Dù bị tác động không nhỏ của khủng hoảng kinh tế, nhưng dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục là lĩnh vực mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu phục hồi đà tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cân bằng cán cân thương mại trong mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ đầu năm đến nay tiếp tục dẫn đầu xuất khẩu cả nước, tính chung chín tháng toàn ngành đạt 11,25 tỷ USD (chưa tính xuất khẩu nguyên phụ liệu), tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, tình hình thị trường thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi, bởi vậy để đạt kim ngạch xuất khẩu 15 tỷ USD ngành dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và cần nỗ lực của toàn ngành.
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ - thị trường lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam có chuyển biến tích cực với kim ngạch tháng Chín tăng 13-14% so với cùng kỳ.
Nhiều khả năng Nhật Bản sẽ vượt qua EU trở thành thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam nếu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng 20%. Ngoài ra, tình hình xuất khẩu sang một số thị trường như Argentina, Chile, Angola, Panama, Australia... cũng đạt được mức tăng trưởng đáng khích lệ.
Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đang có xu hướng chậm lại và dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sang EU năm 2012 sẽ giảm 4% so với năm 2011. Mục tiêu của dệt may Việt Nam trong năm nay sẽ xuất khẩu 2,7 tỷ USD vào thị trường EU.
Hiện nay, các doanh nghiệp ngành dệt may, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó khăn trong việc thu xếp vốn và tìm kiếm đơn hàng để phát triển sản xuất. Không có đơn hàng, thu nhập sụt giảm, người lao động thường bỏ việc để đi tìm việc làm khác có thu nhập tốt hơn, làm các doanh nghiệp thêm khó khăn về nguồn nhân lực.
Lãnh đạo một doanh nghiệp lớn tại Hải Phòng, cho biết: hiện nay số lượng đơn hàng của công ty nhận được đã tăng hơn so với các tháng đầu năm, nhưng lại đối mặt với tình trạng thiếu vốn, thiếu lao động. Một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp cần phải có giải pháp để thích ứng đó là đơn hàng ngắn, yêu cầu kỹ thuật cao hơn nhưng giá cả lại giảm sút khiến nhiều doanh nghiệp trở tay không kịp.
Ngoài các khó khăn chung của các doanh nghiệp công nghiệp, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đứng trước khó khăn, tranh chấp về mua bán bông giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Mỹ thuộc Hiệp hội Bông quốc tế. Hơn nữa về ân hạn nộp thuế 275 ngày, theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, việc bỏ ân hạn thuế 275 ngày sẽ làm giá thành sản phẩm xuất khẩu tăng từ 8% (trường hợp bảo lãnh ngân hàng) đến 16% (trường hợp vay tiền nộp thuế nhập khẩu), các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp dệt may nói riêng đã khó lại càng khó thêm. Hiệp hội dệt may Việt Nam đang đề nghị tiếp tục thực hiện ân hạn thuế 275 ngày để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
Ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam cho biết như mọi năm tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành sẽ tăng lên vào cuối năm, nhưng năm nay thì khác hẳn, tình hình xuất sản xuất kinh doanh chững lại, do tình hình kinh tế của thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu tiêu dùng thắt chặt…Tuy nhiên, mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 15 tỷ USD của ngành năm 2012 khả năng sẽ đạt được, nhưng tăng trưởng không nhiều khoảng 10%.
Hiện nay, ngoài việc chuẩn bị gấp rút hoàn thành những đơn hàng cho quý IV/2012, các doanh nghiệp còn có sự chuẩn bị cho quý I, II năm sau, một số đơn vị đã có đơn hàng cho những tháng đầu năm 2013.
Như vậy, để chuẩn bị cho kế hoạch năm tiếp theo các doanh nghiệp nên nhìn vào thị trường chính của mình để có kế hoạch cho phù hợp, đồng thời muốn phát triển được phải mở rộng thêm thị trường, thay đổi cách thức làm ăn và thay đổi mạnh hơn nữa. Có như vậy ngành dệt may mới có thể vượt qua thời kỳ khó khăn như hiện nay.
Một số chuyên gia trong ngành cho biết Việt Nam vẫn tiếp tục là một trong những thị trường đầy tiềm năng. Đặc biệt sẽ có một số lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán và tiến tới gia nhập, sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho ngành dệt may Việt Nam, bên cạnh năng lực cạnh tranh sẵn có về giá và chất lượng./.
Theo TTXVN
(HBĐT) - Khoai tây là cây trồng phổ biến trong vụ đông ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc, trong đó có tỉnh ta. ông Nguyễn Hồng Yến, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV cho biết: Vụ đông 2011, Chi cục BVTV tỉnh đã làm mô hình điểm tại xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) với diện tích 1.000 m2, tạo được sự quan tâm nhất định từ phía chính quyền địa phương, đơn vị chức năng và nông dân các vùng lân cận.
(HBĐT) - Trong những năm qua, nguồn vốn của ngân hàng CSXH tỉnh đã trở thành địa chỉ tin cậy cho các hộ nghèo, hộ chính sách tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư phát triển SX, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Đến nay, ngân hàng đã triển khai cho vay 10 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ trên 1.515 tỷ đồng. Nguồn vốn của ngân hàng đã đến tận tay người thực sự cần vốn giúp họ thoát nghèo.
(HBĐT) - Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đà Bắc vừa tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng HSSV.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp đã tổ chức triển khai các đề án khuyến công thuộc nguồn kinh phí quốc gia và địa phương với tổng kinh phí 1 tỷ 130 triệu đồng.
(HBĐT) - Mô hình trồng su su lấy ngọn do Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh triển khai tại xóm Khan Thượng, xã Ba Khan (Mai Châu) từ năm 2011 đến nay đã được cấp chứng nhận VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt cho rau, quả an toàn). Mô hình thực hiện bằng nguồn kinh phí dự án Chương trình MTQG đảm bảo an toàn cho sản xuất nông sản.
(HBĐT) - Năm 2012, Dự án kiên cố hóa khắc phục tình trạng sạt lở mái ta luy trên quốc lộ 6 qua tỉnh ta được phê duyệt tổng số 12 điểm. Từ trung tuần tháng 8 đến nay, Công ty cổ phần đầu tư Năng lượng - Xây dựng - Thương mại Hoàng Sơn đang tập trung triển khai thi công 5 điểm gồm: km 98+50; km 111+850; km 113+650; km 139+900 và km 152+400. Đầu tháng 10, nhà thầu tiếp tục tập trung lực lượng, phương tiện để triển khai thi công 2 điểm, gồm: km 139+400 và km 138+750.