Tòng Đậu tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Hộ anh Hà Văn Khương, xóm Cha phát triển kinh tế hộ đầu tư nuôi cá, lợn cho thu nhập 70 triệu đồng/năm.
(HBĐT) - Xã Tòng Đậu (Mai Châu), có diện tích tự nhiên 2.030,19 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp 1.744,05 ha. Xã có 684 hộ gia đình với 3.296 nhân khẩu. Số lao động trong độ tuổi 1.672 người, chiếm 61,2% tổng dân số toàn xã. Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền, đời sống của nhân dân đã có phần được cải thiện, diện mạo của xã đang từng bước được đổi thay.
Xác định công tác xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm của xã, của cả hệ thống chính trị nhằm từng buớc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, Đảng ủy - HĐND-UBND, mặt trận và các đoàn thể đã đề ra các giải pháp đồng bộ sát với điều kiện thực tế, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với các chương trình, chính sách hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo. Các chính sách tập trung tạo cơ hội để người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của xã trong thời gian qua chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng thương mại, dịch vụ có chiều hướng tăng và giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản. Tăng trưởng kinh tế của xã đạt 12%/năm. Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đạt 7,6 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,5%. Tỷ lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95,86%.
Ông Hà Văn Tích, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn xác định lấy nông - lâm nghiệp làm chủ đạo trong phát triển kinh tế của xã. Mặc dù sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, địa hình, trình độ dân trí nhưng bằng sự nỗ lực của các cấp, ngành và nhân dân bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan. Ngoài những cây trồng chính như lúa, ngô, các hộ dân còn trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như khoai tây, dưa hấu…Từ năm 2005 đến nay, năng suất cây lúa đạt ổn định khoảng 5 tấn/ha/vụ. Chăn nuôi phát triển theo phương thức hộ gia đình là chính với vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn. Xã có diện tích lâm nghiệp lớn 1.531,78 ha, trong đó, rừng trồng sản xuất 149,25 ha, 1.382,53 ha rừng phòng hộ. Những năm gần đây, trọng tâm nghề rừng của xã được tập trung vào khoanh nuôi, bảo vệ, phục hồi và trồng rừng mới.
Yếu tố quan trọng giúp Tòng Đậu XĐGN có hiệu quả là được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cơ sở hạ tầng của xã từng bước được nâng cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH và phục vụ đời sống của nhân dân. Đường giao thông nông thôn của xã đã được cứng hoá trên 30%, hệ thống thuỷ lợi cũng được kiên cố đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Xã được hưởng lợi từ dự án RE II mở rộng với tổng mức đầu tư 4,1 tỉ đồng thay thế toàn bộ đường dây hạ thế. Hiện đã nghiệm thu sơ bộ. Điểm nhấn trong kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng ở xã Tòng Đậu trong năm 2011 đầu tư xây dựng mương tưới tiêu từ Mỏ Cha đến cánh đồng Cha Long dài 715 m, trong đó, làm mới 315 m và nâng cấp 400 m, trong đó, nguồn vốn NTM 300 triệu đồng, nhân dân đóng góp 30 triệu đồng. Anh Lò Văn Yên, trưởng xóm Cha Long cho biết: Xóm có tổng diện tích sản xuất 10 ha, do khó khăn về nguồn nước, trước đây, xóm chỉ canh tác được 1 vụ mùa, bỏ trống đất vụ chiêm. Nay, hệ thống kênh mương nội đồng hoàn thành đưa vào sử dụng, đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, tận dụng tối đa tiềm năng đất đai để cải tạo vườn tạp, phát triển sản xuất, chăn nuôi. Cũng trong năm 2011, từ 200 triệu đồng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, xã đã thực hiện 2 mô hình nuôi gà thả vườn và nuôi cá thịt với gần 200 hộ tham gia cho hiệu quả kinh tế cao. Năm 2012, xã được phân bổ nguồn vốn NTM 550 triệu đồng, ban quản lý xã cùng với ban phát triển các thôn cùng bàn bạc và thống nhất sử dụng 150 triệu đồng thực hiện trồng 12 ha xoan ở 5 xóm. Ngoài ra, đầu tư 200 triệu đồng làm 2 đoạn kênh mương ở 2 xóm Tòng và Cha Long phục vụ tưới tiêu. Đồng thời, lồng ghép với vốn kiên cố hóa đường GTNT thực hiện làm 1,5 km đường GTNT, trong đó, xóm Cha Long dài 900 m, rộng 3 m theo chuẩn NTM và rải rác ở các xóm khác 600 m.
Mục tiêu của xã đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 5%, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 35%. Xã quy hoạch nông nghiệp theo hướng NTM: dồn điền - đổi thửa, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đẩy mạng công tác khuyến nông. Hệ thống cây trồng được quy hoạch theo hướng tập trung các sản phẩm có giá trị cao hơn phù hợp với địa hình sản xuất từng khu. Cụ thể, quy hoạch vùng chuyên thâm canh lúa tại các thôn Tòng, Cha, Cha Long do có điều kiện về hệ thống tưới tiêu thuận lợi; quy hoạch chuyển đổi 8,9 ha đất trồng màu của khu vực suối Nà Kiên chuyển sang đất chuyên cấy lúa nước. Trong lâm nghiệp quy hoạch vùng chế biến lâm sản… Với những quy hoạch cụ thể trong từng lĩnh vực ở Tòng Đậu sẽ là cơ sở để Tòng Đậu phát triển kinh tế, xây dựng NTM, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Hải Linh
(HBĐT) - Xã Hợp Châu cách trung tâm huyện Lương Sơn 40 km. Xã có hơn 1.600 ha đất tự nhiên, trong đó, hơn 1.200 ha đất nông nghiệp, xã không có ngành nghề phụ, lực lượng lao động đông nhưng có tay nghề chưa nhiều, tỉ lệ hộ nghèo còn cao...
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nợ công và nợ Chính phủ vẫn ở trong ngưỡng an toàn (trần khống chế trong giai đoạn 2011 - 2020 là dư nợ công không quá 65% GDP, dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP).
Làm thế nào để có thể giải quyết được các khó khăn tồn đọng và tăng tốc độ phát triển sau khi mua bán và sáp nhập mới là vấn đề quan trọng đối với các nhân hàng
Trung Quốc (TQ) vừa đưa ra thông tin dừng nhập khẩu tôm tươi sống của Việt Nam vì các lý do: Nghi tôm Việt Nam mang virus bệnh hại, chứng nhận đối với mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam không theo đúng yêu cầu của TQ, Việt Nam chưa chuyển danh sách các cơ sở nuôi trồng, sản xuất, chế biến tôm của mình cho TQ. Thông tin này đang gây lo ngại cho một số doanh nghiệp (DN) có làm ăn với TQ. Tuy nhiên, nhiều DN chế biến tôm xuất khẩu cho rằng họ sẽ không bị ảnh hưởng...
(HBĐT) - Ngày 13/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến với các huyện, thành phố triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân 2012-2013 và hướng dẫn thực hiện quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 15/8/2012 của UBND tỉnh quy định phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và thực hiện cấp bù thuỷ lợi phí trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - “Chúng tôi luôn ý thức rằng, môi trường đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương. Môi trường thuận lợi, thông thoáng sẽ có nhiều nhà đầu tư đến đầu tư, SX-KD. Đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều của cải vật chất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”...