Đường giao thông đến trung tâm xã quanh co và hẹp dẫn đến việc lưu thông và trao đổi hàng hóa của người dân trong xã gặp nhiều khó khăn.
(HBĐT) - Xã Tân Mai là xã thuộc vùng 135 của huyện Mai Châu, xã có diện tích tự nhiên là 3.475,69 ha, trong đó, diện tích mặt hồ sông Đà 659 ha. Dân cư được phân bố tại 7 xóm, có 364 hộ với 1.398 khẩu được chia thành 2 vùng khác nhau là vùng dân tộc Dao và vùng dân tộc Mường sống rải rác ven sông Đà. Có địa giới giáp xã Chiềng Yên, huyện Mộc Châu, Sơn La.
Hiện nay, bình quân thu nhập đầu người của Tân Mai vẫn còn ở mức 4,5 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo (tiêu chí mới) còn ở mức cao là 75,63%, tăng trưởng kinh tế đạt 5,5%. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu tăng thu nhập, ổn định KT-XH, giảm tỷ lệ hộ nghèo, Đảng bộ tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào hoạt động xóa đói - giảm nghèo, nỗ lực phấn đấu, chủ động vươn lên thoát nghèo; phát huy thế mạnh trong nuôi cá lồng và phủ xanh đất trống - đồi núi trọc, lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao để xây dựng mô hình điểm và từng bước nhân rộng gắn với hỗ trợ các nguồn vốn của các dự án đầu tư để phát triển ngành nghề nhưng phải đảm bảo phát triển một cách khoa học, bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức xã hội, đoàn thể tập trung chăm lo giải quyết việc làm cho người lao động.
Ưu thế lớn nhất của xã là có diện tích rừng lớn, được trồng chủ yếu tre, luồng, xoan, keo lai nhưng thời gian cho người dân thu hoạch được sản phẩm cũng phải từ 4-5 năm, thời gian quay vòng lâu nên sản xuất của người dân vẫn mang tính tự cung, tự cấp. Vừa qua, lũ quét gây ảnh hưởng một phần lớn diện tích đất canh tác, số khu vực có nguy cơ sạt lở cao, một số công trình phúc lợi xã hội thuộc các chương trình, dự án Nhà nước đầu tư như: điện, trường, trạm, giao thông đã xuống cấp, hư hỏng đã tác động không nhỏ tới đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Trong 8 tháng qua, UBND xã đã tập trung phối hợp với các ban, ngành đoàn thể và xóm khắc phục khó khăn tận dụng diện tích có thể gieo trồng với tổng diện tích lúa nước được 24 ha, đạt 50%; 52ha ngô, đạt 86,66%, năng suất lúa ước đạt 30 tạ/ha so với kế hoạch. Nhiều hộ gia đình đã tận dụng diện tích sẵn có trên mặt hồ nhân rộng lên 64 lồng cá bằng nhiều nguồn vốn Chương trình 135, vốn DA ổn định dân cư vùng lòng hồ sông Đà. Bên cạnh đó, việc kế hoạch trồng rừng do dự án PI tài trợ cho xã 150 ha cây luồng, đến thời điểm này đã trồng được trên 80 ha; Ngoài ra về giao thông thủy lợi, xã đã kết hợp với Đoàn xã và nhân dân tu sửa trên 5 km các tuyến đường nội xóm, nạo vét gần 2 km kênh mương. Do kinh tế còn chậm phát triển nên đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân còn hạn chế nhiều mặt điển hình như giáo dục, do trường được xây dựng ven hồ, có nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa bão và với trang thiết bị giảng dạy đã bị hư hỏng, cũ do đó đã tác động không nhỏ đến tư tưởng của giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh.
Đồng chí Đinh Văn Mạnh cho biết thêm: vì Tân Mai là một xã vùng hồ nên việc phát huy nội lực gắn với chương trình xây dựng mục tiêu quốc gia xây dựng NTM còn gặp nhiều khó khăn, ngành nghề chủ yếu của người dân là tự phát nên nhiều năm qua, xã vẫn lúng túng để tìm hướng thoát nghèo. Vì vậy, trong thời gian tới, rất cần sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư về cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi phục vụ dân sinh; đưa con giống, cây trồng và chuyển giao KH-KT đến các hộ gia đình khó khăn trong xã Tân Mai nói riêng và các xã vùng hồ sông Đà nói chung để nhân dân vùng lòng hồ tăng thu nhập, từng bước ổn định kinh tế, xóa đói – giảm nghèo.
Lưu An
(HBĐT) - Được thành lập từ năm 2002, Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế thành phố Hòa Bình (KKPTKT TPHB) đã đi được một chặng đường khá dài với nhiều nỗ lực vượt khó. Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, ông Đinh Xuân Hình, Giám đốc Trung tâm chia sẻ: Hoạt động của Trung tâm giống như những cơn mưa phùn. Mưa phùn lâu ngày sẽ thấm sâu vào lòng đất, tạo ra hiệu ứng tích cực giúp người nông dân có thêm sức mạnh để làm chủ quy trình sản xuất, từ đó làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn.
(HBĐT) - Trong 6 năm (2006-2011), toàn tỉnh có trên 4,9 triệu lượt khách thăm quan, du lịch, trong đó, gần 400.000 khách quốc tế với thu nhập từ du lịch trên 1.600 tỷ đồng. Hiện, cả tỉnh có 233 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 20 khách sạn, 164 nhà nghỉ và 49 hộ kinh doanh nhà nghỉ du lịch trong các xóm, bản. Ngành Du lịch đã tạo việc làm cho gần 1.500 lao động có thu nhập ổn định.
(HBĐT) - Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2011, toàn tỉnh có 50.770 hộ nghèo trong tổng số 194.600 hộ dân, chiếm 26,09%; hộ cận nghèo có 30.938 hộ, chiếm 15,9%. Trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo thì thiếu vốn sản xuất là nguyên nhân căn bản nhất.
(HBĐT) - Trong suốt gần một năm từ giữa 2011 - giữa 2012, tình trạng mua bán đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hoà Bình dường như trái chiều với đà giảm nhanh của bất động sản nói chung. Tại những khu vực được đánh giá là “điểm nóng” liền kề với những dự án đầu tư đã được phê duyệt dường như luôn là tâm điểm “săn lùng” của giới đầu cơ bất động sản (BĐS) ưa mạo hiểm.
(HBĐT) - Năm nay, ở vào lúc Tết Trung thu 2012 đã gần kề, các điểm bán đèn lồng trên các tuyến phố vẫn đìu hiu khách. Thông tin đèn lồng xuất xứ Trung Quốc có muối cadimi (Cd) sử dụng như là chất tạo màu có hàm lượng cao gấp nhiều lần mức cho phép theo tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em, có thể dẫn đến nhiều loại bệnh như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, thiếu máu, loãng xương, gây dị dạng cho thai nhi (đối với phụ nữ mang thai)… sau nhiều lần tiếp xúc, cầm nắm đã khiến người tiêu dùng không mặn mà.
(HBĐT) - Từ ngày 27 – 30/9, tại Nhà Văn hóa thành phố Hòa Bình, Công ty TNHH Thương mại Quốc tế và dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long đã triển khai Chương trình Đưa hàng Việt về nông thôn tại các tỉnh, thành. Hòa Bình là đích đến đầu tiên mà doanh nghiệp vươn tới.