Lãi suất huy động đã giảm mạnh, nhưng lãi vay còn ở mức cao. Ảnh: Giang Huy
Bước sang ngày thứ hai “áp đặt” lệnh giảm trần lãi suất đối với các khoản vay cũ về 15%/năm có hiệu lực, mới có vỏn vẹn 4 ngân hàng lớn gốc gác quốc doanh và 1 ngân hàng cổ phần công bố rộng rãi thông tin giảm lãi suất. Sự rụt rè của số đông các nhà băng ẩn chứa nhiều góc khuất về tính khả thi của chính sách này.
Thiếu mặn mà?
Hiếm thấy một chính sách nào của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại nhận được sự hưởng ứng ít ỏi từ phía các NHTM cổ phần, một cách công khai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và công bố chính thức, như chính sách điều chỉnh giảm lãi suất đối với các khoản vay cũ về 15% vừa được ban hành. Sự sụt giảm lợi nhuận ngân hàng (NH) thấy rõ và cái khó, sự phức tạp trong việc thực hiện yêu cầu này giải thích phần nào cho sự kém nhiệt tình của các nhà băng. Cũng có ý kiến cho rằng, tính từ ngày 7.7, khi Thống đốc NHNN – ông Nguyễn Văn Bình - đưa ra yêu cầu giảm lãi suất đến ngày triển khai chính thức (ngày 15.7) là một khoảng thời gian quá ngắn ngủi, không đủ cho các nhà băng hoàn tất việc rà soát một khối lượng đồ sộ các hợp đồng tín dụng. Chứ chưa tính đến việc “nghiên cứu, xem xét” giảm lãi suất về mức tối đa 15%/năm đối với từng khoản vay cụ thể.
Dù với lý do gì thì cho đến chiều tối ngày 16.7, mới có lần lượt Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV và SHB công bố thông tin chính thức về việc giảm lãi suất cho vay. Ngoài nhóm này, hiện cũng có thông tin khoảng 20 nhà băng đang nghiên cứu và xem xét điều chỉnh lãi suất với các khoản vay cũ.
Cho đến tối cùng ngày, trao đổi với phóng viên Lao Động, đại diện một số NHTM cổ phần cho biết, hiện đang chỉ đạo hệ thống rà soát toàn bộ các khoản vay có lãi suất trên 15%/năm. Không đề cập đến số liệu giảm cụ thể, đại diện một NHTM cổ phần có hội sở tại Hà Nội cho biết, chủ trương chung của nhà băng là chấp hành yêu cầu của NHNN, song nhà băng sẽ phải rà soát và xem xét đối với từng hợp đồng tín dụng cụ thể. “Mỗi khách hàng có hệ số xếp hạng tín dụng riêng, nhu cầu sử dụng vốn và nguồn tài sản thế chấp cũng khác nhau nên không thể cào bằng” – vị đại diện trên đưa ý kiến.
Đảo nợ hơn giảm lãi suất
Thay vì mốc ngày 15.7, thời gian đang là yếu tố cần cho các NHTM tiến hành một chủ trương lớn như việc giảm lãi suất cho vay về 15%. Các chuyên gia phân tích của một đơn vị thuộc BIDV nhận định, việc hạ lãi suất các khoản vay và đặc biệt là các khoản vay cũ còn gặp nhiều khó khăn do quy định của các NHTM về thời gian điều chỉnh giảm lãi suất cho vay thông thường là 3-6 tháng. Thứ hai, với mức lãi suất đầu vào cao trước đó, mức bình quân chi phí vốn còn cao nên các NHTM cần thời gian để điều chỉnh. “Hơn nữa, các NHTM sẽ áp dụng việc đảo nợ hơn là hạ lãi suất trực tiếp trên khoản vay cũ, đặc biệt là các NHTM nhỏ và có tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cao” – nhóm phân tích trên đưa quan điểm.
Nằm trong nhóm đầu công bố giảm lãi vay, Vietcombank, BIDV và Vietinbank được cho là có lợi thế. Dù khẳng định các nhà băng được nhiều hơn mất khi thực hiện kế hoạch này, song báo cáo của một đơn vị thuộc Vietcombank cho rằng, lợi thế thực hiện sẽ thuộc về những NH có nguồn vốn huy động chi phí thấp, cơ sở khách hàng chất lượng và hoạt động quản trị rủi ro, trích lập dự phòng tốt. Trong đó nhà băng có hệ thống khách hàng DN và cá nhân có chất lượng tín dụng tốt mới có thể triển khai hiệu quả chương trình này. Báo cáo trên cũng cho rằng, việc thực hiện kế hoạch này sẽ giúp tăng trưởng tín dụng cho nhiều NH lớn nhưng cũng làm phân hóa rõ nét hơn giữa các nhóm NH hoạt động tốt và yếu kém.
Theo Báo Laodong
(HBĐT) - Trong những ngày đầu tháng 7, chúng tôi đã có mặt tại cánh đồng xóm Tình, xã Tu Lý (Đà Bắc), chứng kiến nhân dân đang khẩn trương làm đất trên những thửa ruộng vùa mới thu hoạch mới thấy hết niềm vui của người dân khi tuyến mương dài gần 400 m dẫn nước từ bai Đỏ về tưới cho cánh đồng 2 vụ lúa của xóm Tình, xóm Tràng. Khi chưa có hệ thống mương, người dân trong xóm thường xuyên phải cấy muộn vì không chủ động về khâu làm đất do thiếu nước, giờ đây người dân đã hoàn toàn chủ động hơn trong làm mùa.
(HBĐT) - Cùng các đồng chí lãnh đạo Hội Nông dân xã Liên Hòa (Lạc Thủy), chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế từ vườn rừng của gia đình anh Nguyễn Văn Đức, thôn Đồng Huống, xã Liên Hòa. Nhìn màu xanh ngút ngàn của 7 ha rừng đang độ sinh trưởng phát triển ở năm thứ 3, mới thấy được sự cần cù, chịu thương, chịu khó của người nông dân và sự bù đắp của thiên nhiên đối với con người vất vả một nắng, hai sương mà kinh tế từ đồi rừng mang lại.
Một số chính sách của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát cũng như vực dậy nền kinh tế đã bắt đầu phát huy tác dụng
Dù chỉ là thêm một mệnh lệnh hành chính, “ràng buộc” của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng về việc phải báo cáo chi tiết và cụ thể số liệu giảm lãi suất, nhưng đó sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp phản ánh trực tiếp tới cơ quan quản lý trong trường hợp không được giảm lãi suất cho vay.
(HBĐT) - Là huyện vùng núi cao, nguy cơ sạt lở, lũ quét luôn tiềm ẩn, vì vậy, huyện Mai Châu đang tích cực chuẩn bị phòng - chống lũ bão, giảm nhẹ thiên tai nhằm mục tiêu hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai xảy ra trong mùa mưa bão năm 2012.
(HBĐT) - Những ngày này ở huyện Kim Bôi, đến đâu cũng thấy bà con hối hả gieo cấy lúa mùa. Những thửa ruộng loang loáng nước với những cây mạ xanh. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã mang lại hiệu quả thiết thực, làm thay đổi tư duy của người dân về thời gian và cách thức canh tác trong gieo cấy lúa 2 vụ.