(HBĐT) - Ngày 9/5, huyện Kim Bôi đã tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè- thu năm 2012. Dự hội nghị có cán bộ chủ chốt của các xã, thị trấn và thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành trong huyện.
Theo kế hoạch, vụ mùa, hè- thu này, huyện Kim Bôi phấn đấu gieo trồng đạt 6.850 ha, tăng 0,7% so với cùng kỳ; tổng sản lượng cây có hạt đạt 27.380 tấn, tăng 7% so với vụ mùa, hè- thu năm 2011.
Để đạt được nhưng chỉ tiêu trên, các đại biểu đã tập trung thảo luận, rút ra những bài học kinh nghiệm từ vụ sản xuất trước và thống nhất đề ra những giải pháp thực hiện. Trong đó, tập trung vào những giải pháp: tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện quy hoạch đất sản xuất theo vùng, theo trà để thuận lợi trong thâm canh, chăm sóc và BVTV; tận dụng triệt để đất đồi, bãi, đất ruộng 1 vụ để mở rộng diện tích gieo trồng; đưa vào gieo cấy đại trà các giống lúa có khả năng chống chịu sâu, bệnh, như: lúa thuần TBR1, TBR36, BC15 của Thái Bình, giống lúa lai Bồi tạp sơn thanh, TH3-3 và Nghi hương.
Huyện phấn đấu hoàn thành khâu gieo trồng lúa và các cây màu vụ mùa, hè- thu trước ngày 25/7. Trong đó, cấy đạt 50% diện tích lúa trước ngày 25/6 để sớm giải phóng đất, phục vụ cho sản xuất vụ đông năm 2012.
Ngọc Linh
Đài TT- TH Kim Bôi
(HBĐT) - Đến nay, trên địa bàn huyện Đà Bắc có 20 điểm giao dịch của NHCSXH với 210 tổ TK&VV, chủ yếu thực hiện ủy thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội. Hiện, đơn vị thực hiện 10 chương trình tín dụng.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Quyết định số 339 phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đường giao thông từ UBND xã đi xóm Cuôi, xã Phú Vinh (Tân Lạc) bằng nguồn vốn viện trợ của EU cho Chương trình 135 giai đoạn II với tổng vốn đầu tư 2 tỉ đồng.
(HBĐT) - Xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) cách thị trấn Đà Bắc gần 10 km nằm chênh vênh trên lòng hồ. Xóm có 76 hộ, chủ yếu là người Dao sinh sống dựa vào trồng ngô, sắn, trồng rừng và đánh bắt thủy sản. Ngoài những nghề trên, việc phát triển chăn nuôi được bà con chú trọng bởi lợi thế gần rừng có nhiều nguồn thức ăn. Hầu hết các hộ trong xóm đều chăn nuôi từ 1-2 con đến hàng chục con lợn. Giống chủ yếu là lợn lai, lợn địa phương với hình thức bán chăn thả. Nhận thấy lợi thế, thời gian qua, Dự án AFAP đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng và lợn địa phương. Dự án đã đầu tư cho xóm 11 con lợn giống (9 con lợn địa phương và 2 con lợn rừng) cho 9 hộ chăn nuôi tiêu biểu của xóm.
Ngày 5/5, Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Tổ chức Hợp tác quốc tế của Nhật Bản tổ chức hội thảo “Kinh tế bong bóng: Một số bài học của Nhật Bản” với sự tham gia của các chuyên gia tài chính, kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam.
Đến cuối năm 2011, tổng nợ phải trả của Hoàng Anh Gia Lai là 15.493 tỷ đồng, trong đó các khoản chịu lãi suất chiếm 75%. Tuy nhiên, đại diện công ty khẳng định lãi vay sẽ không "ăn" vào lợi nhuận.
(HBĐT) - Đời sống của người dân vùng chuyển dân sông Đà trên địa bàn huyện Đà Bắc hiện còn không ít khó khăn. Mặc dù hạ tầng cơ sở đã cơ bản đáp ứng, song phát triển kinh tế còn chậm, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao. Nhằm từng bước ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng hồ sông Đà, nhiều mô hình sinh kế từ nguồn vốn dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà đã được triển khai, bước đầu mang lại hiệu quả.