Nông dân bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa để nâng cao hiệu quả sản xuất.
(HBĐT) - Từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi, chú trọng công tác TTPBGDPL, hỗ trợ sản xuất và đời sống nhằm từng bước cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh hướng tới mục tiêu đẩy mạnh phát triển KT-XH, xóa đói - giảm nghèo bền vững, giữ vững an ninh nông thôn là những kết quả đạt được trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh những năm qua
Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Ban Dân tộc tỉnh và phòng Dân tộc các huyện, thành phố đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố ban hành chỉ thị về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ CNH - HĐH đất nước trên địa bàn tỉnh. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến huyện, thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách phát triển KT-XH vùng dân tộc. Qua đó đã góp phần xóa đói - giảm nghèo, tạo chuyển biến quan trọng về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của xã hội về công tác dân tộc. Tình hình KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển toàn rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện. Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng và củng cố. Nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt được quan tâm đầu tư và giải quyết. Sự nghiệp giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe nhân dân có chuyển biến tích cực. Hệ thống chính trị được củng cố một bước, đội ngũ cán bộ được quan tâm bồi dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác dân tộc. Cụ thể, Chương trình 135 giai đoạn 2 với kinh phí 124.469 triệu đồng đã triển khai các dự án: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã và xóm ĐBKK; hỗ trợ phát triển sản xuất; duy tu , bảo dưỡng các công trình sau đầu tư; đào tạo cán bộ xã, bản và nhóm cộng đồng... Đến trung tuần tháng 11 đều đạt 75% kế hoạch. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng công trình nước sinh hoạt theo Quyết định số 1592/2009/QĐ- TTg cũng đạt hiệu quả cao. Với tổng vốn kế hoạch giao 25 tỉ đồng để đầu tư xây dựng 27 công trình cấp nước sinh hoạt, các công trình được triển khai thi công đúng tiến độ và đã có 5 công trình ở huyện Yên Thủy, Lạc Sơn được bàn giao đưa vào sử dụng. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân tộc hộ nghèo ở vùng khó khăn với việc cung ứng 550 tấn muối iốt và hỗ trợ giống cây trồng đã tác động tích cực đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn. Từ nguồn vốn trên, 7,6 tỷ đồng của dự án ĐC-ĐC, công trình hạ tầng gồm san, ủi mặt bằng, đường, điện, thủy lợi, nước sinh hoạt của điểm ĐC-ĐC Suối Kẻ (Tu Lý-Đà Bắc) đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Với nguồn vốn 87.600 triệu đồng, dự án hỗ trợ cơ sở hạ tầng các xã, xóm ĐBKK thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2013 - 2015 đã thực sự phát huy hiệu quả.
Cùng với những kết quả đã đạt được, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế ở các xã, xóm vùng sâu, xa, ĐBKK còn chậm phát triển, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Kết cấu hạ tầng còn thấp kém; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao; việc đào tạo nghề chưa được quan tâm đúng mức; hệ thống chính trị cơ sở một số nơi còn yếu, nhiều cán bộ cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở một số nơi hoạt động hiệu quả chưa cao; một số nét đẹp về bản sắc văn hóa truyền thống trong các dân tộc đang có xu hướng bị mai một; mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào còn thấp... Sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế đó, chắc chắn công tác QLNN về dân tộc sẽ phát huy hiệu quả cao hơn, đời sống vật chất, tinh thân của đồng bào dân tộc thiểu số sẽ sớm được cải thiện và nâng cao, diện mạo khu vực nông thôn, nhất là các xóm, xã ĐBKK sẽ ngày càng khởi sắc, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Đức Phượng
(HBĐT) - Dự án mở rộng đê Quỳnh Lâm (thành phố Hoà Bình) đã được phê duyệt với tổng mức đầu tư trên 180 tỷ đồng có chiều dài gần 4km. Hiện, công trình đang được triển khai giai đoạn I, kinh phí trên 27 tỷ đồng, chiều dài 600m thuộc địa bàn xã Sủ Ngòi. Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng thương mại Mỹ Phong là nhà thầu triển khai thực hiện dự án.
(HBĐT) - Tính đến hết tháng 9, Chi cục Thuế huyện Tân Lạc thực hiện thu NSNN đạt 64% dự toán, bằng 98% so với cùng kỳ. Bên cạnh một số chỉ tiêu đạt cao như thu phí, lệ phí, thu khác, lệ phí trước bạ, có 2 chỉ tiêu đạt thấp so với dự toán và cùng kỳ là thu thuế từ doanh nghiệp, hộ kinh doanh (đạt 62,4%), thu tiền sử dụng đất (đạt 37%). Đây cũng là 2 khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu.
(HBĐT) - Theo BQL dự án XDCB (Sở NN&PTNT), cuối tháng 10/2012, công trình mở rộng đê Đà Giang kết hợp làm đường giao thông hai bên bờ sông Đà đã được triển khai thi công. Công trình có tổng chiều dài trên 6km thuộc bờ phải và bờ trái sông Đà.
(HBĐT) - Xã Tòng Đậu (Mai Châu), có diện tích tự nhiên 2.030,19 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp 1.744,05 ha. Xã có 684 hộ gia đình với 3.296 nhân khẩu. Số lao động trong độ tuổi 1.672 người, chiếm 61,2% tổng dân số toàn xã. Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền, đời sống của nhân dân đã có phần được cải thiện, diện mạo của xã đang từng bước được đổi thay.
(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, xây dựng các vùng chuyên canh, đặc biệt trong sản xuất lúa gạo, những vụ sản xuất gần đây, ngành nông nghiệp đã đưa vào gieo cấy khảo nghiệm, trình diễn nhiều giống lúa lai, lúa thuần có năng suất, chất lượng cao, trong đó có một số giống lúa đã được bổ sung đưa vào cơ cấu giống lúa của tỉnh, góp phần nâng cao năng suất lúa.
(HBĐT) - Sáng 14/11, tại trụ sở UBND tỉnh, Ban chỉ đạo sắp xếp đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh (BCĐ) tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện việc sắp xếp đổi mới và phát triển NLT trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh; các sở, ngành chức năng; lãnh đạo các công ty TNHH MTV: Cửu Long, Sông Bôi, Cao Phong, Thanh Hà, 2/9, các lâm trường và Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình.