Do đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tinh trình bày tại kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV.

 

Thưa các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh,

Thưa các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

Thưa toàn thể đồng chí, cử tri và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

 

Để chuẩn bị cho kỳ họp này của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã gửi đến các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013; Báo cáo kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2013; đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng trình Hội đồng nhân dân tỉnh 17 Báo cáo[1] và 13 Tờ trình khác.

Hôm nay, thay mặt Ủy ban nhân dân tỉnh, tôi xin báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh và nhân dân trong tỉnh một số vấn đề lớn về tình hình kinh tế, xã hội năm 2012, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.

 

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2012

 

Chúng ta thực hiện nhiệm vụ năm 2012 trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có nhiều biến động, thương mại sụt giảm mạnh, tăng trưởng toàn cầu thấp so với dự báo đầu năm; chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát đã tác động làm giảm mạnh cầu nội địa, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng tăng cao; doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, sản xuất, kinh doanh khó khăn. 

Trước những thách thức đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện mục tiêu đề ra trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh[2]. Trên cơ sở kết quả 10 tháng đầu năm và ước thực hiện trong các tháng cuối năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh xin báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 trên các nội dung chủ yếu như sau:

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2012

1. Về thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế

Tuy chịu ảnh hưởng của lạm phát và các chính sách chống lạm phát, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 vẫn đạt khá, ước đạt 10,2%. Trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,9%; công nghiệp - xây dựng tăng 15,2% (công nghiệp tăng 15,7%, xây dựng tăng 13,8%); dịch vụ tăng 9,8%.

Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, triển khai tích cực các chính sách tài khoá, tiền tệ chặt chẽ. Lạm phát bước đầu được kiềm chế ở mức 01 con số, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 10 tháng đầu năm tăng 5,2%; cả năm dự kiến tăng khoảng 7% so với tháng 12 năm 2011.

Lãi sut huy động VND ca các ngân hàng tiếp tục giảm, duy trì mc 9%/năm; lãi sut huy động ca các qu tín dng nhân dân cơ s mc 9,5%/năm; lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu phổ biến ở mức 12 - 13%/năm; lãi suất cho vay ở lĩnh vực phi sản xuất khác từ 12 - 15%/năm. Các ngân hàng thương mại đã thc hin kim soát cht ch quy mô và cht lượng tín dng; đồng thi điu chnh cơ cu tín dng theo ch đạo ca ngân hàng nhà nước, tích cc thc hin các bin pháp thu hi và x lý n theo quy định; đến 31 tháng 10 năm 2012, n đủ tiêu chun là 7.536 tỷ đồng, chiếm 88% tng dư n; n xu là 122 tỷ đồng, chiếm 1,43% tng dư nợ.

Thu ngân sách nhà nước năm 2012 tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế, đa số các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thấp, quy mô bị thu hẹp, thị trường bất động sản đóng băng... đã tác động mạnh đến kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, việc thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, trong đó có các giải pháp gia hạn, miễn, giảm nộp thuế... cũng góp phần làm giảm thu ngân sách nhà nước năm 2012.

Năm 2012, tng vn đầu tư phát trin toàn xã hi khong 6.150 t đồng; trong đó đầu tư từ ngân sách nhà nước là 1.781 t đồng. Ủy ban nhân dân tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, do đó tình hình sản xuất, kinh doanh dần được cải thiện trong những tháng cuối năm. Hoạt động thu hút đầu tư tiếp tục đạt được kết quả khá, năm 2012 đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 43 dự án (trong đó có 04 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký trên 174 triệu USD và 39 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký là 2.230 tỷ đồng).

Sản xuất công nghiệp tăng dần qua từng quý nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ. Khó khăn lớn nhất là nhu cầu vốn tăng cao do mặt bằng giá đầu vào để sản xuất tăng, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng đến sản xuất, hiệu quả đầu tư kinh doanh và gây lãng phí các nguồn lực huy động.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục phát triển, giữ vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn. Sản lượng lương thực có hạt cả năm ước đạt trên 36 vạn tấn.

Năm nay tình hình xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao, khối các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong việc tạo giá trị xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 72,7 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ, thực hiện 102,4% kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 40,6 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ, thực hiện 100,2% kế hoạch.

Khu vực dịch vụ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung; tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2012 ước đạt 8.564 tỷ đồng, bằng 101,2% kế hoạch. Doanh thu du lịch ước cả năm tăng 15% so với kế hoạch. Khối lượng vận chuyển hành khách tăng 7%; bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển mạnh.

2. Về bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội

Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách xã hội, trọng tâm là tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo ước cả năm giảm 3,44%, đưa tỷ lệ nghèo toàn tỉnh giảm còn 22,65%. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng cả năm vẫn giải quyết được 15.300 việc làm mới. Tình hình lao động ở các khu công nghiệp, các doanh nghiệp cơ bản ổn định; quan tâm đào tạo, chuyển nghề mới phù hợp hơn cho một bộ phận lao động.

Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội và trẻ em nhân các ngày lễ, tết. Hỗ trợ cho trên 60 nghìn hộ nghèo trong dịp Tết với tổng kinh phí trên 18 tỷ đồng; trợ cấp hàng tháng và chi trả kịp thời cho 15,58 nghìn đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên. Tổ chức cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trên 513 nghìn người nghèo, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi và đối tượng bảo trợ xã hội; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế toàn dân năm 2012 ước đạt 93,3%. Đã sửa chữa, nâng cấp 144 nhà ở cho gia đình người có công với kinh phí 2,58 tỷ đồng; xây mới 84 nhà tình nghĩa trị giá 2,1 tỷ đồng; tặng 410 sổ tiết kiệm cho người có công trị giá 207 triệu đồng; huy động nhân dân đóng góp 26.700 ngày công lao động giúp hộ gia đình chính sách trong sản xuất nông, lâm nghiệp, sửa chữa nhà ở.

 3. Về phát triển văn hoá, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường

Văn hóa, thể thao tiếp tục được quan tâm, gắn với thực hiện các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và chương trình xây dựng nông thôn mới. Việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc được chú trọng. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được quan tâm bảo tồn; công tác quản lý lễ hội tiếp tục được chấn chỉnh và quản lý chặt chẽ hơn. 

Chất lượng giáo dục có bước tiến bộ; cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được tăng cường, kiên cố hóa. Tỉnh Hòa Bình là tỉnh thứ 2 trong toàn quốc đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, hoàn thành kế hoạch ngay ở giai đoạn I của kế hoạch 5 năm 2010-2015. Các chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng cho học sinh, sinh viên tiếp tục được triển khai thực hiện và đạt kết quả tốt.

Hoạt động khoa học công nghệ được triển khai một cách toàn diện, tập trung đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ phục vụ đời sống và sản xuất. Triển khai thực hiện 38 đề tài, trong đó có 12 đề tài chuyển tiếp và 26 đề tài mới. Tiếp tục triển khai thực hiện 05 dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi (có 03 dự án do trung ương và 02 dự án do địa phương quản lý). 

Đã tập trung chấn chỉnh công tác quản lý, khai thác khoáng sản và sử dụng đất lúa. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, biện pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được tích cực triển khai. Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được tăng cường. Nhiều chỉ tiêu về môi trường, phát triển bền vững đạt và vượt kế hoạch. Việc quản lý, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật được tăng cường quản lý.

4. Về cải cách hành chính, xây dựng chính quyền, phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Các cấp, các ngành luôn bám sát thực hiện các ni dung cải cách hành chính ca tnh và Chương trình tng th ca Chính ph. Đã ban hành mt s văn bn th chế để đáp ng vi yêu cu qun lý nhà nước địa phương trên mt s lĩnh vc. Cơ chế, chính sách ca tnh ban hành bo đảm đúng các quy định ca pháp lut và phù hp vi tình hình thc tế ca tnh, tp trung vào các lĩnh vc đất đai, thương mi, giáo dc, y tế, văn hóa, th thao và môi trường. Duy trì và nâng cao cht lượng hot động cơ chế mt ca, mt ca liên thông ti 17 s, ngành, 11 huyn, thành ph và 210 xã, phường, th trn, to điu kin thun li cho các t chc, cá nhân trong quá trình gii quyết công vic.

Tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức, thanh tra công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh thái độ phục vụ của đội ngũ công chức, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Triển khai thực hiện quy định hệ thống tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức và tuyển chọn, nâng ngạch công chức theo nguyên tắc cạnh tranh.

Tiếp tục đổi mới quản lý tài chính công, nhất là trong thu chi ngân sách, phân bổ vốn đầu tư, trong cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập như y tế, giáo dục, khoa học công nghệ...

Ch tch y ban nhân dân tnh phê chun kết qu bu b sung 04 chc danh Phó Ch tch y ban nhân dân huyn, thành phố; tăng thêm 01 Phó Ch tch y ban nhân dân xã. Tng hp s lượng các đơn v hành chính, s cán b, công chc xã, nhng người hot động không chuyên trách xã; thc trng vic áp dng tiêu chun nghip v c th đối vi 07 chc danh công chc xã.

Thc hin cm mc và hoàn thin b sung h sơ, bn đồ địa gii hành chính cp huyn, cp xã tuyến giáp ranh theo Quyết định số 1860/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2011 ca Th tướng Chính ph v xác định địa giới hành chính gia thành ph Hà Ni và tnh Hòa Bình ti 07 khu vc chng ln do lch s để li.

Công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI). Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, phối hợp các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Tập trung thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vụ việc tồn đọng, công khai hồ sơ, kết quả xử lý, bảo đảm lợi ích hợp pháp của người dân và kỷ cương pháp luật. Chỉ đạo xử lý phù hợp những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp được dư luận xã hội quan tâm.

Thường xuyên định hướng thông tin, đồng thời tăng cường đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước với nhân dân, doanh nghiệp tạo sự đồng thuận xã hội. Chỉ đạo triển khai trên sóng Truyền hình tỉnh Diễn đàn “Cử tri với đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh”.

5. Tăng cường công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, xã hội

Tổ chức thành công cuộc Diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2012. Chỉ đạo thực hiện tốt diễn tập khu vực phòng thủ huyện gắn với phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ rừng.

Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được tăng cường. Lực lượng vũ trang tiếp tục được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Tiềm lực quốc phòng được nâng lên, gắn kết chặt chẽ hơn phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh.

Công tác phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được tăng cường và có những chuyển biến tích cực. Đã triệt phá nhiều đường dây tội phạm quy mô lớn, nhất là tội phạm ma túy. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục phòng chống tội phạm lứa tuổi vị thành niên. Trật tự, an toàn giao thông được tập trung chỉ đạo, giảm mạnh cả về số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương[3].

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2012

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng dự toán ngân sách ngân sách nhà nước năm 2012 trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, kết quả thu, chi ngân sách nhà nước năm 2011 và điều kiện thực tế của tỉnh. Đến nay, đã đạt được những kết quả quan trọng, trước hết là do sự chỉ đạo, điều hành kịp thời của Ủy ban nhân dân tỉnh trước những biến động của nền kinh tế; hai là, trong bối cảnh kinh tế khó khăn đã tăng cường kiểm tra, giám sát trong quản lý thu thuế, chống thất thu thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới; ba là, triển khai kịp thời các Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết để các sở, ban, ngành, địa phương chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi nhằm tiết kiệm chi thường xuyên; bốn là, chỉ đạo rà soát toàn bộ các dự án đầu tư, kịp thời đề ra các biện pháp xử lý, loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải...

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2012 ước đạt 1.736 tỷ đồng, bằng 109% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 96% Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh, trong đó: Thu cân đối ước đạt 1.586 tỷ đồng, bằng 100% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 96% Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh.

Tổng thu ngân sách địa phương năm 2012 ước đạt 7.373 tỷ đồng, bằng 118% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 114% Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh, trong đó: Thu cân đối ngân sách ước đạt 7.223 tỷ đồng; các khoản thu quản lý qua ngân sách nhà nước đạt 150 tỷ đồng.

Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 7.303 tỷ đồng, bằng 117% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 113% Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh, tăng 20% so với thực hiện năm 2011. Chi cân đối ngân sách địa phương ước thực hiện 5.340 tỷ đồng, bằng 127% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 118% Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh; chi chương trình mục tiêu quốc gia, từ nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu để đầu tư các dự án quan trọng, thực hiện chế độ chính sách và một số nhiệm vụ theo quy định ước thực hiện 1.263 tỷ đồng, bằng 114% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao; chi từ các khoản thu để lại quản lý qua ngân sách ước thực hiện 150 tỷ đồng, đạt 100% dự toán.

Nhìn chung, nhiệm vụ tài chính, ngân sách năm 2012 thực hiện trong bối cảnh  kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, ẩn chứa nhiều rủi ro; ở trong nước tình hình kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn nhiều hơn; thương mại sụt giảm mạnh; tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt thấp so với dự báo đầu năm, đặc biệt tăng trưởng không cao của khối công nghiệp, dịch vụ, từ đó ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người nộp thuế; quy mô sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị thu hẹp hoặc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh...Số dự án, doanh nghiệp thành lập mới cũng thấp hơn cùng kỳ; bên cạnh đó, sức mua của thị trường cũng suy giảm, một số mặt hàng, hoạt động kinh doanh dịch vụ có đóng góp số thu lớn cho ngân sách nhà nước như: hàng điện tử, ô tô, xe máy,... có sức tiêu thụ chậm.

Thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài, việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, kể cả đấu giá tại các huyện, thành phố cũng rất khó khăn, dẫn đến số thu ngân sách từ tiền sử dụng đất giảm mạnh.

Việc thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, trong đó có các giải pháp gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, giảm và gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số doanh nghiệp; giảm tiền thuê đất; gia hạn nộp tiền sử dụng đất; miễn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với hộ nộp thuế khoán kinh doanh ở một số ngành nghề,… cũng làm giảm thu trong năm trên 34 tỷ đồng.

Năm nay, số hụt thu tập trung chủ yếu tại một số huyện, thành phố có số dự toán giao thu lớn như: Huyện Lương Sơn hụt thu khoảng 68 tỷ đồng; huyện Kỳ Sơn hụt thu khoảng 18,8 tỷ đồng; thành phố Hòa Bình hụt thu khoảng 29 tỷ đồng; huyện Lạc Thủy hụt thu khoảng 15,7 tỷ đồng.

III. NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM

          Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, nổi lên là:

Năm 2012, sản xuất tiếp tục gặp khó khăn do khả năng thanh khoản thấp, chi phí đầu vào cao, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho còn ở mức cao, dẫn đến quy mô sản xuất thu hẹp, nhiều doanh nghiệp phải ngừng sản xuất hoặc giải thể, trong 2.019 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, chỉ có 27% doanh nghiệp kê khai có số thuế phát sinh, còn lại là doanh nghiệp không phát sinh thuế (âm thuế) và không nộp tờ khai thuế.

Năm nay, dự kiến toàn tỉnh hụt thu khoảng 69 tỷ đồng; nguyên nhân chủ yếu do đình đốn sản xuất, nhiều doanh nghiệp đóng cửa, bỏ địa chỉ, không phát sinh thuế; thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, trong đó giảm, gia hạn, miễn thuế để hỗ trợ doanh nghiệp trong lúc khó khăn cũng làm giảm nguồn thu từ thuế.

Về sản xuất nông nghiệp, năm 2012, những đợt nắng nóng liên tiếp, dịch bệnh gia súc, gia cầm đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp, dự kiến sản lượng lương thực năm nay sẽ giảm so với năm 2011.

Lĩnh vực giáo dục, y tế còn nhiều khó khăn cơ sở vật chất, nhất là trường học, trạm y tế xã, đặc biệt là vùng sâu vùng xa chưa đáp ứng được yêu cầu. Nguồn nhân lực (y sỹ, bác sỹ tuyến xã) thiếu về số lượng và còn yếu về chất lượng.

Công tác giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn, nhất là xuất khẩu lao động do khó khăn kinh tế trong nước và thế giới. Đào tạo nghề chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Kinh phí hỗ trợ học nghề chưa đáp ứng được yêu cầu so với thực tế.

Kỷ cương, kỷ luật hành chính trong một số cơ quan chưa nghiêm, công tác kiểm tra, giám sát còn nhiều yếu kém, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành. Chất lượng công vụ, năng lực một bộ phận cán bộ, công chức có mặt còn hạn chế. Còn có cán bộ, công chức suy thoái, không làm tròn trách nhiệm, nhũng nhiễu, tiêu cực, ảnh hưởng tới lòng tin của người dân và doanh nghiệp.

Tệ nạn xã hội vẫn còn phức tạp, đáng chú ý là tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy; số người nghiện ma túy có chiều hướng gia tăng; công tác quản lý, tạo việc làm sau cai nghiện vẫn còn nhiều bất cập.

Nhìn tổng quát, trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, công tác lãnh đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong các nghị quyết của Chính phủ, của Tỉnh ủy và của Hội đồng nhân dân tỉnh. Lạm phát được kiềm chế, kinh tế chuyển biến theo hướng ổn định hơn, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá, khẳng định vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển kinh tế. An sinh xã hội được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh được tăng cường. Trật tự an toàn xã hội có tiến bộ. Tuy nhiên, còn một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch như: Tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm...

Nhiệm vụ còn lại của thời gian cuối năm là rất nặng nề, đòi hỏi cả hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân phải nỗ lực thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế, tích cực chuẩn bị các điều kiện cho tăng trưởng cao hơn trong năm 2013.

 

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2013

 

Năm 2013 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội năm 2011 và 2012 gặp nhiều khó khăn, năm 2013 cần có sự cố gắng lớn để cùng với những năm sau thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong 5 năm 2011 - 2015.

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Tiếp tục phục hồi kinh tế, tranh thủ cơ hội đẩy mạnh tăng trưởng nhanh và bền vững; thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ. Phát triển văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

II. DỰ KIẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Các chỉ tiêu kinh tế

- Tc độ tăng trưởng kinh tế: 11% trong đó: Tăng trưởng các ngành: Nông, lâm nghip, thu sn 4%; công nghip - xây dng 15,5%; dch v 11,2%; Tc độ tăng trưởng kinh tế có Công ty Thy đin Hòa Bình 9,3% trong đó: Tăng trưởng các ngành: Nông, lâm nghip, thu sn 4%; công nghip - xây dng 10,9%; dch v 11,2%;

- Cơ cu kinh tế: Nông, lâm nghip, thu sn 29,2%; công nghip - xây dng 36,6%; dch v 34,2%; Cơ cu kinh tế có Công ty Thy đin Hòa Bình: Nông, lâm nghip, thu sn 26%; công nghip - xây dng 43,5%; dch v 30,5%;

- GDP theo giá hin hành 17.140 t đồng; GDP theo giá hin hành (có Công ty Thy đin Hòa Bình) 21.065 t đồng;

- GDP bình quân đầu người 20,9 triu đồng/năm; GDP bình quân đầu người (có Công ty Thy đin Hòa Bình) 25,7 triu đồng/năm;

- Tng đầu tư toàn xã hi 6.320 t đồng (chiếm 36,9% GDP);

- Tng thu ngân sách nhà nước 1.960 t đồng; tng chi ngân sách địa phương 6.186 t đồng;

- Giá tr xut khu 100 triu USD; Giá tr nhp khu 43 triu USD;

- Tng mc lưu chuyn hàng hoá bán l, dch v tiêu dùng 9.920 t đồng; ch s giá tiêu dùng tăng <8%;

- Sn lượng lương thc cây có ht 36 vn tn;

 2. Các chỉ tiêu xã hội

Gim t l sinh 0,2‰; quy mô dân s 819.000 người; to vic làm cho khong 15.500 lao động; t l lao động qua đào to 37%; t l h nghèo 19,65% (gim 3% so vi năm 2012); t l các xã, phường, th trn đạt chun ph cp giáo dc Mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiu hc đúng độ tui và ph cp giáo dc Trung hc cơ s 100%; t l s trường đạt chun quc gia 23%; gim t l tr em dưới 5 tui b suy dinh dưỡng xung 20%; gim t sut t vong tr sơ sinh dưới 1 tui xung 16,5‰; gim t sut t vong tr em dưới 5 tui xung 20,5‰; s giường bnh/1 vn dân 21,5 giường; s bác sĩ/1 vn dân 6,81 bác sĩ; t l người dân tham gia BHYT toàn dân > 95%; t l h s dng đin 98,5%; phn đấu hoàn thành công tác quy hoch chung và quy hoch chi tiết nông thôn mi cho 191 xã trong tnh theo chun nông thôn mi; khong 45% xã đạt t 5-9 tiêu chí, 15 xã đạt t 10-14 tiêu chí, 5 xã đạt 14 tiêu chí tr lên;

3. Các chỉ tiêu môi trường

T l dân nông thôn được cung cp nước sinh hot hp v sinh 83%; t l cht rn y tế được x lý 100%; t l các khu công nghip đang hot động có h thng x lý nước thi tp trung đạt 100%; t l cht thi rn đô th được thu gom 92%; t l các khu đô th có h thng x lý nước thi đạt tiêu chun môi trường 52%; t l các cơ s sn xut kinh doanh đạt tiêu chun môi trường 40%; x lý các cơ s sn xut kinh doanh gây ô nhim môi trường nghiêm trng 100%; trng rng mi 7.000 ha; t l che ph rng n định mc 46%.

III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2013

1. Triển khai tích cực, kịp thời các biện pháp chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, nhất là chính sách tài khóa, tiền tệ để ổn định giá cả, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Thực hiện tốt các chính sách, giải pháp của Chính phủ về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, bảo đảm cân đối tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, nhất là những thời điểm có khả năng biến động giá lớn. Tăng cường các biện pháp chống thất thu ngân sách nhà nước, xử lý nợ đọng thuế, các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh. Kiểm soát chặt chẽ và minh bạch thu, chi ngân sách nhà nước. Nâng cao hiệu quả đầu tư công theo hướng bố trí vốn tập trung, tránh dàn trải, bố trí vốn cho các công trình hoàn thành, sớm đưa vào sử dụng. Rà soát các khoản vay nợ xây dựng cơ bản, các khoản vốn ứng trước để có phương án bố trí vốn trả nợ đúng hạn.

Tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả, bảo đảm chất lượng và giá cả các mặt hàng, sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống, sức khỏe của nhân dân; ngăn chặn đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, nhất là thời điểm có khả năng sốt giá.

 

2. Triển khai tích cực chính sách tái cơ cấu kinh tế  

Thực hiện tái cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư công, khuyến khích các nguồn vốn đầu tư của tư nhân, đầu tư nước ngoài. Cần tập trung rà soát các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án để ban hành quy định mới, sửa đổi các quy định không còn phù hợp; quyết định các giải pháp, cơ chế chính sách, chương trình, dự án mới nhằm xóa bỏ các rào cản, khuyến khích tư nhân đầu tư, huy động tốt nhất các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục đổi mới các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này, cụ thể: Giữ nguyên pháp nhân công ty TNHH một thành viên đối với Công ty Xổ số kiến thiết Hòa Bình và Công ty Khai thác công trình thủy lợi; thoái vốn nhà nước khỏi Công ty cổ phần nước sạch Hòa Bình; cổ phần hóa 5 nông trường quốc doanh.

3. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh 

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục liên quan đến thu hút đầu tư, môi trường kinh doanh, cụ thể như: giảm thời gian, chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp, tăng cường tính minh bạch trong quản lý nhà nước, trong tiếp cận các hợp đồng, dịch vụ của nhà nước,...

Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng, nhanh chóng đưa các dự án hoàn thành vào sử dụng phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội. Thực hiện cơ cấu lại đầu tư từ ngân sách nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, hạ tầng công nghiệp và dịch vụ. Thúc đẩy công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh; đồng thời gắn cơ cấu lại đầu tư với đổi mới cơ chế, chính sách để phát triển nguồn nhân lực địa phương.

Tăng cường các biện pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc như giải phóng mặt bằng, thực hiện tốt các quy định về đầu tư, kinh doanh nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh vào phát triển kinh tế, xã hội.

4. Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất kinh doanh

Tập trung chỉ đạo để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ; chú trọng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đang triển khai dự án trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp.

Nghiên cứu tiềm năng, thế mạnh để xác định các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ ưu tiên của tỉnh, đề xuất quy hoạch, giải pháp, cơ chế để phát triển tạo thành ngành mũi nhọn và thương hiệu của địa phương. Thực hiện tốt Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 và các chương trình của nhà nước dành cho vùng nông thôn.

Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt chú trọng xây dựng một số vùng chuyên canh các loại cây trồng có lợi thế, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh phải định hướng tập trung về thị trường thành phố Hà Nội, là vùng hậu cần của thành phố Hà Nội. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

5. Các lĩnh vực xã hội và bảo đảm an sinh xã hội

Các ngành, địa phương tổ chức tốt việc thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia, các chính sách, chương trình, dự án phát triển các lĩnh vực xã hội và bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách về xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao nhằm huy động các nguồn lực cho phát triển. Đối với từng lĩnh vực cụ thể:

Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020. Thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ ưu đãi theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, chính sách đối với thanh niên xung phong, chính sách trợ cấp xã hội.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc như chính sách đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, chính sách di dân, tái định cư.

Tăng cường mở các lớp đào tạo ngắn hạn, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn bản đặc biệt khó khăn. Thực hiện tốt việc giúp đỡ các xã làm chủ đầu tư nhằm nâng cao năng lực quản lý cho cấp xã trong việc thực hiện các hợp phần đầu tư trên địa bàn vùng dân tộc miền núi.

Tiến hành rà soát các xã trên địa bàn tỉnh theo tinh thần của Thông tư số 01/2012/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành nhằm bảo đảm các chế độ chính sách theo quy định.

Tổ chức tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân về công tác tôn giáo; đồng thời tập trung chỉ đạo hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật. Đầu tư các thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng như nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí. Chú trọng đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, tổ chức nhiều hoạt động thể thao chuyên nghiệp. Tổ chức thành công Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch các tỉnh Tây Bắc năm 2013.

6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 109/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng của xã hội.

7. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

Tổ chức thực hiện tốt Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ và của tỉnh. Tiếp tục triển khai đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân. Thực hiện xã hội hóa một số dịch vụ công gắn với tinh giản bộ máy tổ chức, biên chế. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước gắn với việc đổi mới phương thức điều hành của hệ thống hành chính, tạo sự công khai, minh bạch trong công tác quản lý nhà nước.

8. Quản lý tốt các hoạt động khai thác tài nguyên, bảo đảm khai thác hợp lý, có hiệu quả, bền vững và không gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, nhất là đối với các dự án sản xuất kinh doanh, các khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị bảo đảm môi trường trong sạch.

9. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trong tình hình mới. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, quan tâm đặc biệt địa bàn trọng điểm về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Phát triển kinh tế, xã hội kết hợp chặt chẽ với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh.

Thực hiện tốt công tác phòng chống tội phạm, giảm dần tai nạn giao thông; tăng cường vai trò của chính quyền cơ sở và các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội trong công tác phòng, chống ma túy, mại dâm ngay tại địa bàn xã, phường, thị trấn.

Thưa Hội đồng nhân dân tỉnh,

Chúng ta đang phấn đấu để đạt kết quả cao nhất nhiệm vụ còn lại của năm 2012. Bước sang năm 2013, năm bản lề của Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, tỉnh ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chúng ta cùng đồng lòng, quyết tâm cao nhất thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2013, góp phần tích cực vào việc thực hiện Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015. Ủy ban nhân dân tỉnh mong nhận được sự ủng hộ, giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể nhân dân và nhân dân trong tỉnh.

 

Xin trân trọng cảm ơn Hội đồng nhân dân tỉnh, đồng chí,

nhân dân và cử tri trong tỉnh./.



[1] Gồm các báo cáo: (1) Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương năm 2011; (2) Báo cáo kiểm điểm chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh năm 2012; (3) Báo cáo biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2012, kế hoạch biên chế hành chính, sự nghiệp năm 2013; (4) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2012; (5) Báo cáo kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 3, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XV; (6) Báo cáo về công tác đầu tư xây dựng cơ bản, công tác xúc tiến đầu tư năm 2012, nhiệm vụ năm 2013; (7) Báo cáo về công tác an toàn giao thông năm 2012, nhiệm vụ năm 2013;      (8) Báo cáo về tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2012, nhiệm vụ năm 2013; (9) Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp, quản lý thị trường và cung cấp điện năm 2012, nhiệm vụ năm 2013; (10) Báo cáo về tình hình thực hiện Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên năm 2012; kết quả phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi; (11) Báo cáo về công tác Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân năm 2012, nhiệm vụ năm 2013; (12) Báo cáo về công tác cải cách hành chính năm 2012, nhiệm vụ năm 2013; (13) Báo cáo về công tác bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh năm 2012; (14) Báo cáo công tác quản lý và tổ chức các lễ hội năm 2012, nhiệm vụ năm 2013; (15) Báo cáo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng năm 2012, nhiệm vụ năm 2013; (16) Báo cáo về công tác thi hành án dân sự năm 2012, nhiệm vụ năm 2013; (17) Báo cáo về công tác bảo đảm an ninh, trật tự và phòng, chống các tệ nạn xã hội năm 2012, nhiệm vụ năm 2013.

 

[2] Mục tiêu là: Phục hồi và tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững (hạn chế suy giảm kinh tế sau lạm phát và chống lạm phát năm 2011), kết hợp phát triển văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

.

[3] Tính đến 31/10/2012, xảy ra 756 vụ phạm pháp hình sự, tăng 33 vụ (4,56%) so với cùng kỳ 2011; trong đó: Tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 563 vụ, làm 09 người chết, bị thương 168 người; tội phạm ma túy phát hiện và bắt giữ 179 vụ, 248 đối tượng, thu giữ 350 bánh heroin, 1.112 viên ma túy tổng hợp, 20.000 USD, 292 triệu đồng (So với cùng kỳ năm 2011 phát hiện nhiều hơn 53 vụ, 68 đối tượng). Tình hình tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí: Tai nạn giao thông xảy ra 124 vụ, làm chết 103 người, bị thương 109 người (so với cùng kỳ năm 2011 giảm cả 3 tiêu chí: Giảm 11 vụ bằng 8,14%, giảm 14 người chết bằng 11,96%; giảm 15 người bị thương bằng 12,1%).



 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đoàn công tác do đồng chí  Đặng Thanh Bình, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - thành viên BCĐ làm trưởng đoàn làm việc với BCĐ tỉnh ta.
Lãnh đạo Quỹ TDND phường Chăm Mát  thường xuyên kiểm tra công tác thu nợ quay vòng vốn vay cho các thành viên.
Không có hình ảnh

Gần 2 ha ngô ở xã Hợp Thành bị cháy

(HBĐT) - Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, diện tích ngô đông tại cánh đồng Bãi Đông và Bãi Lều, thôn Gốc Đa, xã Hợp Thành Kỳ Sơn bị cháy lá và thân cây. Chị Bùi Thị Huân, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân xóm Gốc Đa cho biết: Diện tích ngô bị cháy của mấy chục hộ dân trong thôn khoảng gần 2 ha, trong đó nặng nhất là cánh đồng Bãi Đông với gần 1 ha, không thể cho năng suất. Hiện tượng cháy thân và lá ngô lần đầu tiên xuất hiện trong tháng 11/2012, cháy mạnh nhất trong tuần vừa rồi.

87,6 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã và xóm đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Trong khuôn khổ Chương trình 135 giai đoạn II, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã và xóm đặc biệt khó khăn được giao tổng nguồn vốn là 87,6 tỷ đồng. Theo Ban Dân tộc tỉnh, giá trị khối lượng thực hiện đến 31/12/2012 ước đạt 100% kế hoạch giao.

Gặp khó khăn - doanh nghiệp cần tiếp sức

Bài 1:

“Cơn bĩ cực” của cộng đồng doanh nghiệp

(HBĐT) - Từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh đã có 487 doanh nghiệp (DN) tiến hành giải thể, trong đó, 209 DN giải thể tự nguyện, 194 DN vi phạm Luật DN, 84 DN chuyển đổi loại hình DN. Riêng năm 2012, dự kiến có 110 DN giải thể, tăng 104% so với năm 2011 và tăng 3 lần so với thời điểm năm 2006. Đó là những con số báo động, cho thấy cộng đồng DN hoạt động trên địa bàn tỉnh đang lâm vào “cơn bĩ cực” nặng nề.

Sân bay quốc tế Phú Quốc chính thức hoạt động

Ngày 2-12, sân bay quốc tế Phú Quốc (xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) chính thức đi vào hoạt động, thay thế sân bay cũ tại thị trấn Dương Đông.

Hướng phát triển kinh tế mới gắn với bảo tồn động vật quý hiếm

(HBĐT) - Trong thời buổi kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm cây trồng, vật nuôi truyền thống gặp không ít khó khăn về đầu ra, việc trồng cây gì, nuôi con gì để đạt hiệu quả kinh tế cao luôn là vấn đề được người nông dân quan tâm, trăn trở. Trước thực tế đó, trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã tìm cho mình hướng đi mới bằng cách đầu tư nuôi các loài động vật hoang dã như lợn rừng, nhím... vừa mang lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo tồn một số loài động vật hoang dã.

Khó khăn trong kiên cố hoá kênh mương ở xã Tú Sơn

(HBĐT) - Tú Sơn (Kim Bôi) có 7 xóm vùng Thung và 10 xóm vùng dưới ven trục đường 12B. Độ cao của vùng Thung so với vùng dưới có chỗ đến cả vài trăm mét. Thường thì nhiều nơi vùng cao sẽ gặp khó khăn hơn về kinh tế so những vùng thấp, nhưng với Tú Sơn thì ngược lại, người dân các xóm vùng Thung trên cao có đất phì nhiêu, phần nữa, sản xuất nông nghiệp tập trung vào các loại cây hoa màu như ngô, mía nguyên liệu nên đời sống khá hơn so với người dân các xóm vùng dưới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục