Đại biểu QH Nguyễn Cao Sơn phát biểu thảo luận tại hội trường.

Đại biểu QH Nguyễn Cao Sơn phát biểu thảo luận tại hội trường.

(HBĐT) - Ngày 30/10, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. Tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Cao Sơn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình phát biểu:

 

Sau khi nghiên cứu báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế trình bày trước Quốc hội. Tôi cơ bản nhất trí với những đánh giá như các bản báo cáo đã nêu và những giải pháp chủ yếu về chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

 

Năm 2012, trong điều kiện diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới, nhưng dưới chỉ đạo điều hành của Chính phủ, kinh tế nước ta đã đạt được kết quả cơ bản như: Lạm phát được kiềm chế; Kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn so với chỉ tiêu kế hoạch; Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi; Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; Số vụ tai nạn giao thông giảm thiểu rõ rệt so với cùng kỳ. Việc thực hiện các chính sách bình ổn giá và miễn, giảm, gia hạn nhiều loại tiền thuế đã giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nêu trên, kinh tế - xã hội vẫn còn một số hạn chế như: Việc đánh giá, dự báo tình hình chưa sát với thực tế; Còn bị động, chưa theo kịp với những diễn biến của nền kinh tế; Sự phối hợp chưa tốt giữa các ngành và một số nguyên nhân khác, đòi hỏi báo cáo của Chính phủ cần phân tích làm rõ hơn tình hình để có những giải pháp phù hợp. Tôi xin đề cập một số vấn đề sau:

 

Về tình hình hoạt động của hệ thống doanh nghiệp: Sau khi kiềm chế lạm phát, chỉ số CPI tăng 7%  so với cùng kỳ năm ngoái, việc thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát là cần thiết, nhưng hệ quả là, cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn, có hàng trăm ngàn doanh nghiệp thua lỗ, ngừng sản xuất, giải thể. Người lao động thất nghiệp tăng cao, an sinh xã hội bị ảnh hưởng.

 

Trong khi đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa được cho là mô hình hoạt động hiệu quả hơn nhưng đã bộc lộ những điểm yếu về tính thiếu chuyên nghiệp và phát triển không bền vững, dễ bị tổn thương. Do một tỷ lệ không nhỏ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dựa vào nguồn vốn tín dụng là chính, nay phải đối mặt với mặt bằng lãi suất cao, dẫn đến tình trạng bất lợi và lâm vào khủng hoảng thua lỗ, ngừng sản xuất, giải thể khi nền kinh tế gặp khó khăn như hiện nay.

 

Từ thực tế trên, để nền kinh tế phục hồi thì theo tôi, trước mắt cần ưu tiên cho doanh nghiệp được bình phục lại bằng một số giải pháp sau:

 

Một là. Việc xử lý hàng hóa tồn kho: Hiện nay, chỉ số hàng tồn kho đến tháng 9 còn 20,4% đã đẩy doanh nghiệp vào tình thế khó khăn vừa nợ đọng vốn, vừa phải chịu lãi vay. Tôi cho rằng, ngoài việc doanh nghiệp chủ động điều chỉnh giá, rất cần có sự hỗ trợ về chính sách của nhà nước như: Hệ thống ngân hàng phải giảm lãi suất tiền vay xuống dưới 11%/năm, thực hiện chính sách cho vay tiêu dùng. Giảm bớt các thủ tục rườm rà, giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Thực hiện khẩn trương các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bằng cách giảm thuế VAT, giảm thuế suất thu nhập doanh nghiệp, cắt giảm tối đa các loại phí không còn phù hợp nhằm giảm bớt chi phí gia nhập thị trường cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Giảm hoặc giãn thời gian nộp tiền thuê đất để cứu doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

 

Mở rộng thêm đối tượng được hưởng ưu đãi thuế, phần sụt giảm từ thu ngân sách Chính phủ sẽ tăng cường vào việc chống thất thoát thuế, kiểm tra chống gian lận thương mại, chống chuyển giá và đặc biệt là việc thu hồi nợ đọng thuế.

 

Hai là. Qua đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm. Sau khi triển khai Nghị quyết số 11, ngày 24/02/2011 của Chính phủ nhiều công trình bị ngừng hoặc giãn hoãn tiến độ đầu tư. Cử tri và nhân dân tỉnh Hòa Bình kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét cho ứng trước từ nguồn vốn dự phòng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 – 2015 để đẩy nhanh tiến độ dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 12B đang bị hư hỏng nghiêm trọng.

 

Đề nghị bổ sung nguồn vốn thực hiện Đề án “ổn định dân cư vùng lòng hồ sông Đà”, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009-2015 và theo Nghị quyết số 30, ngày 21/6/2012 của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 13; kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ ngày 10/7/2012 .

 

Ba là. Thực hiện Chỉ thị số 1792, ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, các nguồn vốn khác do Trung ương quản lý đã làm tăng thủ tục hành chính và chậm giải ngân các chương trình, dự án, nhất là chương trinh dự án 134, 135. Các địa phương không được chủ động điều chỉnh kế hoạch vốn trong chương trình dự án được giao để đẩy nhanh tiến độ giải ngân sớm đưa các công trình vào sử dụng, đã làm giảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và có sự điều chỉnh, giúp các địa phương chủ động sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả.

 

Bốn là. Đối với các dự án đã hoàn thành khối lượng sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ theo Nghị quyết 881 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 4/01/2010. Quốc hội, Chính phủ khẩn trương có phương án trả nợ đối với những dự án phát sinh do điều chỉnh chênh lệch đơn giá, tăng tổng mức đầu tư. Đề nghị phải được phê duyệt lại tổng mức đầu tư và được thẩm định nguồn vốn để trả nợ cho doanh nghiệp bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

 

Năm là. Về việc điều chỉnh lương tối thiểu trong khối doanh nghiệp: Tôi đồng tình với quan điểm nâng cao thu nhập cho người lao động để cải thiện đời sống. Tuy nhiên, khi tính toán điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động, Chính phủ nên cân nhắc những tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia. Cần có định hướng tăng lương tối thiểu trong thời gian trước 3 năm, nhằm tạo sự chủ động cho việc đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp./.

 

                                  

 

                                            Bích Ngọc

                (VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổng hợp)

 

 

Các tin khác

Ngân hàng phải dừng phát hành chứng chỉ huy động ngắn hạn bằng vàng trước 30.6.
Không có hình ảnh
Nông dân xã Trung Sơn (Lương Sơn) phấn khởi thu hoạch lúa vụ mùa, năng suất bình quân đạt 51 tạ/ha.

Lương Sơn: Thực hiện đồng bộ các giải pháp, đảm bảo nguồn thu ngân sách

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Lương Sơn đã tích cực trong chỉ đạo, điều hành việc thu ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo kế hoạch đặt ra và cân đối ngân sách. Tuy nhiên, tính chung 9 tháng, thu ngân sách toàn huyện mới thực hiện được trên 43 tỷ đồng, bằng 28,2% dự toán huyện giao và bằng 29,1% dự toán tỉnh giao, so với cùng kỳ bằng 48,8%.

Hội Nông dân xã Thanh Hối (Tân Lạc): Giúp hội viên phát triển kinh tế

(HBĐT) - Hội Nông dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) hiện có 926 hội viên, chiếm tỷ lệ 73,6% so với hộ nông nghiệp. Cùng với việc xây dựng, củng cố tổ chức Hội, HND xã Thanh Hối đã đẩy mạnh phong trào thi đua nông dân SX-KD giỏi, đoàn kết giúp nhau XĐ-GN và làm giàu chính đáng. Nét nổi bật là từ phong trào này đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của nông dân, động viên họ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề.

Bão quật đổ cột phát sóng truyền hình Nam Định cao 180 mét

Đêm qua (28-10), bão số 8 đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh Nam Định đã làm đổ cột truyền dẫn, phát sóng Đài PT-TH tỉnh Nam Định cao 180 mét mới được đưa vào sử dụng chưa lâu.

Cao Phong tổng kết 10 năm hoạt động khuyến nông – khuyến lâm

(HBĐT) - Ngày 27/10, huyện Cao Phong đã tổ chức tổng kết 10 năm hoạt động KN–KL (2002 – 2012).

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng - Nhìn từ dự án trung tâm thương mại và nhà ở Lương Sơn

(HBĐT) - Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước nhiều khó khăn thế nhưng doanh nghiệp trẻ - Công ty CP Đông Dương vẫn quyết tâm triển khai dự án Trung tâm thương mại và nhà ở Lương Sơn bảo đảm tiến độ và chất lượng, tham gia tích cực vào định hướng huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại đồng bộ, gắn kết với phát triển thương mại, dịch vụ tạo tiền để xây dựng thị xã Lương Sơn trong tương lai.

Khó khăn trong việc hỗ trợ tiền bảo vệ rừng cho người dân vùng hồ sông Đà

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Đà, tổng diện tích bảo vệ rừng tự nhiên của 20 xã thuộc lưu vực hồ Hòa Bình là 16.436,89 ha. Tuy nhiên, theo Quyết định số 390/QĐ-UBND ngày 4/4/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh kế hoạch vốn chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững năm 2012, diện tích rừng tự nhiên được đầu tư bảo vệ là 249,9 ha, như vậy còn 16.207 ha rừng tự nhiên thuộc lưu vực hồ Hòa Bình chưa được phê duyệt đầu tư bảo vệ.Vì vậy, thời gian vừa qua, việc bảo vệ rừng cũng gặp nhiều khó khăn cho BQL, còn người dân trong vùng lòng hồ không có tiền trợ cấp cho việc bảo vệ rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục