Doanh nghiệp vay VNĐ với lãi suất ngoại tệ sẽ rẻ hơn vay VNĐ thông thường song rủi ro lớn nhất có thể phải đối mặt là biến động tỉ giá

 

Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp, điều kiện cho vay bằng ngoại tệ bị thắt chặt, nhiều ngân hàng (NH) đang tung ra chương trình cho vay VNĐ với lãi suất ngoại tệ nhưng thực chất số tiền vay và lãi suất đều được định giá bằng USD.

Lãi suất tối thiểu 7%/năm

Theo đó, khách hàng là doanh nghiệp (DN), cá nhân có nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh, thanh toán tiền mua hàng hóa được các NH cho vay VNĐ thời hạn 3-6 tháng, lãi suất tối thiểu 7%/ năm.
Tuy nhiên, khách hàng phải cam kết thanh toán cho NH số tiền gốc và lãi được quy đổi theo sự biến động của tỉ giá USD. Cụ thể: Đến kỳ trả nợ, ngoài việc khách hàng phải thanh toán số tiền vay VNĐ ban đầu và lãi suất, nếu tỉ giá tại thời điểm đó cao hơn tỉ giá khi vay, NH sẽ thu thêm phần chênh lệch. Trường hợp tỉ giá lúc trả nợ thấp hơn thì NH thu nợ gốc VNĐ và lãi suất.
Do chủ trương siết cho vay USD nên nhiều ngân hàng lách bằng cách cho vay VNĐ định giá và tính lãi bằng USD. Ảnh: HỒNG THÚY
Do nhiều DN còn nặng tâm lý về biến động tỉ giá nên một số NH kích thích họ vay vốn dạng này bằng dịch vụ bảo hiểm tỉ giá không quá 3% so với tỉ giá tại thời điềm giải ngân; phần vượt trên mức 3%, NH sẽ gánh thay cho khách hàng. Ví dụ, ngày 20-6, DN vay số tiền 2,1 tỉ đồng trong 6 tháng, tỉ giá mua ngoại tệ tại thời điểm giải ngân là 21.000 đồng/USD, tính ra, khoản vay được quy đổi là 100.000 USD.
Đến hạn trả nợ vào ngày 20-12, tỉ giá bán ngoại tệ do NH công bố là 22.050 đồng/USD (đã biến động 5%). Khi đó, ngoài lãi suất của 100.000 USD, NH sẽ thu thêm 3% do biến động tỉ giá là 63 triệu đồng (100.000 USD x (21.000 đồng x 3%) = 63 triệu đồng). Còn phần vượt trên mức 3% (tương ứng khoảng 42 triệu đồng), bên vay không phải chi trả cho NH.

“Né”quy định

Theo Thông tư số 03/2012/TT-NHNN về cho vay bằng ngoại tệ, từ ngày 2-5, các NH thương mại chỉ được phép cho vay bằng ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng có đủ nguồn thu ngoại tệ để trả nợ (ngoại trừ DN nhập khẩu xăng dầu).
Điều này đồng nghĩa DN không có nguồn thu ngoại tệ phải vay VNĐ rồi mua ngoại tệ của NH để thanh toán hàng hóa nhập khẩu. Thế nhưng, do lãi suất cho vay VNĐ thường cao gấp đôi so với USD khiến DN không dám vay, buộc các NH “né” các quy định về cho vay ngoại tệ bằng cách cho vay VNĐ với lãi suất ngoại tệ nhằm khơi thông nguồn vốn.
Một quan chức NH Nhà nước cho biết trường hợp NH thương mại cho vay VNĐ với lãi suất USD kèm theo bảo hiểm tỉ giá là không phạm luật, bởi NH giải ngân, thu hồi vốn lẫn lãi, phí bảo hiểm tỉ giá đều bằng VNĐ. DN vay VNĐ rồi được NH quy đổi sang ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa, thực chất là DN đã mua ngoại tệ của NH để thanh toán tiền mua hàng hóa từ đối tác nước ngoài, phù hợp với quy định của NH Nhà nước.
Phương thức cho vay này sẽ giúp DN không phải “sốt vó” mua USD khi đến hạn trả nợ, thường làm thị trường ngoại tệ căng thẳng như nhiều năm trước. Việc DN nhập khẩu vay VNĐ với lãi suất ngoại tệ sẽ rẻ hơn rất nhiều so với vay VNĐ thông thường. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất mà bên vay thường phải đối mặt là tỉ giá có thể biến động.
 
                                                                    Theo Báo NLĐ
 

Các tin khác

Nông dân xóm Om Làng, xã Cao Dương (Lương Sơn) khẩn trương làm đất chuẩn bị cho sản xuất vụ mùa.
Nông dân xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đưa giống ngô mới năng suất,  chất lượng cao vào gieo trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đồ họa: VĨ CƯỜNG - Ảnh: THANH ĐẠM

Làm ngơ chuyện giảm giá cước

Bắt đầu xuất hiện tình trạng “ngược chiều”, khi giá xăng dầu tiếp tục giảm còn nhiều loại giá cước vận tải vẫn đứng yên.

Để thương hiệu mía tím vươn xa

(HBĐT) - Cây mía tím đã xuất hiện ở đất Cao Phong hơn 30 năm nay. Từ một giống cây trồng để ăn chơi nay đã trở thành hàng hoá làm đổi đời bao gia đình ở huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn...

Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hoạt động tương đối ổn định

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 297 DN đang hoạt động SX trong lĩnh vực CN, trong đó, 119 DN khai thác khoáng sản; 7 DN SX điện, nước và phân phối điện; 171 DN thuộc nhóm ngành CN chế biến và trên 6.200 hộ SX-KD, HTX, tổ hợp tác SX CN-TTCN.

Hội thảo đầu bờ mô hình gieo cấy giống lúa thuần ĐTL2 

(HBĐT) - Chiều ngày 15/6, tại cánh đồng xóm Mỵ, xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình gieo cấy giống lúa thuần ĐTL2. Dự hội thảo có đông đảo hộ dân, đại diện HTX dịch vụ nông - lâm các xã, phường quan tâm đến mô hình.

Thêm 12 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư

(HBĐT) - Trong 5 tháng đầu năm 2012, trên địa bàn tỉnh đã có 12 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, vốn đăng ký 969 tỷ đồng. Với kết quả đó, đến nay, trên địa bàn tỉnh có tổng số 367 dự án, trong đó có 23 dự án đầu tư nước ngoài, 344 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 225,2 triệu USD và 35.231 tỷ đồng.

Lương Sơn - Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

(HBĐT) - Bước chuyển của nông sản hữu cơ là khởi đầu để huyện Lương Sơn xác định lợi thế, nghiên cứu và đưa vào chiến lược phát triển SXHH rau hữu cơ, góp phần phát triển kinh tế. Đó là khẳng định của đồng chí Hoàng Văn Đức, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục