(HBĐT) - Ngày 23/10, Ban Chỉ đạo Dự án “Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình” (PSARD Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015) đã tổ chức phiên họp thứ 3 đánh giá kết quả hoạt động 9 tháng, triển khai kế hoạch hoạt động quý IV/2012, quý I/2013. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ dự án PSARD Hòa Bình chủ trì hội nghị.

 

Theo báo cáo tình hình thực hiện dự án 9 tháng, kế hoạch toàn diện về phát triển KT-XH dựa vào nhu cầu ở các cấp huyện và xã đã được tiêu chuẩn hóa trên địa bàn tỉnh, bao trùm tất cả các hoạt động phát triển ở địa phương. 210/210 xã, phường đã gửi dự thảo theo quy trình mới, chất lượng bản dự thảo cải thiện rõ rệt, nhất là danh mục các hoạt động đề xuất. Hoạt động  Quỹ phát triển xã cung cấp nguồn lực cho việc cải thiện các hạ tầng cơ sở quy mô nhỏ, sản xuất nông nghiệp (CDF) của 73 xã đã được thẩm định và phê duyệt với tổng số 350 hoạt động đã được đề xuất, trên 28.000 hộ hưởng lợi, trong đó, hộ nghèo chiếm 32,9%. Tổng giá trị đầu tư cho các hoạt động đạt 19,9 tỷ đồng, trong đó, tỷ lệ đóng góp của người dân chiếm 40,3%. Về kết quả các dịch vụ công, đã tổ chức và hoàn thành 996 lớp với gần 11.000 nông dân tham gia. 130 điểm dịch vụ thú y, 122 tổ BVTV liên xã, cụm xã đã đi vào hoạt động, cung cấp dịch vụ tại địa phương.

 

Dưới sự điều hành của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Dự án, các đối tác hoạt động và đại biểu các huyện, thành phố đã thảo luận, đóng góp ý kiến cho bản kế hoạch hoạt động quý IV/2012 và kế hoạch hoạt động quý I/2013.

 

Phát biểu kết luận, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Dự án lưu ý về tiến độ chung cho hoạt động dự án còn chậm, năng lực quản lý dự án còn hạn chế, công tác thông tin, báo cáo chưa kịp thời, tổ chức thanh, quyết toán chậm. Thời gian tới, cần tăng cường chỉ đạo thực hiện bám sát kế hoạch năm; tăng cường lãnh, chỉ đạo các ngành liên quan, các huyện tháo gỡ vướng mắc từ cơ sở; đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho các chương trình đảm bảo nguyên tắc quy định; rà soát năng lực điều phối viên đáp ứng yêu cầu chuyên môn; dành ưu tiên cho hoạt động tập huấn cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ, tập trung kiểm tra, giám sát hiệu quả của hoạt động hiện trường, nghiên cứu lớp học hiện trường và các điểm dịch vụ thú y.

 

 

                                                                        Bùi Minh

 

Các tin khác

Nghề nuôi cá lồng góp phần cải thiện cuộc sống  người dân vùng hồ Hiền Lương (Đà Bắc).
Công nhân Nhà máy gạch Tuynel Thanh Lương (xóm Gò Mu, xã Thanh Lương) lo lắng trước lượng gạch tồn kho chất đống trên bãi. Hiện nay, nhà máy chỉ sản xuất cầm chừng do không tiêu thụ được nguyên liệu.
Toàn tỉnh hiện có 154 dự án sản xuất công nghiệp, chiếm 40,6% tổng dự án đầu tư (Ảnh: Công ty TNHH Việt Nam FRAGRANCES Hòa Bình hoạt động tại KCN Lương Sơn, tạo việc làm ổn định cho hơn 100 lao động).
Không có hình ảnh

Lạc Thủy: 400 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất

(HBĐT) - Năm 2012, huyện Lạc Thủy được phân bổ 400 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn kinh phí chương trình NTM.

Gần 6 tỉ đồng phát triển HTX và ngành nghề nông thôn

(HBĐT) - Năm 2012, nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất, phát triển HTX và ngành nghề nông thôn 5,83 tỷ đồng. Các mô hình được tập trung thực hiện tại 44 xã phấn đấu về đích vào năm 2015 với 95 mô hình: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản, phát triển ngành nghề nông thôn...

Xã Cao Sơn phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vững

(HBĐT) - Xã Cao Sơn (Đà Bắc) là một trong những xã được hưởng lợi từ chương trình xây dựng TTCX ngay giai đoạn đầu triển khai trên địa bàn tỉnh. Các công trình đường, chợ, nước sinh hoạt… được đầu tư xây dựng đã góp phần mang lại diện mạo mới cho trung tâm xã, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Ông Triệu Phúc Thi, Chủ tịch UBND xã cho biết: Từ chương trình xây dựng TTCX, xã đã tiếp nhận nhiều chương trình, dự án triển khai trên địa bàn như Chương trình 135, DAGN, đầu tư xây dựng cơ bản, khai hoang…, cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng kiên cố, khang trang, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Tổng dư nợ tín dụng đạt trên 8.270 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng NN tỉnh, tổng dư nợ 9 tháng năm 2012 của các NH, TCTD trên địa bàn đạt đạt trên 8.270 tỷ đồng, tăng 610 tỷ đồng (+8%) so với 31/12/2011, trong đó, dư nợ ngắn hạn 4.399 tỷ đồng, chiếm 54%/tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn 3.824 tỷ đồng, chiếm 46%/tổng dư nợ.

Mai Châu phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Mai Châu cách tỉnh lỵ 70 km về phía tây bắc, có diện tích tự nhiên 570.127 ha. Toàn huyện có 22 xã, 1 thị trấn với 137 thôn, bản, dân số trên 52.000 người, trong đó, dân tộc Thái chiếm 62%, còn lại là dân tộc Kinh, Dao, Mông. Mai Châu là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội đặc sắc, ngành nghề thủ công truyền thống mang đậm nét văn hóa các dân tộc. Đây là vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch, thu hút du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

Lương Sơn tổ chức hội chợ thương mại năm 2012

(HBĐT) - Tối ngày 20/10, Trung tâm XTTM tỉnh, UBND huyện Lương Sơn đã tổ chức khai mạc hội chợ thương mại năm 2012.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục