Người dân xã Pà Cò thu hái chè shan tuyết.

Người dân xã Pà Cò thu hái chè shan tuyết.

(HBĐT) - Xã Pà Cò (Mai Châu) có trên 500 hộ với gần 2.600 khẩu. Toàn xã có 6 hộ dân tộc Kinh, 1 hộ dân tộc Thái, còn lại là đồng bào Mông. Nhắc đến Pà Cò, nhiều người thường nghĩ đến đây là một trong 2 xã trọng điểm của huyện, tỉnh về ma túy. Nhưng còn một Pà Cò khác, đó là hình ảnh của Pà Cò với nếp sống đậm bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Mông, một Pà Cò đang nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ổn định, ấm no.

 

Con đường từ thị trấn huyện lỵ Mai Châu đến trung tâm xã Pà Cò dài gần 40 km. Đoạn từ quốc lộ 6 rẽ vào xã trước đây là đường dốc núi cao, ngoằn ngoèo đầy những đá hộc, đá tảng, để đến được xã là một hành trình gian khó, vất vả, với sự đầu tư của các chương trình, dự án, tuyến đường được trải nhựa êm thuận nên việc đi lại đã thuận lợi hơn nhiều. Dọc hai bên đường vào xã là những vạt chè shan tuyết, vườn mận trải dài, thấp thoáng những nếp nhà của đồng bào Mông với bóng dáng người phụ nữ mặc trang phục dân tộc truyền thống tạo nên khung cảnh thanh bình. Trụ sở UBND xã được xây dựng khang trang, phòng làm việc được trang bị máy tính để bàn, laptop, máy in, máy photocopy đưa công nghệ thông tin đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Sùng A Sía, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Không chỉ có đồng bào Mông sinh sống, xã đã có các hộ người Kinh ở các tỉnh dưới xuôi như Hà Nam, Hưng Yên lên làm ăn, kinh doanh nhập khẩu vào xã, chọn đây là nơi xây dựng cuộc sống. Kinh tế của xã vẫn chủ yếu là làm nông nghiệp, nhiều hộ gia đình tiếp tục trồng mới cây ăn quả như mận, đào, chanh…

 

Kể từ khi định canh, định cư, cây mận, cây đào đã gắn bó với đồng bào Mông nơi đây. Mận được trồng quanh nhà, trong vườn, trên nương, mận Pà Cò đã có tiếng với người dân trong huyện, tỉnh, mang lại nguồn thu nhập cho bà con. Với diện tích 120 ha mận, đào toàn xã, vụ mận năm nay, toàn xã đã thu trên 380.000 kg quả, giá bán bình quân 4.500 đồng/kg, đạt giá trị trên 1,7 tỉ đồng; đào thu 60.900 kg, giá bán bình quân 1.960 đồng/kg, giá trị đạt gần 120 triệu đồng. Pà Cò còn có chè shan tuyết, một loại chè đặc sản của vùng cao. Ngoài những vườn chè cổ thụ cây to cao ngất, diện tích chè trồng mới dần được mở rộng. Toàn xã hiện có 129,5 ha chè, trong đó có 81,5 ha cho thu sản phẩm. Với sản lượng thu được trong 6 tháng đầu năm trên 28.000 kg, giá bán bình quân 9.000 đồng/kg mang lại nguồn thu trên 250 triệu đồng. Trong trồng trọt, do điều kiện địa hình núi cao nên bà con chủ yếu trồng màu, diện tích ruộng chỉ chiếm 5 ha. Ngô là loại cây trồng chính với diện tích 760 ha, giống ngô địa phương có 100 ha, còn lại là ngô lai, ngoài ra trồng 50 ha dong riềng, 5 ha khoai sọ, 20 ha rau, đậu các loại. Chăn nuôi gia súc có gần 400 con trâu, trên 800 con bò. Cùng với nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án, nhân dân được tạo điều kiện vay vốn Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT xóa đói - giảm nghèo, học tập, kinh doanh, đầu tư sản xuất, chăn nuôi với tổng nguồn vốn vay trên 7 tỉ đồng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, thu nhập. Tính trong 6 tháng đầu năm nay, bình quân lương thực đầu người của xã đạt trên 340 kg, thu nhập bình quân đạt gần 3 triệu đồng/người.

 

Song song với đó, công tác văn hóa - thể thao, giáo dục, y tế được quan tâm. Phong trào văn nghệ quần chúng sôi nổi đều khắp các xóm, các đội văn nghệ thường xuyên, tích cực tập luyện biểu diễn trong những ngày lễ, tết, tham gia hội diễn văn nghệ quần chúng do huyện, tỉnh tổ chức, mang những lời ca, điệu múa đậm bản sắc văn hóa giao lưu cùng các dân tộc anh em khác. Hệ thống giáo dục được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ngoài 3 cấp học mầm non, tiểu học, THCS, trên địa bàn xã còn có trường DTNT, tạo điều kiện thu hút con em các dân tộc trong vùng tham gia học tập. Năm học 2011-2012, xã không có học sinh nào bỏ học, tháng 5 vừa qua, xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Việc thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được trạm y tế xã triển khai đầy đủ, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được đảm bảo. Đội ngũ y tá thôn, bản ở 8/8 xóm, bản hoạt động thường xuyên, kịp thời nắm bắt, phản ánh tình hình bệnh tật ở cơ sở. Trạm y tế xã có 1 bác sỹ, 2 y sỹ, 2 y tá, 1 nữ hộ sinh, 1 cán bộ DS, từng bước nâng cao chất lượng khám - chữa bệnh, CSSKSS cho nhân dân. Thời gian qua, trên địa bàn có 36 ca sinh đẻ đều thực hiện tại cơ sở y tế.

 

Mặc dù vậy, vì là địa bàn trọng điểm nên công tác đảm bảo ANCT-TTATXH được cấp ủy, chính quyền xã chú trọng – Anh Sùng A Phưa, Trưởng Công an xã cho biết. Lực lượng công an luôn nắm chắc tình hình địa bàn dân cư, theo dõi, quản lý các lượt khách đi tham quan qua địa bàn xã. Công cuộc phòng - chống ma túy luôn được đề cao, những tháng đầu năm đã xảy ra 3 vụ, bắt 6 đối tượng. Công an xã phối hợp với Công an huyện đã vận động được 2 đối tượng phạm tội ma túy tự thú chấp hành án phạt tù tại trại giam của tỉnh. Đối với các trường hợp nghiện ma túy được phân loại, quản lý chặt chẽ, tích cực tuyên truyền, vận động đi cai nghiện, đã có 14 người nghiện hoàn thành chương trình cai nghiện tại trung tâm, trong đó có 9 người đi cai nghiện thời gian 6 tháng, 5 người đi cai nghiện thời gian 12 tháng.

 

Làm tốt công tác quản lý nhân, hộ khẩu, người ngoài địa phương vào địa bàn, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, phát huy vai trò của nhân dân chủ động tham gia tố giác tội phạm, chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Pà Cò đang nỗ lực đẩy lùi tệ nạn ma túy, xây dựng cuộc sống ấm no, bình yên trên bản Mông.

 

                                                           Hà Thu

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục