Nông dân xã Liên Vũ (Lạc Sơn) tham gia lớp học hiện trường FFS trên cây rau vụ đông.

Nông dân xã Liên Vũ (Lạc Sơn) tham gia lớp học hiện trường FFS trên cây rau vụ đông.

(HBĐT) - Ở Lạc Sơn, nhiều năm nay, hoạt động khuyến nông luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở.

Những cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp như tích tụ ruộng đất, quy hoạch vùng sản xuất cây, con mũi nhọn, khuyến khích phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa và các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp được triển khai thực hiện có hiệu quả (dự án trồng rừng, trồng cây cà phê chè, dự án khí sinh học) đã tạo điều kiện để chuyển giao tiến bộ KHKT, giúp nông dân ứng dụng vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Công tác xã hội hóa khuyến nông đã tạo điều kiện thuận lợi và góp phần đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông vào sản xuất. 

 Năm 2011 là năm thời tiết luôn diễn biến phức tạp, vụ chiêm- xuân đầu vụ rét đậm, rét hại, vụ mùa dịch hại trên cây trồng phát triển mạnh, vụ đông mưa lớn kéo dài nên đã làm ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và giảm năng suất cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, kết quả sản xuất nông- lâm nghiệp toàn huyện nhìn chung đạt các chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng. Việc đưa các bộ giống mới, kỹ thuật thâm canh cho năng suất cao vào sản xuất được bà con nông dân hưởng ứng, an ninh lương thực được đảm bảo. Kết quả đó có đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ khuyến nông từ huyện đến cơ sở. Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật bằng phương pháp xây dựng mô hình trình diễn là biện pháp được chú trọng. Các mô hình đều cho kết quả, hiệu quả cao và có khả năng lan rộng như mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ xuân quy mô 20 ha ngô, số hộ tham gia 175 hộ bằng 2 giống DK 9955, DK 9901 tại 2 xã Tân Lập và Yên Nghiệp kinh phí gần 26 triệu đồng bằng ngân sách huyện…Năm qua, toàn huyện đã tổ chức được 84 lớp tập huấn cho 3.148 hộ nông dân tham gia, trong đó, 54 lớp học hiện trường FFS về cây trồng- vật nuôi, 21 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản theo nhu cầu của nông dân. Công tác xây dựng CLB được quan tâm và hoạt động tốt, năm qua, huyện đã thành lập mới 1 CLB nuôi ong mật, duy trì hoạt động 3 CLB nuôi ong mật. Ngoài ra thành lập mới 7 tổ bảo vệ thực vật tại các xã trọng điểm lúa Tân Mỹ, Vũ Lâm, Tân Lập, Văn Sơn, Văn Nghĩa, Liên Vũ và thành lập 16 điểm dịch vụ thú y tại các xã vùng sâu, xa, khó khăn.

Hoạt động của hệ thống khuyên nông viên cơ sở được duy trì ở 29/29 xã- thị trấn, đa số trẻ, khoẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Trạm duy trì chế độ họp giao ban 1 tháng 2 lần tại huyện, kịp thời phản ánh tiến độ, kết quả công tác khuyến nông tại cơ sở, đề xuất các nhu cầu của cơ sở, là cầu nối giữa nông dân và các ban, ngành kịp thời, có biện pháp hỗ trợ giải quyết khó khăn trong sản xuất như phát hiện và xử lý phòng trừ sâu bệnh hại, dịch hại cây trồng- vật nuôi, nhu cầu giống mới, phân bón, thuốc BVTV...Năm 2011, được sự hỗ trợ của nhiều nguồn, Trạm đã tổ chức tham quan học tập các mô hình trong và ngoài huyện cho cán bộ khuyến nông và nông dân. Trạm KNKL tham gia các hoạt động của dự án cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn (PSARD). Các hoạt động thiết thực đóng góp vào kết quả của công tác khuyến nông huyện, dự án hỗ trợ áp dụng thực hiện các phương pháp tiếp cận mới có sự tham gia của người dân cho kết quả tốt như phương pháp lớp học hiện trường FFS, PTD, CFM. Nhờ đó, cán bộ khuyến nông huyện và xã nâng cao được năng lực chuyên môn, kỹ năng hoạt động khuyến nông có hiệu quả được nông dân đánh giá tốt. Đặc biệt năm 2011, dự án hỗ trợ phương pháp lập kế hoạch phát triển KT- XH từ cấp cơ sở xã gắn với nguồn lực của địa phương và hỗ trợ một phần nhỏ nguồn kinh phí thực hiện các hoạt động trong kế hoạch với tổng số hơn 3 tỉ đồng làm công tác khuyến nông và hạ tầng cơ sở nhỏ, trung bình mỗi xã có từ 100-200 triệu đồng.

 

Trong thời gian tới, Trạm KN- KL tiếp tục bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, huyện và chỉ đạo của TTKN tỉnh để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác khuyến nông đạt kết quả tốt, thường xuyên tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ KNCS để kịp thời tiếp thu những tiến bộ KHKT mới và giúp hộ nông dân ứng dụng vào sản xuất có hiệu quả cao. Tăng cường tập huấn, huấn luyện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới hộ nông dân để nâng cao nhận thức của hộ nông dân trong sản xuất, quản lý, hạch toán và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tham mưu giúp UBND các xã xây dựng vùng sản xuất tập trung quy mô lớn để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Phối hợp và gắn kết tốt giữa các cấp, ngành từ huyện đến cơ sở để tăng cường xây dựng và chỉ đạo trong thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông phù hợp với chương trình phát triển kinh tế của địa phương.

 

 

                       Đinh Thắng

 

Các tin khác

Nhân dân xóm Mừng ủng hộ  ngày công và vật liệu để kéo điện.
Mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học của anh Lê Văn Luyến có quy mô trên 150 con.
Hiện nay vẫn tồn tại sự khác biệt giữa tiền lương tối thiểu của cán bộ, công chức với nhóm lao động trong khu vực doanh nghiệp..
Không có hình ảnh

Tìm giải pháp phát triển ngành chăn nuôi bền vững

(HBĐT) - Thời gian qua, ngành chăn nuôi rơi vào cảnh khốn khó nhiều bề, không ít hộ chăn nuôi đang dần kiệt sức, thậm chí phá sản. Nguyên nhân chính do giá thức ăn chăn nuôi liên tục leo thang từ cuối năm 2009 tới nay, phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, dịch bệnh diễn biến phức tạp...

Tân Lạc: 250 triệu đồng thực hiện mô hình chăn nuôi lợn

(HBĐT) - UBND huyện Tân Lạc vừa phê duyệt dự toán mô hình chăn nuôi lợn nái địa phương và lợn nái Móng Cái cho 5 xã nằm trong Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà giai đoạn 2009- 2015. Các địa điểm được đầu tư mô hình gồm: xóm Ngay, xã Mỹ Hòa; xóm Bin, xã Tử Nê; xóm Ong, xã Trung Hòa; xóm Bưng, xã Ngòi Hoa và xóm Thỏi, xã Phú Vinh.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ quý I đạt 16,49 triệu USD

(HBĐT) - Tính đến hết quý I, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của tỉnh đạt 16,49 triệu USD, tăng 5,04% so với cùng kỳ, bằng 23,23% KH năm.

Tập trung chống hạn cho lúa, cây màu

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh đã hoàn thành gieo trồng vụ chiêm - xuân với tổng số 15.808 ha lúa, trên 36.000 ha cây màu. Diện tích lúa, màu đang được các địa phương đẩy mạnh chăm sóc, trong đó, ngô xuân trà sớm đã được 6 - 8 lá, lạc trà sớm phân cành, đậu tương trà sớm ra 3 - 5 lá. Đáng chú ý có 307 ha lúa đã cấy bị hạn, tập trung ở các huyện Lương Sơn (120 ha), Kim Bôi (135 ha).

Dự án giảm nghèo giai đoạn 2: Hiệu quả từ phát huy quy chế dân chủ cơ sở

(HBĐT) - Xóm Tớn là xóm đặc biệt khó khăn của xã Nam Sơn (Tân Lạc) đã và đang hưởng lợi từ dự án giảm nghèo (DAGN). Triển khai DAGN giai đoạn 2, BQL dự án huyện, UBND xã đã tổ chức họp dân trong thông tin mục đích, ý nghĩa của dự án, bàn bạc, lấy ý kiến người dân đi đến thống nhất triển khai ba tiểu dự án là làm đường giao thông thôn xóm, xây dựng mương tưới cho lúa, hoa màu, trồng su su lấy ngọn là những nhu cầu bức thiết về xây dựng hạ tầng và cải thiện điều kiện sản xuất.

Tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho vay đối với các tổ chức chính trị xã hội

(HBĐT) - Ngày 27/3, Ngân hàng CSXH tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho vay đối với các tổ chức chính trị - xã hội của 11 huyện, thành phố. Tham gia tập huấn có 120 cán bộ lãnh đạo Hội HND, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội CCB và các tổ trưởng tổ tín dụng các Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH các huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục