Làm thế nào để có thể giải quyết được các khó khăn tồn đọng và tăng tốc độ phát triển sau khi mua bán và sáp nhập mới là vấn đề quan trọng đối với các nhân hàng

 

Trong đề án tái cấu trúc nền kinh tế, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng (NH) là một nội dung lớn được Chính phủ quan tâm đặc biệt. Khi thanh khoản của NH suy kiệt sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Tuy nhiên, đây lại chính là cơ hội thúc đẩy cho hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) lĩnh vực tài chính, NH.

Tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản thấp

Sau vụ hợp nhất NH SCB (hợp nhất từ 3 NH là SCB, TinNghia Bank và Ficombank), vụ Habubank sáp nhập với  SHB, mới đây thị trường tài chính cũng rộ lên thông tin DaiABank sáp nhập  HDBank.  Phía NH Nhà nước cũng đã chấp thuận phương án sáp nhập của 2 NH này.
Chiến luợc tái cấu trúc kinh tế đất nuớc đang tạo ra co hội M&A ngành ngân hàng. Trong ảnh: Habubank đã chính thức sáp nhập với SHB từ ngày 28-8-2012

M&A lĩnh vực NH Việt Nam đã diễn ra khá sôi động trong năm 2012, song hoạt động này được đánh giá sẽ nóng lên trong thời gian tới khi đề án tái cấu trúc ngành được NH Nhà nước thực hiện mạnh mẽ hơn ở các giai đoạn tiếp theo. Và không chỉ các NH nhỏ trong diện phải tái cơ cấu khó tránh áp lực M&A mà ngay cả một số NH lớn cũng có thể sẽ hợp nhất trong tương lai. 

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí, đối với các NH thương mại  Việt Nam, ngoài việc vốn điều lệ còn thấp, hệ số CAR (hệ số an toàn vốn) tối thiểu chưa cao thì tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản vẫn còn thấp, mới chỉ đạt hơn 10%, trong khi ở hầu hết các nước vào khoảng 20%. Đây là một cảnh báo về sự yếu kém tồn đọng của NH Việt Nam, trong bối cảnh nợ xấu đang tăng cao, vì thế, tái cơ cấu hệ thống NH thương mại là bức thiết. Tuy nhiên, tái cơ cấu không phải là giảm số lượng để NH Nhà nước dễ bề quản lý, mà tái cơ cấu NH thông qua hình thức M&A được xem là một cuộc cải tổ sâu đậm trong hệ thống tài chính - NH nên xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng

TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nhận định sắp tới, nếu các NH quy mô nhỏ và yếu kém không sáp nhập hoặc tìm đối tác hợp nhất vào một NH lớn thì chắc chắn khó tránh bị “gom” vào với nhau khi đề án tái cấu trúc NH được NH Nhà nước thực hiện mạnh mẽ. Tuy nhiên, điều cần quan tâm hơn đối với các NH đó chính là sự phát triển hậu M&A. Làm thế nào để có thể giải quyết được các khó khăn tồn đọng và tăng tốc độ phát triển sau khi M&A mới là vấn đề quan trọng. Thực tiễn cho thấy khoảng 70% các thương vụ M&A chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng bởi sự tích hợp kém và đánh giá quá cao sức mạnh tổng hợp sau M&A. M&A là chiến lược hiệu quả để gia tăng khách hàng, phát triển mạng lưới cũng như gia tăng thị phần cho NH. Các NH quy mô nhỏ có thể sáp nhập lại với nhau để trở thành một NH lớn hoặc NH mạnh mua lại NH nhỏ. Song để đạt được điều này đòi hỏi phải có sự hợp lực và từng bước cải tổ tốt hơn bộ máy NH trong thời kỳ hậu M&A.

 

                                                                    Theo Báo NLĐ

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Nguyễn văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Công ty TNHH Dongah Elecom Việt Nam - một trong 7 nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động SX-KD tại KCN Lương Sơn chuyên sản xuất linh kiện điện tử, có tổng vốn đăng ký đầu tư 4,5 triệu USD đã đi vào sản xuất ổn định, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.  Ảnh: Công nhân bộ phận kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng.
Nông dân thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) trồng bí xanh trái vụ mang lại giá trị kinh tế cao.

Tân Lạc: Đầu tư trên 2,4 tỉ đồng cứng hoá đường GTNT

(HBĐT) - Năm 2012, huyện Tân Lạc có kế hoạch cứng hoá 10,5 km đường GTNT, trong đó loại mặt đường rộng 3 m là 8 km và 2,5 km loại mặt đường rộng 3,5 m, thực hiện ở 7: xã Ngọc Mỹ, Đông Lai, Địch Giáo, Phong Phú, Do Nhân, Lỗ Sơn, Gia Mô và thị trấn Mường Khến.

Triển khai mô hình trồng ngô nếp và khoai tây vụ đông tại xã Mãn Đức

(HBĐT) - Từ vốn chương trình nông thôn mới, huyện Tân Lạc vừa triển khai mô hình trồng ngô nếp và khoai tây vụ đông tại xã Mãn Đức với mục tiêu hỗ trợ nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Hướng đến trồng rừng chất lượng cao

(HBĐT) - Năm 2012, tỉnh ta đặt kế hoạch trồng mới 7.000 ha rừng. Đến hết tháng 10, toàn tỉnh đã trồng mới được 8.100 ha rừng, vượt 15% kế hoạch. Theo đánh giá của ngành lâm nghiệp, trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn, kết quả này đã ghi nhận bước chuyển quan trọng trong xã hội hoá nghề rừng. ở nhiều địa phương, người dân tự bỏ tiền ra để trồng rừng và mục tiêu của ngành lâm nghiệp là hướng đến trồng rừng chất lượng cao.

Thiết lập đường dây nóng về lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

(HBĐT) - Nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tư vấn và giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của các tổ chức và công dân; đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án góp phần hạn chế khiếu kiện đông người liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cơ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

KCN Bờ trái sông Đà: Lấp đầy 54% diện tích đất thương phẩm

(HBĐT) - Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh, đến nay, KCN Bờ trái sông Đà (TPHB) đạt tỷ lệ lấp đầy là 54% diện tích đất thương phẩm, thu hút được 18 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 16 triệu USD và 482,4 tỷ đồng.

Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 30,28% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi, thời gian qua, các chương trình, dự án như 135, giảm nghèo, KN-KN... đã hỗ trợ đưa nhiều giống mới tiến bộ vào sản xuất như giống bò lai sind hướng thịt chất lượng cao; giống lợn hướng nạc Yorkshie, Landrad; giống dê bách thảo, dê Bore, Sanem; gà lương phượng, tam hoàng; vịt CV super M, vịt Khaki campell...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục