Chị Nguyễn Thị Tuyết (Bí thư Đoàn xã Sào Báy) - Giải thưởng Lương Đình Của năm 2009 với mô hình VAC cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Tuyết (Bí thư Đoàn xã Sào Báy) - Giải thưởng Lương Đình Của năm 2009 với mô hình VAC cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

(HBĐT) - Theo giới thiệu của Huyện đoàn, chúng tôi đến xã Sơn Thủy - nơi được đánh giá là xã đang có phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng khá mạnh mẽ của huyện Kim Bôi. Đón chúng tôi, đồng chí Bùi Anh Hà, Bí thư Đoàn xã phấn khởi cho biết: Những năm gần đây, trong xã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mới, trong đó nổi bật là những mô hình đạt hiệu quả cao của ĐV-TN. Để minh chứng cho điều này, Bí thư Đoàn xã đã dẫn chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của đôi vợ chồng trẻ Bùi Thị Quyến (xóm Lốc, xã Sơn Thuỷ).

 

Trên diện tích 0,7 ha đất đồi, anh chị đã vay vốn đầu tư trồng gần 400 cây nhãn Hương Chi. với phương châm lấy ngắn nuôi dài  trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, anh chị đã đầu tư chăn nuôi lợn, gà để có nguồn thu nhập ổn định hàng năm. Không phụ công người chăm bón, năm 2011 vừa qua, anh chị bắt đầu thu hoạch những trái ngọt đầu tiên. Vườn nhãn đã mang về cho vợ chồng anh chị khoảng trên 100 triệu đồng tiền lãi. Trò chuyện với chị Quyên, chúng tôi được biết, ý tưởng trồng nhãn Hương Chi của anh chị cũng chính là học theo cách làm hay của Bí thư đoàn xã. Không chỉ là một Bí thư đoàn xã năng nổ, nhiệt tình, Bùi Anh Hà còn gương mẫu, đi đầu trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã. Hiện nay, trên diện tích gần 1 ha đất vườn, anh đã trồng được 340 cây nhãn Hương Chi, kết hợp với chăn nuôi lợn đặc sản, mỗi năm được 3 lứa cũng thu về hàng trăm triệu đồng. Quan trọng hơn là từ hiệu quả của mô hình đã có nhiều ĐV-TN đến học hỏi và làm theo, góp phần thúc đẩy KT- XH phát triển. Qua tìm hiểu được biết, hiện trên địa bàn xã Sơn Thuỷ có đến hàng chục mô hình kinh tế của TN, chủ yếu là trồng nhãn có mức thu nhập mỗi năm từ 50 triệu đồng trở lên.  

Năm 2009, vinh dự đại diện cho những thanh niên làm kinh tế giỏi tỉnh ta, chị Nguyễn Thị Tuyết, Bí thư Đoàn xã Sào Báy đã được T.ư Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Đình Của dành cho những “TN nông thôn có thành tích xuất sắc trong sx-kd, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phát triển ngành nghề và xây dựng NTM”. Hiện nay, chị đang là chủ của một trang trại kinh tế theo hô hình VAC rộng trên 3 ha. Bình quân trong trang trại lúc nào cũng có 10 con trâu sinh sản, 20 con lợn bản địa/lứa, 300 con gà ri/lứa, một năm thả 8 tạ cá giống ở ao. Ngoài ra, gia đình chị còn kết hợp trồng các loại cây ngắn ngày như mía, bí đỏ, dưa hấu, dưa bở. Mỗi năm cho tổng thu nhập trên 200 triệu đồng và giải quyết việc làm ổn định cho 5 lao động địa phương.  

Tiếp nối chị Tuyết, năm 2010, anh Bùi Văn Năng (xóm Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến) cũng đã vinh dự được trao tặng giải thưởng Lương Đình Của. Từ mảnh đất cằn sỏi, đá ong của gia đình, anh đã tích cực cải tạo, chuyển đổi và gây dựng được một trang trại trù phú rộng gần 3 ha. Hiện, trang trại của anh Năng có 2 ha mía tím; gần 200 gốc nhãn Hương Chi, 2.000 m2 ao thả cá và kết hợp chăn nuôi lợn, gà thả rông. Điều đặc biệt, trang trại của anh được bố trí, sắp xếp khoa học, hợp lý. Thu nhập từ mía tím, cá, lợn, gà đã cho anh doanh thu vài trăm triệu đồng một năm. Dự kiến thu nhập các năm tới sẽ cao hơn nhiều khi những cây nhãn đặc sản Hương Chi bắt đầu ra quả.   

Trò chuyện về những mô hình TN làm kinh tế giỏi của huyện Kim Bôi, đồng chí Bùi Văn Hậu, Phó Bí thư huyện Đoàn phấn khởi cho biết: Riêng năm 2011 có 3.150 ĐV-TN được định hướng, hướng nghiệp, 520 ĐV-TN được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ Đoàn, kiến thức bảo vệ môi trường, 2.310 ĐV-TN được vay vốn giải quyết việc làm với số tiền trên 25,2 tỷ đồng. Năm qua, huyện đã có 6 mô hình TN làm kinh tế giỏi được giới thiệu và nhân rộng điển hình trong toàn tỉnh. Hai năm liên tục 2009 -2010, huyện đều có TN làm kinh tế giỏi được T.ư Đoàn trao tặng giải thưởng Lương Đình Của. Những mô hình TN làm kinh tế giỏi của Kim Bôi đã đóng góp tích cực vào phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển và hạn chế tình trạng TN địa phương bỏ quê đi làm ăn xa.

 

                                                                          Dương Liễu

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Mua thực phẩm tại Co.opMart Cống Quỳnh. Ảnh: KIM NGÂN
Không có hình ảnh

Kỳ Sơn anh dũng, kiên cường

(HBĐT) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trên mảnh đất Kỳ Sơn anh dũng, kiên cường trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, không khí hân hoan chào đón kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước lan tỏa khắp các nẻo đường. 37 năm trước đây, quân và dân các dân tộc trong huyện đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ của “hậu phương lớn đối với tiền tuyền lớn”, góp phần giữ vững nền độc lập, tự do của đất nước.

Hợp Hòa - nơi ghi dấu chiến công oai hùng

(HBĐT) - Ngày 8/11/2000, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hợp Hòa (Lương Sơn) vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT. Đây vừa là niềm tự hào của nhân dân trong xã, đồng thời khẳng định những chiến công và thành tích lớn lao trong cuộc kháng chiến của một vùng quê. Phát huy truyền thống anh hùng, ngày nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hợp Hòa đã và đang chung tay phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới.

Đổi thay trên quê hương Mường Động

(HBĐT) - Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Kim Bôi đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giải phóng quê hương, bảo vệ nền độc lập nước nhà.

Công ty cp gạch ngói Quỳnh Lâm: Chăm lo thiết thực đời sống cán bộ, công nhân

(HBĐT) - Chủ tịch Công đoàn Công ty Phạm Văn Kiện cho biết: Tổ chức công đoàn của Công ty luôn được củng cố, kiện toàn. Công đoàn luôn nỗ lực hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ và là chỗ dựa tin cậy của gần 100 cán bộ, công nhân.

Đồng lòng xây dựng quê hương Cố Nghĩa

(HBĐT) - Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) luôn đoàn kết, khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống anh hùng vẻ vang, từng bước xây dựng xã thành điểm sáng về phát triển KT-XH.

Anh Thương làm giàu từ nuôi lợn rừng

(HBĐT) - Tốt nghiệp trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây năm 2004, đáng ra anh phải chọn một công việc phù hợp trên con đường tiến thân. Nhưng với Lã Hữu Thương ở xóm Nam Hòa, xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) lại chọn con đường về quê lập nghiệp xây dựng trang trại lợn rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục