Lãnh đạo UBND huyện Lạc Thủy kiểm tra mô hình trồng cam đường canh tại xã Phú Thành.

Lãnh đạo UBND huyện Lạc Thủy kiểm tra mô hình trồng cam đường canh tại xã Phú Thành.

(HBĐT) - Đến Lạc Thủy vào mùa cam bắt đầu thu hoạch. Ven đường chợ trung tâm thị trấn Chi Nê, người mua- bán cam tập lập. Ai qua đây cũng tìm mua cho được những quả cam mọng nước, ngọt đậm đà của quê hương Lạc Thủy để ăn, làm quà. Cây cam đang trở lại đồng đất Lạc Thủy, bước đầu trở thành hướng phát triển kinh tế khá hiệu quả của nông dân.

 

Anh Đặng Văn Bình quê ở thị trấn Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đến vùng đất xóm Đồng Huống, xã Liên Hòa trồng cam từ năm 2006. Đến nay, diện tích trồng cam của gia đình anh đã lên tới 7ha với 2 giống cam Vinh lòng vàng và cam Canh. Năm nay là năm thứ 4 cam cho thu hoạch. Năm 2011, gia đình thu về gần 2 tỉ đồng, trừ chi phí khoảng 500 triệu đồng. Năm 2012 này dự kiến sẽ thu về gần 3 tỉ đồng. Anh Bình cho biết: Vừa rồi, có thương lái đưa ô tô vào tận vườn đặt mua cam với giá 18.000 đồng/kg nhưng anh chưa bán. Theo anh Bình, điều kiện đất đai, khí hậu xã Liên Hoà- Lạc Thủy phù hợp với cây cam. Cam trồng ở Lạc Thuỷ to hơn, mọng nước, ngọt đậm… Anh Bình bảo, thực tế trồng cam chứng minh, ngoài điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thì người dân phải biết đầu tư kể cả tiền và khoa học kỹ thuật thì mới cho kết quả tốt. Từ mô hình của anh Bình, hiện nay, khá nhiều hộ dân trong xã đã đầu tư trồng cam.

 

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Thuỷ Hoàng Thị Thu Hằng cho biết: Cam được xác định là thế mạnh của huyện Lạc Thủy. Diện tích cây cam của Lạc Thủy đã tăng hàng năm. Đến nay đã có 97 ha chủ yếu là là các giống cam Vinh lòng vàng, cam V2, cam đường Canh, cam xã Đoài. Năng suất và sản lượng cam Lạc Thủy được nâng lên, thu nhập người trồng cam cũng tăng mạnh. Theo giá cam hiện tại, cam lòng vàng 13.000 đồng/kg, cam V2 15.000 đồng/kg, cam đường canh 45.000 đồng/kg, năng suất trung bình của cả huyện từ 5,5- 6 tấn/ha, doanh thu cam năm 2012 của huyện đạt xấp xỉ 9 tỷ đồng. Nhiều hộ đầu tư thâm canh tốt có thể cho thu nhập 500 triệu đồng/ha. Năm 2008, huyện Lạc Thủy phê duyệt Đề án trồng cam chất lượng cao, trích ngân sách trên 1,5 tỷ đồng hỗ trợ nông dân phát triển cây cam thông qua hình thức hỗ trợ giống mới, hỗ trợ một phần phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và KHKT. Huyện đang đặt muc tiêu đến năm 2015 ổn định thâm canh 200 ha các giống cam có chất lượng, tập trung vào giống cam Vinh lòng vàng, cam V2, cam đường Canh, phấn đấu năng suất bình quân đạt từ 8-10 tấn/ha. Huyện tiếp tục thực hiện Dự án cam chất lượng cao đến năm 2015, trong giai đoạn 2013- 2015 trồng mới thêm 100 ha. Theo chị Hằng, để khai thác những lợi thế phát triển cây cam hàng hóa, cùng với tiếp tục có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân như hỗ trợ vay vốn ngân hàng, huyện đang đề xuất với tỉnh có chính sách hỗ trợ vật tư đầu vào cho người trồng cam thời kỳ kiến thiết cơ bản (giống, phân bón, thuốc BVTV, nhân công, kỹ thuật…) ; đầu tư kinh phí cải tạo vườn cam có tuổi nhưng vẫn có khả năng phát triển tốt, nhất là đối với các hộ khó khăn về vốn; hỗ trợ KHKT trồng cam cho nông dân, cũng như phương pháp bảo quản để nâng cao giá trị sản phẩm.

 

                                                                         Hương Lan

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Lãnh đạo ngân hàng NN&PTNT tỉnh trao giải cho khách hàng trúng giải khuyến khích.
Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng thương mại Mỹ Phong thực hiện triển khai côngtrình mở rộng đê Quỳnh Lâm (TP Hoà Bình).
Đội kiểm tra thuế - Chi cục Thuế huyện Tân Lạc đẩy mạnh tuyên truyền tới hộ kinh doanh về thu NSNN (Ảnh tại cửa hàng điện tử Thái Dương, khu 6, thị trấn Mường Khến).

Triển khai dự án nâng cấp đê Đà Giang kết hợp đường giao thông

(HBĐT) - Theo BQL dự án XDCB (Sở NN&PTNT), cuối tháng 10/2012, công trình mở rộng đê Đà Giang kết hợp làm đường giao thông hai bên bờ sông Đà đã được triển khai thi công. Công trình có tổng chiều dài trên 6km thuộc bờ phải và bờ trái sông Đà.

Công tác xóa đói, giảm nghèo ở Tòng Đậu

(HBĐT) - Xã Tòng Đậu (Mai Châu), có diện tích tự nhiên 2.030,19 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp 1.744,05 ha. Xã có 684 hộ gia đình với 3.296 nhân khẩu. Số lao động trong độ tuổi 1.672 người, chiếm 61,2% tổng dân số toàn xã. Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền, đời sống của nhân dân đã có phần được cải thiện, diện mạo của xã đang từng bước được đổi thay.

Thành công của vụ mùa - nhìn từ góc độ cơ cấu giống

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, xây dựng các vùng chuyên canh, đặc biệt trong sản xuất lúa gạo, những vụ sản xuất gần đây, ngành nông nghiệp đã đưa vào gieo cấy khảo nghiệm, trình diễn nhiều giống lúa lai, lúa thuần có năng suất, chất lượng cao, trong đó có một số giống lúa đã được bổ sung đưa vào cơ cấu giống lúa của tỉnh, góp phần nâng cao năng suất lúa.

Nâng cao hiệu quả hoạt động các nông lâm trường

(HBĐT) - Sáng 14/11, tại trụ sở UBND tỉnh, Ban chỉ đạo sắp xếp đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh (BCĐ) tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện việc sắp xếp đổi mới và phát triển NLT trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh; các sở, ngành chức năng; lãnh đạo các công ty TNHH MTV: Cửu Long, Sông Bôi, Cao Phong, Thanh Hà, 2/9, các lâm trường và Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình.

Cấp đăng ký thành lập doanh nghiệp và thực hiện dự án đầu tư Nhà máy Bia Tiệp

(HBĐT) - Ban Quản lý các KCN tỉnh vừa hoàn thành thủ tục cấp giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp và thực hiện dự án đầu tư Nhà máy sản xuất Bia Tiệp tại KCN Lạc Thịnh ( Yên Thủy).

Tân Lạc: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm tiền đề xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Tân Lạc là một trong những huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, song ruộng đất hiện còn manh mún, phân tán. ông Bùi Văn Tinh, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Xác định xây dựng NTM phải gắn liền với phát triển nông nghiệp, huyện Tân Lạc đã ưu tiên thực hiện phát triển SX, nâng cao thu nhập cho người dân, làm đường GTNT, nội đồng...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục