Cơ sở tư nhân xã Ngọc Lương (Yên Thủy) cung cấp nhu cầu giống cho đàn lợn địa phương.

Cơ sở tư nhân xã Ngọc Lương (Yên Thủy) cung cấp nhu cầu giống cho đàn lợn địa phương.

(HBĐT) - Tuy chịu ít nhiều ảnh hưởng tình hình giá cả vật tư tăng cao, dịch LMLM ở gia súc, dịch cúm ở gia cầm nhưng công tác chăn nuôi của huyện Yên Thủy cơ bản phát triển theo hướng tích cực, số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng so với cùng kỳ.

 

Tính đến thời điểm này, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn huyện có 376.400 con, trong đó có 9.481 con trâu, trên 6.073 con bò, 47.500 con lợn và trên 3.700 con dê. Ngoài ra còn thực hiện chăn nuôi đàn thỏ với 650 con, 743 con nhím, hơn 308.000 gà, vịt các loại trong nhân dân. Để phát triển tiểu ngành chăn nuôi, góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, công tác chỉ đạo, chăm sóc, phòng - chống dịch bệnh về chăn nuôi được huyện thường xuyên chú trọng. Theo đó, đẩy mạnh việc triển khai chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, nhân rộng các mô hình chăn nuôi trâu, bò cho hộ nghèo và tăng diện tích nuôi trồng thủy sản. 8 tháng đầu năm, toàn huyện đã tiêm phòng cho gần 30.000 con gia súc các loại, đạt 67% kế hoạch, tăng 107,53% so với cùng kỳ. Trong đó, đã tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng cho 5.627 con, bệnh LMLM cho 6.600 con trâu, bò, tiêm phòng bệnh dịch tả cho 15.000 con lợn, tiêm phòng dại cho 2.721 con chó.

 

Hoạt động kiểm dịch, kiểm soát giết mổ được duy trì. Đến nay, chốt kiểm dịch huyện đã tiến hành kiểm dịch vận chuyển gia súc được 13.410 con trâu, bò, 8.954 con gia cầm và gần 1.000.000 quả trứng, kiểm soát giết mổ trâu, bò, lợn được 8.308 con, phun khử trung tiêu độc chuồng trại đạt 281.500 m2. Nhờ đó, góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và môi trường sinh thái. Cùng thời gian này, huyện đã cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y cho 93 hộ kinh doanh giết mổ trên địa bàn, đạt 100% kế hoạch. Theo ông Bùi Huyên, Phó phòng NN& PTNT, công tác tiêm phòng vụ thu – đông đang được xúc tiến, công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, lưu thông gia súc, gia cầm, vệ sinh thú y, phát hiện dịch bệnh được triển khai đồng bộ, có biện pháp chủ động phòng trừ không để lây lan ra diện rộng. Các xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch phòng - chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

 

Trên địa bàn còn có 342 ha diện tích nuôi thủy sản, trong đó, bao gồm 186,5 ha diện tích đã thả cá, chủ yếu thả các loại trôi, rô phi, trắm, chép, mè, sản lượng thu hoạch đạt gần 245 tấn, bằng 99% so với cùng kỳ. Công tác kiểm tra, ngăn chặn việc sử dụng chất nổ, xung điện để đánh bắt cá được tăng cường. Nhân dân các địa phương chú trọng chăm sóc, phòng bệnh cho đàn cá thịt và cá giống. Huyện phấn đấu đến hết năm 2012, tốc độ tăng đàn gia súc chính đạt và vượt 100% kế hoạch với các giải pháp chủ yếu như: tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, đẩy mạnh  trồng cỏ, chăm sóc đàn gia súc theo phương thức bán công nghiệp, phát triển đàn gia cầm, nhất là đàn gà theo hình thức nuôi gia trại (gà thả vườn), trang trại. Đẩy mạnh công tác tiêm phòng và vệ sinh môi trường, phun khử trùng, tiêu độc để bảo vệ đàn. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý giống, cơ cấu mùa vụ, lịch thời vụ thả nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, nâng cao năng suất, sản lượng và quản lý tốt môi trường chăn nuôi để đảm bảo phát triển bền vững, tạo tiền đề để phát triển mạnh trong những năm tiếp theo.

                                                                                       

 

                                                                       Bùi Minh

Các tin khác

Đường giao thông đến trung tâm xã quanh co và hẹp dẫn đến việc lưu thông và trao đổi hàng hóa của người dân trong xã gặp nhiều khó khăn.
Hộ nghèo vùng hồ xã Phúc Sạn (Mai Châu) hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ nuôi cá lồng.
Không có hình ảnh
Người tiêu dùng huyện Đà Bắc đến với phiên chợ mua sắm tại các gian hàng Việt.

Bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính

(HBĐT) - Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp tiền vào ngân sách, trong thời gian vừa qua, Cục Thuế tỉnh và KBNN tỉnh đã phối hợp triển khai việc thu ngân sách Nhà nước thông qua các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên báo Hoà Bình đã phỏng vấn ông Bùi Anh Tấn, Phó cục Trưởng Cục thuế tỉnh.

Công tác khuyến khích phát triển kinh tế thành phố Hòa Bình – 20 năm nhìn lại

(HBĐT) - Được thành lập từ năm 2002, Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế thành phố Hòa Bình (KKPTKT TPHB) đã đi được một chặng đường khá dài với nhiều nỗ lực vượt khó. Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, ông Đinh Xuân Hình, Giám đốc Trung tâm chia sẻ: Hoạt động của Trung tâm giống như những cơn mưa phùn. Mưa phùn lâu ngày sẽ thấm sâu vào lòng đất, tạo ra hiệu ứng tích cực giúp người nông dân có thêm sức mạnh để làm chủ quy trình sản xuất, từ đó làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn.

Thiếu và yếu trong phát triển du lịch

(HBĐT) - Trong 6 năm (2006-2011), toàn tỉnh có trên 4,9 triệu lượt khách thăm quan, du lịch, trong đó, gần 400.000 khách quốc tế với thu nhập từ du lịch trên 1.600 tỷ đồng. Hiện, cả tỉnh có 233 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 20 khách sạn, 164 nhà nghỉ và 49 hộ kinh doanh nhà nghỉ du lịch trong các xóm, bản. Ngành Du lịch đã tạo việc làm cho gần 1.500 lao động có thu nhập ổn định.

Hỗ trợ nông dân vốn phát triển sản xuất để thoát nghèo bền vững

(HBĐT) - Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2011, toàn tỉnh có 50.770 hộ nghèo trong tổng số 194.600 hộ dân, chiếm 26,09%; hộ cận nghèo có 30.938 hộ, chiếm 15,9%. Trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo thì thiếu vốn sản xuất là nguyên nhân căn bản nhất.

Giới đầu cơ "méo mặt" vì đất nông nghiệp

(HBĐT) - Trong suốt gần một năm từ giữa 2011 - giữa 2012, tình trạng mua bán đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hoà Bình dường như trái chiều với đà giảm nhanh của bất động sản nói chung. Tại những khu vực được đánh giá là “điểm nóng” liền kề với những dự án đầu tư đã được phê duyệt dường như luôn là tâm điểm “săn lùng” của giới đầu cơ bất động sản (BĐS) ưa mạo hiểm.

Các điểm bán đèn lồng đìu hiu khách

(HBĐT) - Năm nay, ở vào lúc Tết Trung thu 2012 đã gần kề, các điểm bán đèn lồng trên các tuyến phố vẫn đìu hiu khách. Thông tin đèn lồng xuất xứ Trung Quốc có muối cadimi (Cd) sử dụng như là chất tạo màu có hàm lượng cao gấp nhiều lần mức cho phép theo tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em, có thể dẫn đến nhiều loại bệnh như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, thiếu máu, loãng xương, gây dị dạng cho thai nhi (đối với phụ nữ mang thai)… sau nhiều lần tiếp xúc, cầm nắm đã khiến người tiêu dùng không mặn mà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục