Thủy điện Suối Nhạp A và thủy điện Đồng Chum 2 trên địa bàn 2 xã Đồng Chum và Đồng Ruộng (Đà Bắc) hàng năm cung cấp sản lượng điện 115,4 triệu KWh. Trong ảnh: Cán bộ, kỹ sư Nhà máy thủy điện Suối Nhạp A  vận hành an toàn và hiệu quả.

Thủy điện Suối Nhạp A và thủy điện Đồng Chum 2 trên địa bàn 2 xã Đồng Chum và Đồng Ruộng (Đà Bắc) hàng năm cung cấp sản lượng điện 115,4 triệu KWh. Trong ảnh: Cán bộ, kỹ sư Nhà máy thủy điện Suối Nhạp A vận hành an toàn và hiệu quả.

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 9 dự án thủy điện nhỏ đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư với tổng công suất lắp đặt 28,85 MW. Trong đó, có 5 dự án đã xây dựng hoàn thành phát điện thương mại với tổng công suất 13,35 MW.

 

Đó là, Nhà máy thủy điện So Lo 1, công suất 5,2 MW; thủy điện Vạn Mai, công suất 0,6 MW; thủy điện Suối Nhạp A, công suất 4 MW; thủy điện Định Cư, công suất 1,05 MW; thủy điện Suối Tráng, công suất 2,7 MW. Ba dự án đang triển khai thi công, gồm: Thủy điện Đồng Chum 2, công suất 9,2 MW; thủy điện Miền Đồi 1, 2, công suất 2,2 MW; thủy điện Đồi Thung, công suất 0,4 MW. Một dự án đang thực hiện công tác GPMB là thủy điện So Lo 2, công suất 3,5 MW. Ngoài ra, có 2 dự án đã được UBND tỉnh cho phép nghiên cứu lập dự án đầu tư là thủy điện Thượng Tiến và Suối Láo.   

Theo đánh giá của Sở Công thương, các dự án đã hoàn thành đưa vào phát điện thương mại hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả đầu tư. Qua đó đã góp phần bổ sung sản lượng, công suất điện hòa vào hệ thống lưới điện quốc gia, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương. 9 tháng năm 2012, các nhà máy đã đóng góp vào lưới điện khoảng 24 triệu KWh. Các dự án thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh chủ yếu được xây dựng ở vùng sâu, xa, cách xa trung tâm xã, huyện. Do đó, chỉ ảnh hưởng một phần đến diện tích cây cối, hoa màu của các hộ dân và không phải di dân tái định cư. Những hồ chứa có dung tích nhỏ, đập được xây dựng kiểu đập dâng, tràn tự do nên ảnh hưởng đến môi trường là hạn chế. Việc tích nước chủ yếu làm ngập thảm phủ thực vật, hệ sinh thái tại khu vực hồ chứa. Nhìn chung, các chủ đầu tư thực hiện tương đối nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường. Đã tiến hành lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường trình cấp có thẩm quyền xác nhận.  

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đem lại, các thủy điện nhỏ cũng còn những mặt hạn chế, bất cập. Hầu hết các dự án đang triển khai thi công đều chậm tiến độ so với giấy chứng nhận đầu tư đã được UBND tỉnh cấp. Một số chủ đầu tư sau khi được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư nhưng không triển khai ngay. Công tác GPMB của một số dự án chậm và do sự biến động về giá cả, lãi suất ngân hàng nên chủ đầu tư phải điều chỉnh lại dự toán để trình lại ngân hàng đề nghị tăng dư nợ vay. Các dự án có dung tích hồ chứa nhỏ nên hiệu quả phát điện chưa cao, chưa tận dụng được tối đa nguồn nước, còn hoạt động theo mùa, đóng góp vào lưới điện ít. Công tác đền bù hoa màu, đất đai, khắc phục tác động cho nhân dân trong vùng dự án chưa đầy đủ dẫn đến nhiều kiến nghị.  

Ông Bùi Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Bắc Phong (Cao Phong) cho biết: Từ khi Nhà máy thủy điện Suối Tráng nằm trên địa bàn đóng điện tháng 9/2011 đã gây ngập úng, thiệt hại hoa màu cho hàng chục hộ dân và làm mất đất sản xuất của một số hộ dân. Song đến nay, Công ty TNHH Văn Hồng vẫn chưa đền bù đầy đủ thiệt hại về hoa màu cho các hộ. Còn tiền đất bị ngập vĩnh viễn, hoa màu thiệt hại của khoảng 40 hộ dân vẫn chưa được đền bù. Vấn đề này đã được chính quyền địa phương đưa ra nhiều lần nhưng việc giải quyết diễn ra chậm, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, trong quá trình thi công dự án đã làm xuống cấp hệ thống đường giao thông liên xã. Sau nhiều lần nhận được kiến nghị của người dân và chính quyền địa phương, UBND huyện Cao Phong đã đốc thúc yêu cầu Công ty TNHH Văn Hồng giải quyết những vướng mắc trên cho nhân dân, chậm nhất là hết tháng 11/2012.  

Vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập, nhất là sau sự cố tại thủy điện Suối Tráng làm 1 chết, 1 người bị thương. ông Vũ Xuân Khải, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: Hầu hết các chủ đầu tư chưa thực hiện tốt các quy định về quản lý an toàn đập công trình thủy điện theo Thông tư 34 ngày 07/10/2010 của Bộ Công Thương. Cụ thể như việc thực hiện đăng ký an toàn đập và báo cáo hiện trạng an toàn đập; kiểm định an toàn đập; xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bảo vệ, phương án phòng - chống lụt bão đảm bảo an toàn đập trong mùa mưa lũ và phương án phòng - chống lũ, lụt cho vùng hạ du do xả lũ hồ chứa hoặc sự cố đập; chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chât lượng công trình xây dựng.  

 Để phát triển thủy điện nhỏ một cách bền vững, theo Giám đốc Sở Công thương Vũ Mai Hồ, các nhà đầu tư cần thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về đầu tư, vận hành, khai thác. Các cơ quan chức năng hữu quan cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại các dự án. Riêng ngành Công thương cũng sẽ tăng cường kiểm tra, có báo cáo hàng tháng, quý, năm về hoạt động của các nhà máy, việc cấp hòa lưới điện theo đúng tần số Trong quá trình hoạt động, nếu phát hiện vi phạm sẽ đề xuất xử lý theo Luật Điện lực. Về lâu dài, phát triển thủy điện vẫn có lợi thế hơn so với phát triển một số nguồn năng lượng khác. Tuy nhiên, việc phát triển thủy điện cần phải bền vững vì lợi ích của tất cả, có sự tham gia thực sự của các bên liên quan, cộng đồng ảnh hưởng trong quá trình từ quy hoạch đến vận hành.

 

                                                                             Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác

Hai năm gần đây, vườn bưởi của gia đình cụ Trần Đức Trình (thôn Đồng Tiến, Đông Lai) cho nguồn thu từ 270-300 triệu đồng/năm.
Không có hình ảnh
Sau chuyển đổi, hoạt động của Công ty TNHH MTV Cao Phong hiệu quả nhất trong khối NLT tỉnh ta. Ảnh: Hộ gia đình Thu - Luyện (Cao Phong) có thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha từ trồng cam.
Cục Thuế tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính thuế theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giao dịch.

Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Xây dựng phấn đấu đạt giá trị sản lượng 7,2 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Sở Xây dựng tỉnh, từ đầu năm đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở dược duy trì, ổn định.

Hụt thu ngân sách tại các huyện thành phố có số thu lớn

(HBĐT) - Theo cơ quan chức năng, do tình hình kinh tế, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, năm 2012, thu điều tiết cân đối ngân sách cấp huyện, xã thực hiện là 310 tỷ đồng, đạt 75% dự toán, số hụt thu tuyệt đối là 106 tỷ đồng.

Toàn tỉnh giảm 3% hộ nghèo

(HBĐT) - Theo kết quả điều tra, tổng hợp hộ nghèo năm 2011, toàn tỉnh có 50.770 hộ nghèo, chiếm 26,09% tổng số hộ và 30.938 hộ cận nghèo, chiếm 15,9% tổng số hộ.

Hội nghị đóng góp ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2030

(HBĐT) - Ngày 26/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị góp ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2030. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Kỳ sơn: Đào tạo nghề cho thanh niên gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia

(HBĐT) - Nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, đặc biệt là thanh niên vùng bị thu hồi đất, trong những năm qua, huyện Kỳ Sơn đã nỗ lực đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho đối tượng này gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia.

Phụ nữ xã Bình Sơn (Kim Bôi): Sử dụng nguồn vốn vay xóa đói - giảm nghèo hiệu quả

(HBĐT) - Hội phụ nữ xã Bình Sơn (Kim Bôi) hiện có 415 hội viên, sinh hoạt ở 4 chi hội. Trong đó có tới gần 40% hội viên thuộc diện hộ nghèo (tiêu chí mới). Chị Bùi Thị Nhung, Chủ tịch HPN xã cho biết: đối với các hộ hội viên phụ nữ trong xã, kinh tế khó khăn chủ yếu do thiếu vốn và kỹ thuật SX.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục