KCN Lương Sơn thu hút được 20 dự án đầu tư, trong đó có 6 dự án vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 93,6 triệu USD và 850,17 tỉ đồng. Trong đó có 11 dự án đã đi vào hoạt động hiệu quả.Trong ảnh:?Công ty may Hàn Quốc giải quyết việc làm cho 700 lao động địa phương.

KCN Lương Sơn thu hút được 20 dự án đầu tư, trong đó có 6 dự án vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 93,6 triệu USD và 850,17 tỉ đồng. Trong đó có 11 dự án đã đi vào hoạt động hiệu quả.Trong ảnh:?Công ty may Hàn Quốc giải quyết việc làm cho 700 lao động địa phương.

(HBĐT) - Bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng lạm phát và độ trễ của chính sách chống lạm phát nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng các hoạt động SX-KD lĩnh vực CN-TTCN của tỉnh ta trong những tháng đầu năm không mấy suôn sẻ biểu hiện ở mức tăng trưởng đạt thấp so với cùng kỳ năm 2011 và những năm trước đó. Chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan, tỉnh đã và đang tập trung thực hiện một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động SX-KD ở lĩnh vực này.

 

Thời gian qua, tỉnh ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, mở cửa thu hút đầu tư. Đến nay, toàn tỉnh đã có 8 KCN được quy hoạch. Hiện đã có 46 dự án đầu tư vào hoạt động tại các KCN tỉnh với tổng số vốn đăng ký đầu tư 153,1 triệu USD và 3.616,5 tỷ đồng. Có 25 dự án đã và đang hoạt động SX-KD. Doanh thu quý I/2012 đạt 5,57 triệu USD và 202 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2011, nộp NSNN hơn 11,3 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc làm cho 3.809 lao động. Giá trị sản xuất CN-TTCN quý I toàn tỉnh ước đạt 1.032,96 tỷ đồng. 

 

Tuy nhiên, theo đánh giá của các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh tại cuộc họp báo về tình hình KT-XH quý I của tỉnh vừa qua thì mức tăng trưởng công nghiệp trong quý I đạt thấp so với cùng kỳ nhiều năm (trừ Nhà máy Thủy điện). Nguyên nhân được xác định là năng lực thật, tiềm lực về tài chính, kỹ thuật, công nghệ, lao động và quản lý của các doanh nghiệp... còn nhiều hạn chế. Chính sự yếu kém này khi gặp khó khăn do thực hiện chính sách tài khóa tiền tệ để chống lạm phát trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã có hướng thu hẹp sản xuất, ngừng sản xuất hoặc đóng cửa giải thể. Cụ thể, tính đến tháng 3/2012 đã có 337 doanh nghiệp trên địa bàn ngừng hoạt động, giải thể hoặc bỏ địa chỉ kinh doanh. Trong đó, 48 doanh nghiệp đã ngừng kinh doanh, 43 doanh nghiệp giải thể và 246 doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh. Do khó khăn về kinh tế nên tình hình thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp cũng có chiều hướng chững lại. So sánh cho thấy, trong quý I/2011, tỉnh cấp được 18 giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án thì trong quý I/12012, số dự án được cấp chứng nhận đầu tư chỉ dừng ở con số 8. Cũng trong quý I/2011 có 83 doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, trong khi năm 2012 mới chỉ cấp giấy phép cho 54 doanh nghiệp.  Nguyên nhân gây ra những tác động này là do độ trễ của chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa chặt chẽ để chống lạm phát. Giá cả bắt đầu giảm nhưng lượng tiền lưu thông cũng giảm mạnh, sức mua giảm, doanh nghiệp lại thiếu vốn sản xuất do không tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng hoặc có vay được cũng với mức lãi suất cao. Bên cạnh đó, vốn đầu tư từ ngân sách cũng được kiểm soát chặt chẽ hơn, các khoản ứng, cấp bổ sung đã bị ngừng. Trước thực trạng đó, nhiều doanh nghiệp dựa vào hợp đồng xây dựng cơ bản từ ngân sách trước đây đều gặp khó khăn. Một lý do khác nữa năm 2012 là năm đầu tiên thực hiện tái cơ cấu đầu tư theo tinh thần Chỉ thị 1792/CT-TTg, của Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ nên khi triển khai không tránh khỏi những bất cập như: trình tự thủ tục tăng lên qua việc thẩm định vốn trước khi giao kế hoạch, dự toán ngân sách, thẩm định vốn của dự án phải trình lên cấp T.ư. Vì vậy đã dẫn đến tình trạng một số nguồn vốn giao muộn, trong đó có một số nguồn ngân sách như: hạ tầng cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch, hỗ trợ các dự án cấp bách, trái phiếu Chính phủ, các chương trình mục tiêu quốc gia... một số dự án đã giao vốn nhưng chưa giải ngân được do vướng mức ở một số nội dung quy định trong Chỉ thị 1792/CT-TTg, từ đó đã ảnh hưởng đến việc triển khai kế hoạch đầu tư ngân sách ngay trong những tháng đầu năm.

 

Nắm rõ những những vướng mắc, bất cập trên, các sở, ngành, địa phương đã tham mưu giúp UBND tỉnh đưa ra những quyết sách nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển SX-KD thúc đẩy tăng trưởng kinh tế CN-TTCN. Trước mắt, tiếp tục thực hiện các chính sách, giải pháp của Chính phủ về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, bảo đảm cân đối tiền tệ, góp phần vào kiểm soát giá cả tăng trở lại, nhất là những thời điểm, mùa vụ khả năng biến  động giá lớn. Tích cực tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc với doanh nghiệp để cùng tìm biện pháp xử lý những khó khăn, vướng mắc, tiếp tục duy trì sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và mở mang thị trường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh giải ngân các công trình, dự án sử dụng ngân sách Nhà nước, không để vướng mắc làm hạn chế giải ngân, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn để duy trì, phát triển sản xuất. Sẽ triển khai ngay việc phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia ngay khi có thông báo vốn. Đặc biệt quan tâm, tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn vay ADB, WB, các tổ chức phi Chính phủ và vốn vay của Quỹ phát triển. Từng bước chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo hướng đầu tư tập trung, đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả, có thứ tự ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát các công trình, dự án đầu tư để kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, đầu tư kém hiệu quả, gây lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư. Những biện pháp mang tính cấp thiết đó mang theo sự kỳ vọng lớn sẽ tạo được cú hích thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế trong lĩnh vực CN-TTCN của tỉnh.

 

 

                                                                Thúy Hằng

 

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục