Hệ thống kênh mương của xã Tú Sơn hiện giờ mới đáp ứng được khoảng 50% diện tích trồng lúa.
(HBĐT) - Tú Sơn (Kim Bôi) có 7 xóm vùng Thung và 10 xóm vùng dưới ven trục đường 12B. Độ cao của vùng Thung so với vùng dưới có chỗ đến cả vài trăm mét. Thường thì nhiều nơi vùng cao sẽ gặp khó khăn hơn về kinh tế so những vùng thấp, nhưng với Tú Sơn thì ngược lại, người dân các xóm vùng Thung trên cao có đất phì nhiêu, phần nữa, sản xuất nông nghiệp tập trung vào các loại cây hoa màu như ngô, mía nguyên liệu nên đời sống khá hơn so với người dân các xóm vùng dưới.
Theo ông Bạch Công Luyện, Chủ tịch UBND xã Tú Sơn, nguyên do các xóm vùng dưới luôn gặp khó chính là tập trung chung chủ yếu vào trồng lúa. Trong khi đó, hệ thống kênh mương nội đồng chưa đáp ứng được thực tế.
Tú Sơn có tổng diện tích trên 4.660ha, trong đó, có đến 2/3 là đất đồi núi cao, còn lại khoảng hơn 1.200 ha đất sản xuất nông nghiệp, tính cả diện tích ruộng bậc thang. Cả xã có khoảng 1.660 hộ dân với trên 6.900 nhân khẩu. Ngoài trông chờ vào rừng, đời sống hầu hết người dân chỉ biết trồng lúa. Tuy vậy, diện tích đất trồng lúa cả xã cũng chỉ đạt khoảng 280ha/ năm, tập trung chủ yếu tại vùng dưới.
Tại nhiều nơi, diện tích vụ chiêm xuân thường nhiều hơn so với vụ mùa. Đối với Tú Sơn, vụ chiêm xuân dù có thuận lợi lắm cũng chỉ đạt trên 95 ha. Nguyên nhân do hạn hán, không có bai đập tích trữ nước và kênh mương dẫn nước về ruộng. Hiên tại, cả xã cũng chỉ có 2,5km kênh mương được cứng hoá, đa số thuộc trục chính, còn lại đều được đắp đất tạm bợ, hàng năm mưa về nhiều thường bị cuốn trôi.
Do phụ thuộc vào thời tiết nên sang vụ hè thu, diện tích lúa của Tú Sơn tăng đột biến, lên đến 175 ha. Mặc dù vậy, năng suất vụ này thường thấp hơn so với vụ chiêm xuân do bị ảnh hưởng bởi mưa bão, đạt khoảng 40 – 45 tạ/ha.
Hàng năm, các cấp chính quyền xã Tú Sơn huy động hàng nghìn lượt ngày công nhằm nạo vét và đắp bờ cho hệ thống kênh mương nội đồng, vừa đảm bảo cung cấp đủ nước và thoát lũ kịp thời cho cây lúa nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tình thế.
Cũng theo ông Bạch Công Luyện, năm 2009, Tú Sơn cũng đã có dự án đầu tư bai đập có thể tưới cho khoảng trên 80 ha. Đến năm 2010, do “vướng” Nghị quyết 11 của chính phủ về kiềm chế lạm phát nên đến giờ dự án vẫn chưa thể triển khai thi công. Năm 2011, Dự án CDF (Thuỵ Điển) đã đầu tư cho Tú Sơn từng bước vào hệ thống kênh mương nội đồng. Tuy kinh phí không nhiều, cả dự án trên dưới 1 tỷ đồng, chia đều cho 4 năm. Đến nay, dự án đã làm được một vài bai đập và trên 250 m kênh mương cho một số xóm khó khăn. Trong thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục đầu tư thêm một số tuyến mương nội đồng, tạo điều kiện cho bà con phát triển trồng lúa.
Đời sống phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, trong tình trạng kênh mương chưa được đầu tư cơ bản, thu nhập bình quân của Tú Sơn được cho là thấp so với mặt bàng chung của huyện. Như năm 2011, thu nhập của người dân cũng chỉ đạt trên 8 triệu đồng/năm, thấp hơn gần 1 triệu đồng so với bình quân cả huyện, số hộ nghèo trong xã hiện còn ở mức 49%.
Để khắc phục những khó khăn phát triển kinh tế, về lâu dài, Tú Sơn rất cần có sự đầu tư kịp thời của Nhà nước trong phát triển hệ thống thủy lợi. Theo ông Bạch Công Luyện, trong quy hoạch xây dựng NTM, Tú Sơn tập trung vào hệ thống bai, đập và kênh mương nội đồng. Xã phấn đấu trong vài năm tới, kênh mương cứng hoá trên địa bàn toàn xã đạt từ 5.000 – 6.000 m mới tạm đảm bảo cho người dân trong xã sản xuất nông nghiệp ổn định.
Hồng Trung
(HBĐT) - Năm 2010 là năm đầu tiên cây hành chăm được huyện Lạc Sơn đưa vào sản xuất vụ đông với diện tích hơn 100 ha. Giá thời điểm thu hoạch với mỗi kg hành từ 30.000 -35.000 đồng/kg nhân với năng suất khoảng 6 tấn/ha, nông dân trồng hành có thu nhập khá so với một số cây trồng màu khác.
(HBĐT) - Đề án cứng hoá GTNT của tỉnh ta được triển khai từ trong nhiều năm qua được đánh giá đạt được nhiều hiêu quả tích cực trong việc huy động sức dân. Cùng với đó, các dự án lồng ghép cứng hoá GTNT đã khơi rộng phong trào trên toàn tỉnh tới tận các thôn, xóm trên khắp địa bàn trong tỉnh, từng bước đưa bộ mặt nông thôn thay đổi một cách rõ rệt.
(HBĐT) - Từ năm 2009 đến nay, huyện Tân Lạc đã tiến hành rà soát, triển khai hỗ trợ về nhà ở cho 2.440 hộ nghèo theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mức hỗ trợ cho mỗi hộ làm nhà là 8,4 triêu đồng, riêng xã Phong Phú và thị trấn Mường Khến, mức hỗ trợ đã phê duyệt 7,2 triệu đồng/nhà.
(HBĐT) - Năm 2012, vốn đầu tư ngân sách là 1.781 tỷ đồng gồm vốn đầu tư cân đối ngân sách tỉnh 488 tỷ đồng, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách T.Ư 596 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ 483 tỷ đồng, vốn chương tình mục tiêu quốc gia 129 tỷ đồng vốn vượt thu ngân sách T.Ư 85 tỷ đồng…
(HBĐT) - Ngày 28/11, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân 2012 – 2013.
(HBĐT) - Đã hơn 70 tuổi nhưng Bùi Minh Điếm ở xóm Khánh, xã Yên Thượng (Cao Phong) vẫn còn nhanh nhẹn dẫn chúng tôi đi thăm mảnh vườn nhà ông với hàng trăm cây lát sum xuê. Mặc dù đã rời ngũ nhiều năm nhưng khi về địa phương ông tích cực tham gia mô hình phát triển kinh tế của địa phương và trong cuộc sống ông vẫn giữ được phẩm chất là một người lính Cụ Hồ.