Trung tâm triển khai mô hình sản xuất rau an toàn tại xóm Chùa, xã Thống Nhất mang lại hiệu quả kinh tế bền vững, thu hút nhiều hộ nông dân tham gia.

Trung tâm triển khai mô hình sản xuất rau an toàn tại xóm Chùa, xã Thống Nhất mang lại hiệu quả kinh tế bền vững, thu hút nhiều hộ nông dân tham gia.

(HBĐT) - Được thành lập từ năm 2002, Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế thành phố Hòa Bình (KKPTKT TPHB) đã đi được một chặng đường khá dài với nhiều nỗ lực vượt khó. Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, ông Đinh Xuân Hình, Giám đốc Trung tâm chia sẻ: Hoạt động của Trung tâm giống như những cơn mưa phùn. Mưa phùn lâu ngày sẽ thấm sâu vào lòng đất, tạo ra hiệu ứng tích cực giúp người nông dân có thêm sức mạnh để làm chủ quy trình sản xuất, từ đó làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn.

 

Trong 20 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm KKPTKT TPHB luôn thực hiện đầy đủ chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Song song với nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Trung tâm đã phối hợp với các tổ chức CT-XH như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, UBND các xã, phường và các đơn vị chuyên ngành như Trạm BVTV, Chi cục Thú y, Trung tâm giống vật nuôi và thủy sản… để nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình, dự án. Nhìn chung, công tác KKPTKT được đa dạng hóa, phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương, tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố. Những hoạt động của Trung tâm đã góp phần giúp thành phố Hòa Bình luôn hoàn thành chỉ tiêu sản xuất nông – lâm nghiệp hàng năm, năng suất và chất lượng cây trồng tăng đáng kể. Đơn cử như năm 2002, năng suất lúa chỉ đạt trên 49 tạ/ha, đến năm 2012, năng suất đạt trên 56 tạ/ha, sản lượng lương thực năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, thành phố đã có những cánh đồng cho giá trị thu nhập trên 80 triệu đồng/ha/năm, có những diện tích canh tác nhỏ đạt giá trị trên 100 triệu đồng/ha/năm như trồng hoa, cây cảnh, rau gia vị… Các lĩnh vực chăn nuôi và lâm nghiệp cũng có những kết quả đáng ghi nhận.

 

Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm KKPTKT TPHB đã tổ chức được 348 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT, thu hút 18.072 lượt nông dân tham gia; thực hiện 134 dự án, mô hình nông – lâm – ngư nghiệp và TTCN, thu hút 3.995 lượt người tham gia. Cụ thể, đã xây dựng 76 mô hình khuyến nông – lâm – ngư với tổng số 2.296 lượt người được tham gia trực tiếp, tổng kinh phí hỗ trợ trên 1.478 triệu đồng. Các mô hình như trồng rau an toàn, gieo cấy lúa chất lượng cao, trồng tre Bát Độ, tre Lục Trúc, nuôi lợn hướng nạc, nuôi lợn bản địa lai lợn rừng, nuôi hươu lấy nhung… không những mang lại thu nhập cao cho các hộ tham gia mà quan trọng hơn đã tác động tích cực đến nhận thức, phương thức,  tập quán canh tác của bà con nông dân, gợi mở những hướng đi mới cho người dân dấn bước làm giàu. Trong lĩnh vực TTCN, Trung tâm đã thực hiện 58 dự án và lớp dạy, đào tạo nghề cho 1.699 lao động, tổng kinh phí hỗ trợ trên 770 triệu đồng. Các hình thức đào tạo nghề phù hợp với lao động địa phương như nghề làm chổi chít, chẻ tăm hương, nghề đan lẵng hoa xuất khẩu, thêu ren, gia công đồ mộc… đã hướng tới các đối tượng dễ bị tổn thương như lao động nữ, gia đình chính sách khó khăn, gia đình bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp… Do đó, công tác khuyến công, khuyến thương đã góp phần giải bài toán về lao động nông thôn dôi dư và nhàn rỗi, mở ra những cơ hội mới cho nông dân, góp phần tích cực vào công tác xóa đói - giảm nghèo của thành phố.

 

Ông Đinh Xuân Hình, Giám đốc Trung tâm nhìn nhận: Thông qua các hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT và công nghệ mới, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ canh tác cho nông dân, xây dựng các mô hình trình diễn… ,Trung tâm đã đảm nhiệm tốt vai trò là đầu mối khuyến khích phát triển kinh tế của thành phố Hòa Bình, trở thành người bạn đáng tin cậy luôn đồng hành cùng nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Cùng với đội ngũ cán bộ Trung tâm, đội ngũ khuyến nông viên cơ sở có trình độ chuyên môn và tâm huyết nghề nghiệp, trong quá trình công tác đã không ngừng học tập nâng cao năng lực và bám sát các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Họ luôn sẵn sàng hỗ trợ nông dân về kiến thức sản xuất, chuyển giao tiến bộ KHKT một cách nhiệt tình, dễ hiểu, qua đó tác động tích cực đến nhận thức và trình độ của bà con nông dân.

 

Ông Đinh Xuân Hình nhấn mạnh: Nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất cho nông dân là cách hỗ trợ phù hợp, mang lại hiệu quả thực chất và bền vững. Bám sát định hướng này, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân bằng cách đẩy mạnh mở lớp tập huấn và xây dựng mô hình trình diễn. Đây giống như những cơn mưa phùn, mưa phùn lâu ngày cũng thấm đất, nhất định sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực giúp bà con nông dân vững vàng làm chủ sản xuất để rồi tự họ có thể làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn.

 

 

                                                                        Thu Trang

 

 

Các tin khác


Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục