Cán bộ NHCSXH Tân Lạc giải ngân cho các gia đình có con em là HSSV vay tiền phục vụ việc học tập.
(HBĐT) - Từ năm (2007-2012), Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc đã triển khai khá tốt chương trình vay vốn ưu đãi dành cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Bà Nguyễn Thị Loan, Giám đốc NHCSXH huyện Tân Lạc cho biết, từ khi Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV có hiệu lực thi hành (1/10/2007), NHCSXH huyện Tân Lạc đã cùng với các đơn vị nhận uỷ thác tại 24 xã, thị trấn tiến hành giải ngân đúng đối tượng, hiệu quả cao.
Doanh số cho vay trong 5 năm đạt 46.269 triệu đồng, đến nay, tổng dư nợ cho vay HSSV 26.021 triệu đồng với 1.671 hộ vay và 1.945 HSSV được hưởng lợi. Cơ cấu cho vay phân theo đối tượng thụ hưởng gồm: đối tượng là hộ nghèo có dư nợ 5.369 triệu đồng với 358 hộ vay; đối tượng là hộ cận nghèo dư nợ 20.272 triệu đồng với 1.280 hộ vay; đối tượng là hộ có hoàn cảnh khó khăn về tài chính dư nợ 379 triệu đồng với 34 hộ vay. Cơ cấu cho vay phân theo trình độ đào tạo gồm: SV đại học dư nợ 7.119 triệu đồng với 456 sinh viên; SV học cao đẳng dư nợ 8.529 triệu đồng với 556 sinh viên; sinh viên học cao đẳng nghề với dư nợ 43 triệu đồng với 18 sinh viên; SV học trung cấp dư nợ 10.060 triệu đồng với 898 sinh viên; SV học trung cấp nghề dư nợ 229,5 triệu đồng… Cùng với cho vay, NHCSXH Tân Lạc tích cực đôn đốc thu nợ với doanh số thu nợ đạt 2.086 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, chiếm 0,29%.
Để đạt được kết quả trên, theo bà Loan, phải kể đến những biện pháp đồng bộ, kịp thời mà NHCSXH Tân Lạc đã thực hiện ngay từ khi khởi động chương trình tín dụng HSSV. Ngoài việc tham mưu cho UBND huyện tổ chức các hội nghị triển khai về tín dụng đối với HSSV tới các cấp chính quyền, ban, ngành và tổ chức xã hội, tuyên truyền sâu, rộng chủ trương, chính sách đến nhân dân, HSSV. Ngân hàng rất coi trọng công tác tuyên truyền ngay tại điểm giao dịch, tuyên truyền qua tổ TK&VV tại thôn, xóm. Thông qua đó, ngân hàng cũng giải thích cho người dân hiểu ý nghĩa của chương trình để người dân tích cực trả nợ, quay vòng vốn nhanh, tạo điều kiện cho những người khác tiếp tục được vay vốn học tập
Đặc biệt, thông qua đội ngũ cán bộ t chức hội nhận dịch vụ ủy thác và các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) để phổ biến trực tiếp tại các địa bàn dân cư; niêm yết công khai chủ trương, chính sách tại trụ sở UBND xã, thị trấn… Bởi thế, chính sách này đã đến được từng thôn, xóm, hộ gia đình.
Cùng với đó, ngân hàng cũng phối hợp với chính quyền địa phương nắm số lượng HSSV trúng tuyển hàng năm và số HSSV hiện có trên địa bàn để xác định nhu cầu vay vốn theo đúng đối tượng, lập kế hoạch tín dụng và phân bổ vốn về cơ sở kịp thời. Trong quá trình thực hiện, ngân hàng thành lập các đoàn công tác thường xuyên đi cơ sở và thông qua cuộc họp giao ban với các tổ chức hội, đoàn thể nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để xem xét, tháo gỡ kịp thời.
Đến nay đã có một số sinh viên ra trường tìm được việc làm và trả nợ đúng hạn góp phần bổ sung nguồn vốn để cho vay. Cùng với đó, quy trình, thủ tục cho vay đối với HSSV được NHCSXH cải tiến nhiều lần như: chuyển từ cho vay trực tiếp HSSV sang cho vay qua hộ gia đình, giải ngân qua thẻ ATM, giải ngân hoặc thu nợ tại các điểm giao dịch xã, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình cũng như HSSV trong quan hệ giao dịch với ngân hàng… Để tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV khi sử dụng vốn vay và hỗ trợ cho gia đình khi vay, chuyển tiền cho HSSV không phải chịu chi phí, NHCSXH Tân Lạc đã phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) tại Tân Lạc tổ chức triển khai, hướng dẫn việc mở thẻ ATM cho HSSV tới các tổ TK&VV; tuyên truyền, vận động nhân dân thấy rõ lợi ích thiết thực của việc giải ngân qua thẻ ATM. Đến nay đã có 1.316 HSSV có thẻ, chiếm 70% số HSSV đang vay vốn đã hạn chế được chi phí vận chuyển tiền, kiểm đếm tiền và đảm bảo an toàn, tiện lợi cho người thụ hưởng. Tân Lạc là địa phương làm tốt nhất việc giải ngân qua thẻ ATM. Nhiều người coi đó như là một biện pháp tốt nhất trong quản lý cách chi tiêu của con em mình. Việc giải ngân vốn vay qua thẻ ATM sẽ mang lại nhiều tiện ích cho người vay. Ngoài việc bảo đảm an toàn đồng vốn khi giải ngân, vận chuyển, nếu HSSV chưa sử dụng số tiền vay đã chuyển vào tài khoản thẻ sẽ được hưởng lãi và nhiều dịch vụ tiện ích khác của ngân hàng.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Từ năm 2009 đến nay, huyện Tân Lạc đã tiến hành rà soát, triển khai hỗ trợ về nhà ở cho 2.440 hộ nghèo theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mức hỗ trợ cho mỗi hộ làm nhà là 8,4 triêu đồng, riêng xã Phong Phú và thị trấn Mường Khến, mức hỗ trợ đã phê duyệt 7,2 triệu đồng/nhà.
(HBĐT) - Năm 2012, vốn đầu tư ngân sách là 1.781 tỷ đồng gồm vốn đầu tư cân đối ngân sách tỉnh 488 tỷ đồng, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách T.Ư 596 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ 483 tỷ đồng, vốn chương tình mục tiêu quốc gia 129 tỷ đồng vốn vượt thu ngân sách T.Ư 85 tỷ đồng…
(HBĐT) - Ngày 28/11, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân 2012 – 2013.
(HBĐT) - Đã hơn 70 tuổi nhưng Bùi Minh Điếm ở xóm Khánh, xã Yên Thượng (Cao Phong) vẫn còn nhanh nhẹn dẫn chúng tôi đi thăm mảnh vườn nhà ông với hàng trăm cây lát sum xuê. Mặc dù đã rời ngũ nhiều năm nhưng khi về địa phương ông tích cực tham gia mô hình phát triển kinh tế của địa phương và trong cuộc sống ông vẫn giữ được phẩm chất là một người lính Cụ Hồ.
(HBĐT) - Theo giám đốc Sở LĐTB&XH Nguyễn Trung Dũng, tính đến hết tháng 10/2012, tỉnh ta đã tạo việc làm mới cho trên 16.000 lao động, dự tính đến hết năm sẽ hoàn thành chỉ tiêu tạo việc làm mới cho 16.500 lao động.
(HBĐT) - Cây đặc sản cam Cao Phong đang ở chính vụ thu hoạch năm 2012. Hộ trồng trên địa bàn thị trấn Cao Phong và các xã Tân Phong, Bắc Phong, Tây Phong, Dũng Phong phấn khởi nhờ giá cả và sản lượng vụ này đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện, giá bán tại vườn đối với một số giống cam chủ lực là cam Xã Đoài có giá 17,5 triệu đồng/tấn, cam Canh dao động 40 – 45 triệu đồng/tấn. Sản lượng cam toàn huyện ước đạt 11.000 tấn, doanh thu trên 100 tỷ đồng.