Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn hướng dẫn cách nhận biết sâu bệnh trên cây lúa cho nông dân xã Liên Sơn.

Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn hướng dẫn cách nhận biết sâu bệnh trên cây lúa cho nông dân xã Liên Sơn.

(HBĐT) - Vụ đông - xuân 2010- 2011 do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại kéo dài, trên địa bàn huyện Tân Lạc đã làm chết 1.068 con trâu, bò, trong đó, xã Phú Cường chết nhiều nhất 161 con, Phú Vinh chết 82 con.

 

Để khắc phục, huyện đã hỗ trợ mỗi hộ nông dân 2 triệu đồng/con. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt là với những địa phương vùng cao, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo trực tiếp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống đói, rét, cơ quan chuyên môn kiểm tra, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật, thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan, bị động trước việc phòng - chống đói, rét cho vật nuôi. Đồng thời, các địa phương chủ động sử dụng ngân sách dự phòng để kịp thời phục vụ công  tác phòng, chống rét cho vật nuôi; hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ chăn nuôi nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc để gia  cố, che chắn chuồng trại   và mua thức ăn cho đàn  gia súc.

 

Trong tháng 5/2012, trên địa bàn huyện Lương Sơn xảy ra dịch lợn tai xanh tại 4 xã Cư Yên, Nhuận Trạch, Liên Sơn, Hoà Sơn đã làm chết 488 con lợn, phải đem tiêu huỷ 177 con. Huyện đã tiến hành tiêm vắc xin cho 11.591/12.544 con lợn và phun thuốc khử trùng tiêu độc 342.060 m2 chuồng trại chăn nuôi, các vùng xung quanh của 4   xã. Ngày 3/7, UBND tỉnh   đã công bố hết dịch lợn tai xanh tại các xã có dịch. Để các hộ khôi phục lại  SX, phát triển chăn nuôi, Trạm Thú y huyện kết hợp với Chi cục Thú y triển khai phun khử trùng tiêu độc phòng - chống dịch tai xanh cho 16 xã, thị trấn của huyện với tổng diện tích phun 202.000 m2. Đồng thời, tiến hành chi trả tiền hỗ trợ cho các hộ có lợn bị tiêu huỷ với tổng kinh phí hỗ trợ 245 triệu đồng từ ngân sách tỉnh.

 

Ngoài ra, do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại kéo dài, nhiều diện tích mạ bị chết rét phải gieo lại và ảnh hưởng của mưa lũ, nhiều diện tích nông nghiệp bị mất trắng. Để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai và khuyến kích SX trồng trọt; các huyện, TP đã trích ngân sách địa phương để hỗ trợ nạo vét kênh mương, mua máy bơm nước, mua dầu, điện chống hạn. Tổ chức mở 499 lớp tập huấn về chuyên môn kỹ thuật trồng trọt với 19.575 nông dân tham gia; xây dựng 60 mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng trọt với 257,9 ha. Kinh phí hỗ trợ giống cây trồng khắc phục hạn hán trên 2,4 tỷ đồng; hỗ trợ phân bón 246,19 triệu đồng. Kinh phí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền, in tờ rơi 606,79 triệu đồng. Ngân sách T.ư cũng hỗ trợ 100 tấn giống lúa và 5 tấn giống rau để hỗ trợ khôi phục SX.

 

Tình hình thời tiết, thiên tai ngày càng diễn ra bất thường và khó lường, gây tổn hại không nhỏ đến sự sống của vật nuôi, đàn gia súc, gia cầm. Tỉnh đã chuyển toàn bộ kinh phí hỗ trợ theo Quyết định 142 của Chính phủ cho tất cả các hộ nông dân có gia súc, gia cầm chết theo đúng quy định hiện hành với số tiền trên 11,2 tỉ đồng cho 7 huyện, TP: Lương Sơn, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Thủy, Kim Bôi và TPHB.

 

Qua 3 năm thực hiện Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế chính sách  hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục SX vùng bị thiên tai, dịch bệnh đã phần nào hỗ trợ  nông dân sau thiên tai yên tâm SX. Tuy nhiên cũng bộc lộ một số hạn chế như mức hỗ trợ đối với diện tích cây trồng bị thiệt hại từ 30% trở lên; hỗ trợ đối với vật nuôi, nuôi thuỷ sản để khôi phục SX vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh cho các hộ dân để khôi phục SX còn thấp so với những thiệt hại trên thực tế người dân phải gánh chịu. Mặt khác, thời gian hỗ trợ còn chậm, chưa kịp thời cho người sản xuất bị thiệt hại để sớm khắc phục SX.

 

Trong báo cáo gửi Bộ NN&PTNT gần đây, UBND tỉnh đã đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung như: đề nghị tăng mức hỗ trợ diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70% từ 1 triệu đồng/ha lên 2 triệu đồng/ ha; thiệt hại từ 30 - 70% từ 500.000 đồng/ha lên 1 triệu đồng; đề nghị tăng mức hỗ trợ diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70% từ 1 triệu đồng/ha lên 2 triệu đồng/ ha; thiệt hại từ 30 - 70% từ 500.000 đồng/ha lên 1 triệu đồng/ha; đề nghị tăng mức hỗ trợ diện tích ngô và rau màu các loại bị thiệt hại trên 70% từ 1 triệu đồng/ha lên 1,5 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30-70% từ 500.000 đồng/ ha lên 750.000 đồng; đề nghị tăng mức hỗ trợ gia cầm từ 7.000 đến 15.000 đồng/con giống, lên  15.000 - 20.000 đồng/con giống.

 

 

                                                                     Đinh Thắng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Gian hàng hóa thiết yếu thu hút sức mua của người tiêu dùng huyện Lạc Thủy.
Biểu đồ CPI từ tháng 1.2012 đến nay. Ảnh: Giang Huy
Không có hình ảnh

Chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng tăng 4,8%

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2012, chỉ số sản xuất toàn ngành Công nghiệp tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 9/2012 tăng 4,6% so với tháng trước và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.

Điều chỉnh lương tối thiểu vùng đạt nhu cầu tối thiểu

(HBĐT) - Định hướng cải cách chính sách tiền lương Kết luận số 23-KL/TW ngày 29/5/2012, Hội nghị lần thứ năm BCH T.Ư khóa XI “Điều chỉnh mức lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp nhanh hơn để đến năm 2015 đạt nhu cầu tối thiểu” theo lộ trình của đề án cải cách tiền lương. Tháng 10/2012, Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng áp dụng thống nhất đối với người lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013.

Hội nông dân xã Dân Hạ: Hỗ trợ giúp hội viên xóa đói - giảm nghèo

(HBĐT) - Ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch HND xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) cho biết: Để tích cực giúp hội viên phát triển kinh tế, XĐ-GN, xã xác định có 2 yếu tố cần quan tâm để thúc đẩy SX-KD, đó là nguồn vốn và kiến thức sản xuất. Chính vì vậy, HND xã Dân Hạ xác định cần hỗ trợ các hội viên của mình cả hai yếu tố trên để phát triển một cách bền vững.

Trang trại, gia trại - hướng phát triển chăn nuôi bền vững

(HBĐT) - Để phát triển chăn nuôi bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi hiện nay cần có các biện pháp, giải pháp đúng đắn về tổ chức quản lý và khoa học công nghệ. Trong đó, phương thức chăn nuôi, quy mô chăn nuôi và giải pháp phòng - chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm có ý nghĩa quyết định.

Trên 135 tỷ đồng nộp NSNN thông qua các ngân hàng thương mại

(HBĐT) - Theo Kho bạc Nhà nước tỉnh (KBNN), hiện nay, việc thu NSNN thông qua 3 ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn, bao gồm: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển có 5 điểm gia dịch (4 điểm giao dịch tại TP Hoà Bình và 1 điểm giao dịch tại thị trấn Lương Sơn); Ngân hàng TM CP Công thương Chi nhánh Hoà Bình có 4 điểm tại thành phố Hoà Bình; Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Hoà Bìnhcó các điểm giao dịch tại TP Hoà Bình và tại các huyện có các đơn vị trực thuộc.

Chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay lĩnh vực ưu tiên không quá 13%/ năm

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và NHNN Việt Nam triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp, vừa qua, NHNN – Chi nhánh tỉnh Hoà Bình đã chỉ đạo các ngân hàng, TCTD trên địa bàn xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay các khoản vay cũ về mức tối đa 15%/ năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục