Nông dân xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) huy động hàng trăm ngày công thực hiện nạo vét kênh mương nội đồng, đảm bảo nước tưới cho sản xuất. Ảnh Đ.H
(HBĐT) - Tháng 10/2011, Tổ bảo vệ thực vật của HTX Bến Nghĩa, xã Cố Nghĩa (Lạc Thuỷ) được thành lập với mục đích điều tra, dự tính, dự báo, tư vấn, cung ứng thuốc BVTV dịch hại trên lúa và hoa màu, thực hiện phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trên các cánh đồng thuộc HTX quản lý. Tuy mới thành lập, các thành viên trong tổ đã góp công sức giúp bà con diệt trừ sâu bệnh hiệu quả, có những mùa bội thu.
Ông Trịnh Quốc Hoà, tổ trưởng tổ BVTV cho biết: Trong những năm gần đây, việc SXNN được bà con ngày càng quan tâm nhưng việc trồng, cấy, chăm sóc, sử dụng thuốc BVTV còn bị lạm dụng, dùng chưa đúng đối tượng bệnh nên dẫn đến kết quả xử lý bệnh không cao, ảnh hưởng đến hệ sinh thái đồng ruộng, sức khoẻ của con người và môi trường. Do vậy, tổ dịch vụ đã đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật từ xử lý hạt giống, ngâm ủ, làm đất, gieo mạ, cấy và chăm sóc lúa đúng quy trình. Vụ chiêm - xuân, tổ BVTV phát hiện trên cánh đồng của HTX có hiện tượng rầy, ốc bươu vàng, đạo ôn. Tổ đã tư vấn cho bà con, đồng thời tổ chức xử lý đồng bộ nên không ảnh hưởng đến năng suất của lúa. Anh Đinh Duy Sơn, xã viên HTX Bến Nghĩa cho biết: Những năm trước đây, HTX đã thực hiện dịch vụ phun trừ sâu bệnh hại này, song hình thức cung cấp thuốc BVTV đến tận nông dân, việc phun trừ do người nông dân tự thực hiện nên diễn ra không đồng loạt, mạnh ai nấy làm. Do đó, hiệu quả phòng trừ đem lại không cao. Trong vụ chiêm - xuân vừa qua, tổ BVTV được thành lập, việc phòng trừ dịch bệnh giao cho tổ nên hoạt động hiệu quả hơn.
Với mục đích hỗ trợ bà con nông dân phòng trừ tốt dịch bệnh gây hại, góp phần tăng năng suất cây lúa, đem lại hiệu quả kinh tế cao, việc ra đời tổ BVTV của HTX Bến Nghĩa là một quyết định đúng đắn, được người nông dân ủng hộ cao và tham gia hưởng ứng nhiệt tình.
Việt Lâm
(HBĐT) - Là thương binh nặng hạng 2/4, mất 61% sức khỏe nhưng ông Đinh Như Thích, xóm Nà Chiếu, xã Cao Sơn (Đà Bắc) vẫn vươn lên làm giàu trên vùng đất mới, trở thành một trong những nông dân sản xuất kinh tế giỏi của xã Cao Sơn.
(HBĐT) - Theo Chi cục Phát triển nông thôn, đến nay, toàn tỉnh có 135 HTX nông nghiệp và 97 tổ hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn.
(HBĐT) - Ngày 6/6, Ban Quan lý các khu công nghiệp tỉnh (BQL các KCN) đã tổ chức hội nghị giao ban doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2012 và gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập.
(HBĐT) - Ngày 6/6, tại KCN Lương Sơn, Trung tâm GTVL tỉnh, UBND huyện Lương Sơn và Công ty CP Bất động sản An Thịnh đã phối hợp tổ chức phiên giao dịch việc làm năm 2012. Phiên giao dịch thu hút sự tham gia của 750 người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm, có việc làm chưa ổn định trên địa bàn.
(HBĐT) - Năm 2008, xã Cư Yên được sự trợ giúp của Tổ chức Phát triển nông nghiệp Đan Mạch, trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ đã mở lớp tập huấn hướng dẫn bà con xã Cư Yên (Lương Sơn) trồng lặc lày theo phương pháp hữu cơ mang hiệu quả kinh tế cao. Đây là phương pháp tận dụng phân chuồng hoai mục đã được ủ kỹ để chăm sóc cho cây mà không sử dụng đến bất cứ một loại phân bón hóa học nào. Nhờ phương pháp này mà mỗi vụ thu hoạch, người trồng lặc lày đã thu được nhiều quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch của thị trường trong nước, đặc biệt, mức thu nhập có thể đạt từ 100-120 triệu đồng/ ha/năm.
(HBĐT) - Ở xã Ngổ Luông (Tân Lạc), mọi hành vi làm tổn hại, gây ô nhiễm môi trường tại cộng đồng dân cư được phát hiện kịp thời và bị xử phạt nghiêm khắc. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định thường xuyên được tăng cường. Nhờ vậy, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển tài nguyên rừng trong nhân dân chuyển biến rõ rệt.