(HBĐT) - Cao Dương là xã vùng núi thấp của huyện Lương Sơn, xã có diện tích tự nhiên trên 2.000 ha. Địa bàn xã có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua, trục đường quốc lộ kết nối với trung tâm huyện tạo thuận lợi cho giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn được xã quan tâm chú trọng.

 

Một trong những mục tiêu của xã đó là xây dựng NTM kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn nông - lâm nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch. Với diện tích toàn xã trên 2.000 ha, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp có trên 594 ha, đất phi nông nghiệp trên 546 ha, đất chưa sử dụng trên 886 ha. Nhìn chung, hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn còn thiếu đồng bộ, các công trình hiện có chủ yếu đã xuống cấp không đảm bảo các tiêu chí NTM, hệ thống kênh mương chưa được cứng hóa hoàn toàn, tỷ lệ kênh đất còn cao nên việc sản xuất nông nghiệp còn gặp khó khăn. Trong 8 tiêu chí về hạ tầng KT-XH xây dựng NTM bao gồm giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, xã chưa có tiêu chí nào đạt yêu cầu. Hiện mới có các nội dung tiêu chí được đánh giá đạt là tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GT-VT (đạt 100%); hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; có điểm phục vụ bưu chính viễn thông; tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng (chiếm 79,4%). Bên cạnh đó, nhiều nội dung tiêu chí chưa đạt như tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn hiện mới chiếm 22,6%; đường trục chính nội đồng chưa được cứng hóa đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện; hệ thống kênh mương được kiên cố hóa chỉ chiếm gần 30% tổng km kênh mương toàn xã; hệ thống điện chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ngành điện, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 70%, chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí; tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ thôn có nhà văn hóa, khu thể thao theo quy định của Bộ VH-TT&DL, chợ nông thôn đạt chuẩn của Bộ Xây dựng… cũng chưa đáp ứng tiêu chí NTM.

 

Theo quy hoạch NTM của xã, kinh phí đầu tư thực hiện chương trình 283,67 tỉ đồng, riêng trong giai đoạn 2011-2015 là 172,57 tỉ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 111,10 tỉ đồng. Trong đó, trong giai đoạn 2011-2015, đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi, nước sạch, hệ thống thoát nước, điện) 103,36 tỉ đồng; hệ thống hạ tầng xã hội (các công trình trụ sở hành chính, cải tạo hệ thống giáo dục, y tế, cơ sở văn hóa thể thao và hệ thống công cộng khác) 69,21 tỉ đồng. Nguồn vốn được huy động từ các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án hỗ trợ, vốn chương trình xây dựng NTM, vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp, HTX, các loại hình kinh tế khác và huy động đóng góp của cộng đồng dân cư. Theo đó, hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ được đầu tư cải tạo nâng cấp và xây mới. Các công trình trường mầm non, THCS được mở rộng, cải tạo, sửa sang phòng học, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo trường đạt chuẩn quốc gia, trường tiểu học được đầu tư nâng cấp đảm bảo đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Hệ thống đường dây điện, dây cáp điện được làm mới theo tiêu chuẩn đảm bảo nhu cầu cấp điện cho người dân. Tiến hành duy tu, bảo dưỡng tuyến giao thông trục xã hiện có đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật mặt đường 3,5 m, nền đường 6,5 m, kết cấu bê tông xi măng. Hệ thống được trục thôn xóm với chiều dài 30,6 km được mở rộng, nâng cấp, bảo dưỡng đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật mặt đường 3,5 m, nền đường 5 m. Với tổng chiều dài hệ thống giao thông nội đồng trên 21 km, trong đó, quy hoạch mở mới 8 tuyến đường nội đồng với tổng chiều dài 4,98 km, mở rộng, nâng cấp, cải tạo các tuyến giao thông nội đồng trên cơ sở mạng lưới cũ có mặt đường 3 m, nền đường 4m, kết cấu bê tông xi măng. Quy hoạch xây mới chợ Cao Dương tại thôn Om Trại với diện tích 3.000 m2… Từ đó góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, phục vụ phát triển KT-XH, thúc đẩy tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

 

 

                                                Hà Thu

 

 

Các tin khác

Lãnh đạo ngân hàng NN&PTNT tỉnh trao giải cho khách hàng trúng giải khuyến khích.
Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng thương mại Mỹ Phong thực hiện triển khai côngtrình mở rộng đê Quỳnh Lâm (TP Hoà Bình).
Đội kiểm tra thuế - Chi cục Thuế huyện Tân Lạc đẩy mạnh tuyên truyền tới hộ kinh doanh về thu NSNN (Ảnh tại cửa hàng điện tử Thái Dương, khu 6, thị trấn Mường Khến).
Nhà thầu đẩy nhanh triển khai thi công công trình mở rộng đê Đà Giang (TP Hoà Bình).

Công tác xóa đói, giảm nghèo ở Tòng Đậu

(HBĐT) - Xã Tòng Đậu (Mai Châu), có diện tích tự nhiên 2.030,19 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp 1.744,05 ha. Xã có 684 hộ gia đình với 3.296 nhân khẩu. Số lao động trong độ tuổi 1.672 người, chiếm 61,2% tổng dân số toàn xã. Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền, đời sống của nhân dân đã có phần được cải thiện, diện mạo của xã đang từng bước được đổi thay.

Thành công của vụ mùa - nhìn từ góc độ cơ cấu giống

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, xây dựng các vùng chuyên canh, đặc biệt trong sản xuất lúa gạo, những vụ sản xuất gần đây, ngành nông nghiệp đã đưa vào gieo cấy khảo nghiệm, trình diễn nhiều giống lúa lai, lúa thuần có năng suất, chất lượng cao, trong đó có một số giống lúa đã được bổ sung đưa vào cơ cấu giống lúa của tỉnh, góp phần nâng cao năng suất lúa.

Nâng cao hiệu quả hoạt động các nông lâm trường

(HBĐT) - Sáng 14/11, tại trụ sở UBND tỉnh, Ban chỉ đạo sắp xếp đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh (BCĐ) tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện việc sắp xếp đổi mới và phát triển NLT trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh; các sở, ngành chức năng; lãnh đạo các công ty TNHH MTV: Cửu Long, Sông Bôi, Cao Phong, Thanh Hà, 2/9, các lâm trường và Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình.

Cấp đăng ký thành lập doanh nghiệp và thực hiện dự án đầu tư Nhà máy Bia Tiệp

(HBĐT) - Ban Quản lý các KCN tỉnh vừa hoàn thành thủ tục cấp giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp và thực hiện dự án đầu tư Nhà máy sản xuất Bia Tiệp tại KCN Lạc Thịnh ( Yên Thủy).

Tân Lạc: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm tiền đề xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Tân Lạc là một trong những huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, song ruộng đất hiện còn manh mún, phân tán. ông Bùi Văn Tinh, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Xác định xây dựng NTM phải gắn liền với phát triển nông nghiệp, huyện Tân Lạc đã ưu tiên thực hiện phát triển SX, nâng cao thu nhập cho người dân, làm đường GTNT, nội đồng...

Hợp Châu: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Xã Hợp Châu cách trung tâm huyện Lương Sơn 40 km. Xã có hơn 1.600 ha đất tự nhiên, trong đó, hơn 1.200 ha đất nông nghiệp, xã không có ngành nghề phụ, lực lượng lao động đông nhưng có tay nghề chưa nhiều, tỉ lệ hộ nghèo còn cao...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục