Ngày 8/5, theo Cục Thuế thành phố Hà Nội, đã có thêm 5.310 doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô ngừng hoạt động, giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh do phải đối mặt với những khó khăn thách thức vì suy giảm kinh tế.


Đáng chú ý, số doanh nghiệp ngừng hoạt động nói trên đã bằng 47% năm trước, tăng tới 87% so với bình quân quý năm 2011. Trong khi đó, số doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn thành phố tính đến hết quý I năm nay là 3.256 doanh nghiệp, chỉ tăng thêm 3% so với thời điểm cuối năm 2011. Nếu so với bình quân quý năm trước thì số doanh nghiệp thành lập mới trong thời điểm hiện nay cũng chỉ bằng 85%.

Theo đại diện Cơ quan thuế Hà Nội, số doanh nghiệp tăng thêm trong năm trước, đặc biệt là trong quý I năm nay ở mức rất thấp so với các năm trước đây, trong khi đó, doanh nghiệp ngừng hoạt động lại tăng ở mức khá cao, nhất là doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn. Tình hình này cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô đang gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế toàn cầu, số doanh nghiệp thành lập mới rất thấp, trong khi số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng cao do hàng hóa tồn kho lớn, không có vốn, do sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp…

Tác động tiêu cực từ tình hình suy giảm kinh tế này thể hiện qua số thu ngân sách trên địa bàn. Dù 4 tháng qua, thu ngân sách nhà nước của Hà Nội đạt 52.003 tỷ đồng, bằng 35,6% dự toán, song trong đó, nộp ngân sách của các doanh nghiệp lớn đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Có tới 1.416 doanh nghiệp giảm số thuế nộp ngân sách là 3.540 tỷ đồng, trong đó 265 doanh nghiệp giảm nộp từ 1 tỷ đồng trở lên. Nếu đánh giá nguồn thu ngân sách theo địa bàn, thì số thu của các quận lớn chỉ bằng trên dưới 40% so với cùng kỳ năm trước; một số quận, huyện có số thu thấp hơn 30% so với cùng kỳ…

Đứng trước những khó khăn do suy giảm kinh tế nói trên, sau khi Chính phủ quyết định triển khai gói giải pháp tài chính trị giá 29.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ sớm thực hiện nhiều biện pháp nhằm kịp thời hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Theo đó, trong tám tháng còn lại của năm nay, Hà Nội đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tài chính-ngân sách được giao. Trong đó, thành phố yêu cầu cơ quan thuế, hải quan kịp thời triển khai nhóm giải pháp ưu đãi về thuế, phí của Chính phủ như: Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp còn nợ ngân sách nhà nước của năm 2011; giảm tiền thuê đất và giảm 30% tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 và miễn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp của một số đối tượng… đồng thời, thành phố đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp./.

 

                                                          Theo TTXVN

 

Các tin khác

Các đại biểu thảo luận các nội dung của hợp đồng.
Điểm khai thác đá của Công ty CP Xi măng X18 tại xã  Ngọc Lương (Yên Thủy) xa KDC, việc khai thác đảm bảo an toàn về nổ mìn và môi trường.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Khai thác thế mạnh nuôi lợn rừng lai ở vùng lòng hồ sông Đà

(HBĐT) - Xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) cách thị trấn Đà Bắc gần 10 km nằm chênh vênh trên lòng hồ. Xóm có 76 hộ, chủ yếu là người Dao sinh sống dựa vào trồng ngô, sắn, trồng rừng và đánh bắt thủy sản. Ngoài những nghề trên, việc phát triển chăn nuôi được bà con chú trọng bởi lợi thế gần rừng có nhiều nguồn thức ăn. Hầu hết các hộ trong xóm đều chăn nuôi từ 1-2 con đến hàng chục con lợn. Giống chủ yếu là lợn lai, lợn địa phương với hình thức bán chăn thả. Nhận thấy lợi thế, thời gian qua, Dự án AFAP đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng và lợn địa phương. Dự án đã đầu tư cho xóm 11 con lợn giống (9 con lợn địa phương và 2 con lợn rừng) cho 9 hộ chăn nuôi tiêu biểu của xóm.

Chuyên gia Nhật lo ngại về “bong bóng vàng” ở VN

Ngày 5/5, Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Tổ chức Hợp tác quốc tế của Nhật Bản tổ chức hội thảo “Kinh tế bong bóng: Một số bài học của Nhật Bản” với sự tham gia của các chuyên gia tài chính, kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam.

Công ty của bầu Đức nợ 15.000 tỷ đồng

Đến cuối năm 2011, tổng nợ phải trả của Hoàng Anh Gia Lai là 15.493 tỷ đồng, trong đó các khoản chịu lãi suất chiếm 75%. Tuy nhiên, đại diện công ty khẳng định lãi vay sẽ không "ăn" vào lợi nhuận.

Đà Bắc: Mô hình sinh kế cải thiện đời sống hộ di dân vùng hồ

(HBĐT) - Đời sống của người dân vùng chuyển dân sông Đà trên địa bàn huyện Đà Bắc hiện còn không ít khó khăn. Mặc dù hạ tầng cơ sở đã cơ bản đáp ứng, song phát triển kinh tế còn chậm, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao. Nhằm từng bước ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng hồ sông Đà, nhiều mô hình sinh kế từ nguồn vốn dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà đã được triển khai, bước đầu mang lại hiệu quả.

Trồng bí xanh giúp anh Công thoát nghèo

(HBĐT) - 5 năm trước đây, gia đình đoàn viên Bùi Văn Công, thôn Bãi Tam, xã Đú Sáng (Kim Bôi) rất nghèo, phải chạy ăn từng bữa. Cuộc sống 4 miệng ăn mà chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Là một ĐV-TN, để thực hiện vai trò xung kích trên mặt trận phát triển kinh tế, nhiều đêm anh Công trăn trở suy nghĩ xem làm cách nào để đưa gia đình có cuộc sống ổn định.

Hội thảo đầu bờ trừ rệp sáp trên cây mía

(HBĐT) - Ngày 4/5, tại xóm Ưng, xã Phú Vinh, (Tân Lạc), Chi cục BVTV phối hợp với Công ty cổ phần Nicotex tổ chức hội thảo đầu bờ về biện pháp phòng trừ rệp sáp trên cây mía.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục