Bảng giá xăng dầu sau khi tăng giá tại một cây xăng ở TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng

“Quá bất ngờ và choáng với mức tăng giá xăng”. Đó là ý kiến của ông Đỗ Quốc Bình, chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội. Ông Bình nhận định mức tăng này sẽ đánh trực tiếp vào “nồi cơm” của các tài xế taxi: “Giá xăng tăng như vậy thì mỗi ngày người lái xe trung bình phải bù lỗ 50.000 đồng. Với người lao động, mỗi tháng 1,5 triệu đồng là rất nhiều”.

Choáng với giá xăng dầu

Xăng tăng lên 22.900 đồng/lít

Theo quyết định của Bộ Tài chính, từ 16g ngày 7-3, xăng tăng 2.100 đồng/lít, từ 20.800 đồng/lít lên mức 22.900 đồng/lít; diesel tăng 1.000 đồng/lít, từ 20.400 đồng/lít lên 21.400 đồng/lít; dầu hỏa tăng 600 đồng/lít, từ 20.200 đồng/lít lên 20.800 đồng/lít; mazut tăng 2.000 đồng/kg, từ 16.800 đồng/kg lên 18.800 đồng/kg.

Cùng ngày, Bộ Tài chính cũng lùi thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu về mức 0%. Mặt khác, mức sử dụng quỹ bình ổn giá tất cả các chủng loại xăng dầu cũng giảm xuống bằng mức trích quỹ là 300 đồng/lít, kg. 

Trên thực tế, các hãng taxi ở Hà Nội đang phải chịu tác động kép từ việc tăng giá xăng và việc thành phố cấm hoạt động trên nhiều tuyến đường của thủ đô. Về phía hiệp hội, ông Bình cho biết sẽ họp bàn với các đơn vị nhằm hỗ trợ việc ổn định đời sống cho anh em tài xế, và sau đó mới tính toán, cân nhắc việc điều chỉnh giá cước căn cứ trên quyền lợi của cả ba bên: doanh nghiệp xăng dầu, người tiêu dùng và người lao động của chính các hãng taxi.

Theo ông Bình, với mức tăng giá xăng lên 22.900 đồng/lít thì chắc chắn giá cước taxi sẽ tăng khoảng 1.500-2.000 đồng/km. Ngay trong ngày 8-3, Hiệp hội Taxi Hà Nội sẽ họp các hãng xe trên địa bàn để có phương án tăng giá cước.

Còn ông Nguyễn Tiến Nghi, phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN, lo ngại ngành thép sẽ càng gặp khó hơn khi giá xăng dầu tăng thêm. Vì giá mazut tăng thêm 2.000 đồng/kg thì chi phí cho mỗi tấn thép sẽ đội thêm khoảng 80.000 đồng. Đó là chưa kể tác động của giá dầu máy, dầu diesel. Thế nhưng, việc tăng giá thép là không thể khi tiêu thụ mặt hàng này quá trầm lắng kể từ năm 2011 đến nay. Giá bán không thể tăng mà lãi suất cho vay còn khá cao, cộng thêm việc xăng dầu tăng giá, không ít doanh nghiệp sản xuất thép phá sản là điều dễ xảy ra.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô VN, giá dầu diesel tăng khoảng 5% so với mức cũ thì giá cước vận tải hàng hóa sẽ tăng khoảng 2,2%. Tuy nhiên, để điều chỉnh ngay giá cước vận tải là điều không dễ dàng đối với các doanh nghiệp vận tải hàng hóa, vì hầu hết hợp đồng đã được ký kết từ trước đó và muốn điều chỉnh phải thương thảo với khách hàng.

Khó kiềm chế lạm phát

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, nếu so sánh giá xăng dầu thế giới bình quân tháng 2-2012 với lần điều chỉnh trước đó (ngày 10-10-2011) thì mức tăng từ 7-13%, riêng dầu thô tăng tới 21,73%. Đáng chú ý là những ngày cuối tháng 2 và đầu tháng 3-2012 giá đã tăng mạnh và tăng lên mức cao nhất trong chín tháng gần đây. Xăng dầu tiêu dùng trong nước hiện nay chủ yếu phải nhập khẩu, giá trong nước phụ thuộc vào sự biến động của giá thị trường thế giới. Trong khi đó, chúng ta không còn biện pháp nào nữa, thuế cũng lùi về 0%, quỹ bình ổn giá xăng dầu đã cạn từ hai tháng nay. Việc tăng giá xăng dầu là không thể tránh khỏi.

Sau khi điều chỉnh giá xăng dầu lần này, Bộ Tài chính cho rằng thời gian tới tiếp tục thực hiện kinh doanh xăng dầu theo quy định cơ chế thị trường. Cụ thể: nếu giá thế giới tăng thì điều chỉnh giá trong nước, nếu giá thế giới giảm thì giảm sử dụng quỹ bình ổn giá, khôi phục thuế nhập khẩu ở mức hợp lý nếu còn dư địa thực hiện giảm giá bán.

Việc tăng giá xăng dầu là bất khả kháng, tuy nhiên ông Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, cho rằng việc tăng giá quá cao, với 2.100 đồng/ lít xăng, 2.000 đồng/kg mazut, 1.000 đồng/lít diesel, gây sốc cho người dân cũng như doanh nghiệp. Nếu mức tăng từ từ, khoảng 1.000 đồng chia đều cho vài lần thì sẽ giảm áp lực rất nhiều cho xã hội.

“Trong bối cảnh giá cả tăng cao, người lao động vốn rất chật vật để chi tiêu đồng thu nhập ít ỏi, còn doanh nghiệp sức cạnh tranh đã giảm rất nhiều, giờ sẽ phải cố gắng như thế nào đây?” - ông Long băn khoăn.

Ông Long cũng lo ngại mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới hai con số trong năm nay là rất khó khăn. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội) cho rằng khi tăng giá mạnh các mặt hàng xăng dầu, chắc chắn Bộ Tài chính đã phải lường được hậu quả.

“Tôi đã dự đoán lạm phát sẽ tăng trở lại trong tháng 3. Và sau khi điều chỉnh giá xăng dầu, lạm phát sẽ tăng cao hầu như chắc chắn” - ông Phong nói. Theo ông Phong, việc tăng giá xăng dầu chắc chắn sẽ kéo hàng loạt hàng hóa và dịch vụ khác tăng giá theo.

Ông Phong cho rằng bên cạnh việc đưa giá thực phẩm, hàng hóa tăng hợp lý theo mức tăng của giá xăng, giới kinh doanh ở VN thường có hiện tượng “tát nước theo mưa”.

Cứ nhân dịp giá xăng tăng là ồ ạt đẩy giá lên, vượt quá mức tác động của giá xăng tăng lên những mặt hàng, dịch vụ đó. Vì thế, các cơ quan quản lý, kiểm soát thị trường cần tăng cường kiểm tra giá cả, yêu cầu niêm yết giá, công bố giá để hạn chế tình trạng tăng giá bất hợp lý, ảnh hưởng tiêu cực đến túi tiền người dân và gây áp lực lên chỉ số lạm phát.

 

                                                                      Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Thị trường tiêu thụ cam, mía Cao Phong  chủ yếu vẫn dưới hình thức nhỏ lẻ.
Không có hình ảnh
Hoạt động thông tin thị trường đã hỗ trợ đặc sản rượu cần Hòa Bình vươn ra thị trường các tỉnh, thành trong cả nước.

Hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp thuộc Vinashin

Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành khẳng định sẽ tạo điều kiện hỗ trợ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Tin tốt trong ngày

Hôm qua (5.3), các báo đưa tin Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tạm dừng việc thành lập mới các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), tạm dừng việc bổ sung quy hoạch, thành lập mới các KKT, KCN trên cả nước cho đến khi có chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ.

Hai tháng đầu năm 2012: Những mảng sáng kinh tế

Với các kết quả đạt được như sản xuất công nghiệp lấy lại được đà tăng trưởng, xuất khẩu tăng cao giúp khống chế nhập siêu ở mức 4,1% và chỉ số giá tiêu dùng lại tăng rất thấp so với cùng kỳ 10 năm lại đây, kinh tế 2 tháng đầu năm đã có bước khởi đầu lạc quan, tạo “bàn đạp” thuận lợi để vượt lên các thách thức trong năm nay.

Mô hình trồng mướp đắng, bí đỏ ở xóm Máy 3

(HBĐT) - Mô hình đang được bà con ở xóm Máy 3, xã Hòa Bình (TPHB) sử dụng trên những mảnh đất kém màu mỡ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 5 - 6 lần so với canh tác lúa.

Duy trì hoạt động 166 CLB khuyến nông

(HBĐT) - Hiện, hệ thống khuyến nông toàn tỉnh duy trì hoạt động của 166 CLB khuyến nông với 15.631 hội viên tham gia. Các CLB sinh hoạt ít nhất 1 lần /tháng bằng các hình thức đa dạng, phong phú, các hội viên cùng nhau chia sẻ, trao đổi và học tập kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn, hướng dẫn thành viên sử dụng đồng vốn hiệu quả, giảm rủi ro trong SX, góp phần tăng thu nhập cho gia đình...

TPHB: Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 2 ước đạt 196,3 tỷ đồng

(HBĐT) - Tháng 2, hoạt động thương mại - dịch vụ của TPHB ngay sau Tết Nguyên đán duy trì phát triển khá, giá cả thị trường ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 196,3 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khối các hộ kinh doanh đạt 106, 2 tỷ đồng, khối DN đạt 90,1 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục