Mô hình trồng bưởi da xanh tại xã Thanh Hối (Tân Lạc) cho sản lượng 600-700 quả/gốc đang được nhân rộng ra các xã trong huyện nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân.
(HBĐT) - Tân Lạc là một trong những huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, song ruộng đất hiện còn manh mún, phân tán. ông Bùi Văn Tinh, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Xác định xây dựng NTM phải gắn liền với phát triển nông nghiệp, huyện Tân Lạc đã ưu tiên thực hiện phát triển SX, nâng cao thu nhập cho người dân, làm đường GTNT, nội đồng...
Với quan điểm đó, Tân Lạc đã xác định, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá, thâm canh tăng vụ nhằm tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích canh tác để người nông dân thực sự gắn bó với đồng ruộng và sống được bằng đồng ruộng.
Từ vụ đông năm 2011, xã điểm Phong Phú đã thực hiện thành công mô hình trồng cây vụ đông bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển SX của chương trình NTM. Có 25 hộ trực tiếp tham gia mô hình với 3 loại cây trồng chính là bắp cải, su hào và khoai tây. Theo tính toán của nông dân, với giá bán bắp cải, su hào 8.000 đồng/kg, khoai tây 10.000 đồng/kg, việc trồng rau vụ đông cho thu nhập gấp 8 - 10 lần so với thâm canh lúa. Mô hình cơ bản đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu thâm canh, tăng vụ trong giai đoạn hiện nay, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người SX.
Vụ mùa năm 2012, Trung tâm Giống cây trồng phối hợp với UBND xã Tử Nê, xã Phong Phú thực hiện mô hình hỗ trợ SX giống lúa mới (thuộc chương trình xây dựng NTM năm 2012). Tổng quy mô thực hiện 13,3 ha tại xóm ải, xã Phong Phú diện tích 4,5 ha; xóm Bin, xóm Bục, xã Tử Nê 8,8 ha với 60 hộ tham gia gồm 4 giống lúa mới là giống lúa thuần QR1, QR2 do Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo. Qua đánh giá cho thấy, các giống đều có năng suất cao hơn đối chứng; giống BG1(ĐTL2) có năng suất đạt cao nhất trung bình từ 8-9 tấn/ha, tiếp theo là giống BG6 trung bình từ 7 - 7,5 tấn/ha; 2 giống QR1, QR2 có năng suất trung bình từ 5,5 - 6 tấn/ha.
Mô hình hỗ trợ SX giống lúa mới đưa vào SX tại địa phương bước đầu đã đem lại kết quả khả quan; giúp người nông dân có cái nhìn mới về các giống lúa mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Mô hình cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra, đảm bảo tiến độ và yêu cầu kỹ thuật.
BCĐ NTM huyện đã phối hợp với các phòng, ban, ngành của huyện lồng ghép các chương trình, dự án, chương trình đầu tư hướng vào mục tiêu xây dựng NTM, trọng tâm là ứng dụng KH-KT vào phát triển SX gắn với thị trường. Năm 2011, huyện đã tổ chức chuyển giao được 130 lớp tập huấn, xây dựng được 30 mô hình các loại. Trong 10 tháng năm 2012 đã tổ chức được 60 lớp tập huấn, xây dựng 30 mô hình các loại. Nhiều mô hình có hiệu quả đã được nhân rộng như mô hình SX giống lúa, su su lấy ngọn, vỗ béo trâu, bò, trồng tỏi; trồng cây ăn quả, nuôi cá lồng...
Cho đến nay, cả 23 xã trong huyện đã đăng ký xây dựng NTM, trong đó có 1 xã điểm của tỉnh và 4 xã điểm của huyện. Có 17 xã đã hoàn thành quy hoạch, đang triển khai công bố cắm mốc quy hoạch và bước đầu tiến hành xây dựng cơ bản, đã vận động được 300 hộ dân ở các xã hiến gần 7.000 m2 đất cho cắm mốc quy hoạch, điển hình có các xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động như xã Lỗ Sơn, Phong Phú, Địch Giáo, Mãn Đức tự nguyện hiến đất vườn để mở rộng đường giao thông xóm. Tiêu chí nhìn thấy rõ ràng nhất là hệ thống GTNT, kênh mương nội đồng đã và đang được mở rộng, cứng hóa; nhà trường, NVH cũng được xây mới khang trang.
Do kinh phí hạn hẹp, Tân Lạc đã dồn sức để làm đường giao thông phục vụ SX đến đồng ruộng. Theo đó, tỉnh và huyện sẽ đầu tư xi măng, người dân chỉ việc bỏ công, hiến đất để mở rộng, làm đường. Năm 2012, huyện Tân Lạc có kế hoạch làm mới 7 km đường bê tông thực hiện ở 7 xã, thị trấn. Sau khi có chủ trương này, các xã trong huyện đã đăng ký nhận gần 1.400 tấn xi măng để làm đường GTNT.
Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng việc xây dựng NTM ở Tân Lạc còn gặp nhiều khó khăn, nhiều tiêu chí khó thực hiện. Đến năm 2015, huyện phấn đấu 5 xã Phong Phú, Tử Nê, Lỗ Sơn, Mãn Đức, Địch Giáo đạt chuẩn NTM. Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng NTM huyện Tân Lạc đang nỗ lực thực hiện tiêu chí quan trọng - tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, tiêu chí đánh giá sự “ấm no” của người dân.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Ngày 13/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến với các huyện, thành phố triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân 2012-2013 và hướng dẫn thực hiện quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 15/8/2012 của UBND tỉnh quy định phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và thực hiện cấp bù thuỷ lợi phí trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - “Chúng tôi luôn ý thức rằng, môi trường đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương. Môi trường thuận lợi, thông thoáng sẽ có nhiều nhà đầu tư đến đầu tư, SX-KD. Đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều của cải vật chất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”...
(HBĐT) - Đến cuối tháng 10, tỉnh ta đã hoàn thành thu hoạch lúa mùa, riêng trong tháng 9 thu đạt hơn 7.000 ha. Với tiến độ trên đảm bảo điều kiện thuận lợi để mở rộng diện tích cây trồng vụ đông 2012 – 2013.
(HBĐT) - Năm 2012, huyện Tân Lạc có kế hoạch cứng hoá 10,5 km đường GTNT, trong đó loại mặt đường rộng 3 m là 8 km và 2,5 km loại mặt đường rộng 3,5 m, thực hiện ở 7: xã Ngọc Mỹ, Đông Lai, Địch Giáo, Phong Phú, Do Nhân, Lỗ Sơn, Gia Mô và thị trấn Mường Khến.
(HBĐT) - Từ vốn chương trình nông thôn mới, huyện Tân Lạc vừa triển khai mô hình trồng ngô nếp và khoai tây vụ đông tại xã Mãn Đức với mục tiêu hỗ trợ nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
(HBĐT) - Năm 2012, tỉnh ta đặt kế hoạch trồng mới 7.000 ha rừng. Đến hết tháng 10, toàn tỉnh đã trồng mới được 8.100 ha rừng, vượt 15% kế hoạch. Theo đánh giá của ngành lâm nghiệp, trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn, kết quả này đã ghi nhận bước chuyển quan trọng trong xã hội hoá nghề rừng. ở nhiều địa phương, người dân tự bỏ tiền ra để trồng rừng và mục tiêu của ngành lâm nghiệp là hướng đến trồng rừng chất lượng cao.