Mô hình nuôi lợn rừng tại xóm Sèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) đang mở hướng thoát nghèo cho nhiều hộ dân.
(HBĐT) - Trong thời buổi kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm cây trồng, vật nuôi truyền thống gặp không ít khó khăn về đầu ra, việc trồng cây gì, nuôi con gì để đạt hiệu quả kinh tế cao luôn là vấn đề được người nông dân quan tâm, trăn trở. Trước thực tế đó, trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã tìm cho mình hướng đi mới bằng cách đầu tư nuôi các loài động vật hoang dã như lợn rừng, nhím... vừa mang lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo tồn một số loài động vật hoang dã.
Năm 2011, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình xây dựng NTM, xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) đã xây dựng mô hình Hội gây nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã tại thôn Đống Mối với 15 hộ tham gia. Xã Đồng Tâm có khoảng 40 hộ đang chăn nuôi động vật hoang dã nhưng mới có (15 hộ được cấp phép. Tổng số động vật gây nuôi của Hội gồm: 250 con lợn rừng, 220 con nhím, 5 con hươu sao. Đến nay, huyện Lạc Thuỷ có 85 hộ được cấp phép gây nuôi động vật hoang dã, số lượng nuôi ước tính có khoảng 600 con nhím, 250 con lợn rừng, 40 con dúi, 30 con hươu sao tập trung ở các xã Đồng Tâm, An Bình, thị trấn Chi Nê.
Trước đây, động vật hoang dã chỉ được nuôi ở một vài huyện theo mô hình gia đình nhỏ lẻ, tự phát, thậm chí nhiều hộ chỉ nuôi cho vui. Nhưng, sau một thời gian, hiệu quả kinh tế thu được từ các loài động vật này khá lớn nên phong trào nuôi động vật hoang dã phát triển mạnh, trong đó có nhiều hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại, nuôi hỗn hợp nhiều loài. Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, phong trào nuôi động vật hoang dã được phát triển mạnh mẽ ở hầu khắp các huyện, thành phố. Chủ yếu là nuôi nhím giống, nếu như cách đây 3 năm giá trị nhím giống khoảng trên chục triệu đồng/đôi nhưng từ năm 2011, nhu cầu nhím giống gần như bão hoà nên nhiều hộ ngừng không nuôi nữa hoặc chuyển sang nuôi nhím thương phẩm với giá trị 150.000 đồng/kg. Hiện toàn tỉnh có 390 trại (hộ gia đình) chăn nuôi động vật hoang dã với tổng số trên 5.000 cá thể, chủ yếu các loài động vật hoang dã thông thường như nhím, lợn rừng, dúi, hươu sao, ba ba trơn, cầy hương, trĩ Như: Mai Châu 86 trại, TPHB 45 trại, Cao Phong 16 trại, Đà Bắc 36 trại Năm 2012 Chi cục kiểm lâm mới cấp phép cho 35 trại.
Để quản lý tốt các loài động vật hoang dã, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nuôi nhốt làm thủ tục trại nuôi sinh sản, sinh trưởng theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, hầu hết các hộ nuôi đều chấp hành đúng quy định của Nhà nước.
Với hàng trăm trang trại, gia trại chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã đang phát triển mạnh mẽ trên địa bàn đã mở thêm hướng làm giàu cho người nông dân. Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi theo hướng này cũng đặt ra bài toán đối với các ngành chức năng trong việc kiểm soát, quản lý. Đó là, hầu hết các mô hình chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã như hiện nay đều là tự phát, vì vậy, việc quản lý, kiểm soát tình hình nguồn giống, vệ sinh và dịch bệnh trong chăn nuôi nói chung là tương đối khó khăn. Theo lãnh đạo Chi cục Thú y, chính vì phát triển mang tính tự phát nên đến nay chưa có trường hợp hộ chăn nuôi nào báo cáo với cơ quan chuyên môn là có vật nuôi nguồn gốc hoang dã mắc bệnh với cơ quan thú y. Chính vì vậy rất khó có thể quản lý về dịch bệnh và người chịu thiệt hại vẫn là bà con nông dân. Dù rằng đến thời điểm này, việc chăn nuôi động vật hoang dã chưa có vấn đề gì lớn phát sinh nhưng với phát triển tự phát, không có định hướng như hiện nay, các vấn đề người chăn nuôi có thể gặp phải như: dịch bệnh, tìm đầu ra cho sản phẩm, vệ sinh rất có thể xảy ra và sẽ gây thiệt hại là rất lớn cho các hộ chăn nuôi. Với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý của các cơ quan chức năng với đối tượng nuôi này càng cần phải được quan tâm nhiều hơn để bảo đảm sản xuất bền vững. Bên cạnh đó chính người chăn nuôi cũng cần chủ động những kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu về quản lý, kỹ thuật và ngăn ngừa dịch bệnh để việc chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã có hướng đi ổn định, thực sự trở thành hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người chăn nuôi.
Ông Lê Minh Thuỷ, Chi cục phó Chi cụcKiểm lâm tỉnh cho biết: Việc gây nuôi động vật hoang dã trong những năm gần đây mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh nên Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển chăn nuôi. Những người nuôi động vật hoang dã nếu có đăng ký, đầu tư xây dựng chuồng trại đạt tiêu chuẩn, nguồn gốc rõ ràng, việc tiêu thụ dễ dàng và có lãi cao. Việc nuôi các loài động vật hoang dã góp phần bảo tồn được các loài động vật quý hiếm, đồng thời giảm sức ép khai thác rừng tự nhiên. Song, để việc gây nuôi động vật hoang dã phát triển một cách bền vững cần có một tổ chức liên kết những hộ nuôi động vật hoang dã với nhau cùng đứng ra làm ăn, tìm kiếm đối tác để tạo dựng thương hiệu và xây dựng thị trường ổn định, tránh tình trạng manh mún.
Nhân rộng những mô hình chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh đã và đang là hướng phát triển hứa hẹn nhiều thành công, góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nhằm hướng tới mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống cho người dân.
Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường quy định tại Danh mục động vật rừng thông thường gồm 160 loài. Theo đó, để nhận được giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại, các tổ chức, cá nhân cần lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi và nộp cho Cơ quan Kiểm lâm sở tại xem xét, phê duyệt. Thông tư chính thức có hiệu lực từ ngày 9/11/2012.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Bà Bùi Thị Ngợi, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạc Sơn cho biết: Hỗ trợ phụ nữ giải quyết việc làm, phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập và thoát nghèo bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng, xuyên suốt của các cấp Hội trong huyện. Đặc biệt là vận động, hỗ trợ phụ nữ nghèo được tiếp cận với các nguồn vốn, chính sách ưu đãi, KHKT hiện đại áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất.
(HBĐT) - Năm 2010 là năm đầu tiên cây hành chăm được huyện Lạc Sơn đưa vào sản xuất vụ đông với diện tích hơn 100 ha. Giá thời điểm thu hoạch với mỗi kg hành từ 30.000 -35.000 đồng/kg nhân với năng suất khoảng 6 tấn/ha, nông dân trồng hành có thu nhập khá so với một số cây trồng màu khác.
(HBĐT) - Đề án cứng hoá GTNT của tỉnh ta được triển khai từ trong nhiều năm qua được đánh giá đạt được nhiều hiêu quả tích cực trong việc huy động sức dân. Cùng với đó, các dự án lồng ghép cứng hoá GTNT đã khơi rộng phong trào trên toàn tỉnh tới tận các thôn, xóm trên khắp địa bàn trong tỉnh, từng bước đưa bộ mặt nông thôn thay đổi một cách rõ rệt.
(HBĐT) - Từ năm 2009 đến nay, huyện Tân Lạc đã tiến hành rà soát, triển khai hỗ trợ về nhà ở cho 2.440 hộ nghèo theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mức hỗ trợ cho mỗi hộ làm nhà là 8,4 triêu đồng, riêng xã Phong Phú và thị trấn Mường Khến, mức hỗ trợ đã phê duyệt 7,2 triệu đồng/nhà.
(HBĐT) - Năm 2012, vốn đầu tư ngân sách là 1.781 tỷ đồng gồm vốn đầu tư cân đối ngân sách tỉnh 488 tỷ đồng, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách T.Ư 596 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ 483 tỷ đồng, vốn chương tình mục tiêu quốc gia 129 tỷ đồng vốn vượt thu ngân sách T.Ư 85 tỷ đồng…
(HBĐT) - Ngày 28/11, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân 2012 – 2013.