Dù đã có trần lãi suất cho vay nhưng các doanh nghiệp vẫn không vay được bởi ngân hàng siết chặt điều kiện.
Lãi suất cao vẫn khó tiếp cận
Giám đốc một doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa chuyên sản xuất đồ dùng văn phòng phẩm tại TPHCM cho biết DN ông được đánh giá tín nhiệm tốt nhưng vẫn phải vay vốn dài hạn với lãi suất 20,5%/năm. “Hiện công ty không dám vay vốn lưu động ngắn hạn vì lãi suất cao. Cách đây vài ngày, khoản vay dài hạn mới được NH thông báo hạ xuống 17,5%/năm dù DN tôi thuộc diện nhỏ và vừa, lẽ ra phải được vay với lãi suất thấp hơn” - vị này nói.
Nhiều DN nghe lãi suất cho vay về 15%/năm đã gõ cửa NH nhưng thực tế số lượng DN vay được lãi suất thấp không nhiều. Liên hệ NH TMCP Nam Á trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 3 - TPHCM để vay vốn bổ sung kinh doanh, chúng tôi được nhân viên tín dụng cho biết lãi suất vay là 20%/năm. Nhân viên này giải thích dù có quy định trần cho vay 15%/năm đối với DN nhỏ và vừa nhưng không phải DN nào cũng vay được. Tùy thuộc vào hệ thống chấm điểm cho từng DN nhưng mức lãi suất trung bình áp dụng cho DN nhỏ và vừa là 20%/năm, thấp nhất là 19%/năm.
Theo ghi nhận của phóng viên, lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh thông thường, vay tiêu dùng, vay mua nhà… tại nhiều NH hiện vẫn ở mức cao - 18% -21%/năm. Ngay NH NN-PTNT Việt Nam (Agribank), mức lãi suất cho vay tiêu dùng, mua nhà cũng 18%-19%/năm. Nhân viên tín dụng NH này tại Chi nhánh Gia Định cho biết trừ một số lĩnh vực ưu đãi như nông nghiệp, phát triển nông thôn, xuất khẩu… được hưởng lãi suất thấp, còn các lĩnh vực khác vẫn chưa giảm nhiều. Tại NH TMCP Phát triển TPHCM (HDBank), vay mua nhà, tiêu dùng ngắn hạn lãi suất 20,5%/năm, còn trung và dài hạn từ 21,5%/năm. Nếu vay mua ô tô sẽ cao hơn 0,5%/năm…
Ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế
Thống kê mới nhất được công bố cho thấy tín dụng 4 tháng đầu năm 2012 gần như không tăng so với cùng kỳ năm ngoái (âm 0,66%), riêng quý I tín dụng âm 1,96%. Tín dụng tăng trưởng âm đang phản ánh khó khăn chồng chất của cộng đồng DN. Con số DN nộp đơn ngừng hoạt động, phá sản, giải thể trong 4 tháng đầu năm trên cả nước hơn 17.000, tăng 9,5% so với cùng kỳ.
TS Nguyễn Thị Mùi, Giám đốc Trường Đào tạo và Phát triển nhân lực VietinBank, cho rằng DN thiếu vốn là nghịch lý nhưng phải xem xét thực trạng này. Hiện nay, DN muốn tiếp cận vay vốn phải đáp ứng các điều kiện cần và đủ của NH. Trong bối cảnh đa phần DN đều vướng nợ xấu sẽ rất khó được vay tiếp bởi NH sợ gặp thêm rủi ro. Mới đây, NH Nhà nước có văn bản dãn nợ, cơ cấu lại nợ… nhưng chỉ đối với các DN thật sự có triển vọng phát triển.
TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, phân tích: Chỉ riêng DN nhỏ và vừa đã “ôm” hết khoảng 96%-97% số lượng DN Việt Nam. Tuy nhiên, không phải DN nhỏ và vừa nào thuộc đối tượng ưu tiên cũng được vay với lãi suất thấp mà phải là DN có tài chính tốt, không vướng nợ xấu - số này không nhiều. Tình trạng nguy hiểm hiện nay là trong khi DN suy kiệt vì thiếu vốn, NH lại bị “đóng băng” tín dụng đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế…
(HBĐT) - Đến Kỳ Sơn vào những ngày này, khắp nơi trên địa bàn huyện đang có những hoạt động thiết thực hướng về sinh nhật Bác. Những năm gần đây, làm theo lời Bác Hồ dạy, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Kỳ Sơn đã đồng lòng vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, thế mạnh xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
(HBĐT) - Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có Quyết định số 538/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình san tạo mặt bằng khu dân cư và công trình công cộng điểm tái định cư tập trung khu suối Kẻ, xóm Mít, xã Tu Lý (Đà Bắc).
(HBĐT) - Xã Toàn Sơn (Đà Bắc) là xã thuần nông. Do địa hình chia cắt, dân cư đông đúc nên diện tích đất canh tác của bà con không có nhiều. Thời kỳ nông nhàn, nhiều người phải đi tìm việc làm thuê hoặc vào rừng để mưu sinh. Do vậy, có được nghề phụ phù hợp luôn là mơ ước của nhiều người.
(HBĐT) - So với những ngày đầu tháng 4, sức mua hàng điện lạnh tại các trung tâm, cửa hàng mua sắm trong tỉnh đang có sự cải thiện đáng kể, nhiều điểm bán lớn thu hút khách hàng, mức tiêu thụ sản phẩm làm mát tăng cao. Ngoài hệ thống lên tới hàng trăm trung tâm, cửa hàng điện lạnh lớn, nhỏ ở thành phố Hòa Bình, tại 10 huyện lỵ trong tỉnh cũng có hàng chục trung tâm, cửa hàng kinh doanh hàng điện lạnh, điện máy. Tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, quạt máy là những mặt hàng điện lạnh đang hút khách trong mùa này. Giữa các vùng, khu vực trên địa bàn tỉnh có mức chênh lệch về giá sản phẩm điện lạnh cùng loại không đáng kể.
(HBĐT) - Hàng nghìn ha cây màu đến mùa ra hoa, đậu quả bỗng chốc tiêu tan hy vọng được thu, nhiều ha lúa đang kỳ trỗ bông bị ảnh hưởng năng suất vì hạn hán… Hậu quả của đợt nắng, hạn kéo dài từ đầu tháng 4 đến nay đã khiến sản xuất nông nghiệp điêu đứng. Với hàng nghìn hộ nông dân, việc duy trì, ổn định đời sống tới đây ra sao đang là dấu chấm hỏi nặng đè.
(HBĐT) - Tình hình thị trường huyện Tân Lạc hiện nay tương đối ổn định. Cung, cầu hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng kịp thời, đầy đủ, song mức tiêu thụ hàng chậm do ảnh hưởng giá cả thị trường trong nước, diễn biến thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến dịch bệnh ở gia súc, gia cầm bùng phát ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SX-KD của các cơ sở trên địa bàn. Thêm vào đó, tình hình kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại vẫn tái diễn, rải rác ở một số cơ sở kinh doanh, nhất là tại các chợ phiên vùng cao, sâu, xa.