Lãnh đạo Quỹ TDND phường Chăm Mát  thường xuyên kiểm tra công tác thu nợ quay vòng vốn vay cho các thành viên.

Lãnh đạo Quỹ TDND phường Chăm Mát thường xuyên kiểm tra công tác thu nợ quay vòng vốn vay cho các thành viên.

(HBĐT) - Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) Chăm Mát (TPHB) được thành lập và đi vào hoạt động năm 1997 với mục đích nhằm tương trợ các thành viên; cùng với chính quyền địa phương thực hiện chương trình xóa đói - giảm nghèo; đáp ứng nhu cầu vay vốn, ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi. Với mục tiêu đó, 15 năm kể từ ngày thành lập đến nay, QTDND Chăm Mát luôn đồng hành cùng sự phát triển của địa phương và đã trở thành một mô hình HTX kiểu mới. Mô hình này không những đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt xã hội trong việc phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn, trở thành kênh dẫn vốn tin cậy đối với các thành viên là nông dân, hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo.

 

Không quá khắt khe về điều kiện, thủ tục hay những yêu cầu về thế chấp tài sản như khi vay vốn tại các ngân hàng thương mại là những ưu việt của QTDND Chăm Mát. Đây chính là ưu điểm giúp các khách hàng là thành viên và các hộ nghèo không phải là thành viên có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế gia đình.

 

Ông Vũ Quang Bích, Chủ tịch HĐQT QTDND Chăm Mát cho biết: Lúc bấy giờ, mô hình QTDND là một trong những mô hình mới, bước đi mới nên gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị vẫn luôn xác định, quán triệt mục tiêu hoạt động của quỹ. Qua 15 năm xây dựng và phát triển, quỹ đã ngày càng lớn mạnh, tạo niềm tin đối với nhân dân, trong đó, điều đáng tự hào nhất là quỹ luôn đồng hành cùng sự phát triển của xã hội, địa phương, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương.

 

Từ 92 thành viên sáng lập, đến nay, số thành viên tham gia vào quá trình hoạt động của quỹ đã tăng lên 1.702 người, tăng 18,5 lần. Tổng nguồn vốn hoạt động từ 1,8 tỉ đồng, sau 15 năm xây dựng, phát triển quỹ đã có 90,6 tỉ đồng, tăng 50,3 lần. Vốn điều lệ ngày mới thành lập Quỹ có 110 triệu đồng, đến nay có 3.659 triệu đồng, tăng 33,3 lần. Vốn huy động tại chỗ năm 1997 đạt 5.886 triệu đồng, doanh số huy động sau 15 năm đạt 1.001,8 tỉ đồng. Kết thúc năm 1998, số dư tiền gửi của quỹ có 1,8 tỉ đồng, đến hết năm 2012, số dư tiền gửi đạt 74,5 tỉ đồng,  tăng 41,4 lần. Là một loại hình kinh tế HTX hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng - ngân hàng theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, trong những năm qua, QTDND đã thực hiện tốt mục tiêu tương trợ giữa các thành viên, phát huy sức mạnh của tập thể, của từng thành viên để giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Trong 15 năm qua, quỹ đã cho 13.441 lượt thành viên vay vốn với doanh số cho vay 544,7 tỉ đồng. Dư nợ đến hết năm 2012 là 79.284 triệu đồng, trong đó, đầu tư cho vay SX-KD-DV đạt 26.401, chiếm 33,3% tổng dư nợ, cho vay sản xuất nông nghiệp đạt 31.714 triệu đồng, chiếm 40%, cho vay sinh hoạt 14.747 triệu đồng, cho vay phát triển ngành nghề 6.501 triệu đồng. Trong 15 năm hoạt động, Quỹ đã nộp NSNN 1 tỉ đồng. Cùng với cho vay, quỹ luôn thực hiện tốt công tác thu nợ để quay vòng vốn cho thành viên vay với doanh số thu nợ đạt 468,5 tỉ đồng, do đó , tỷ lệ nợ quá hạn thấp chiếm dưới 1%.

 

Đồng vốn của QTDND đã khơi dậy tiềm năng kinh tế của địa phương, nhiều ngành nghề được phục hồi, cải tạo vườn tạp, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tạo thêm việc làm cho người lao động và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội. Thông qua việc cho vay hỗ trợ vốn QTDND đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân thoát khỏi đói, nghèo, nhiều hộ vươn lên làm giàu, nhiều thành viên trở thành những điển hình sản SX-KD; đời sống dân cư nói chung và của các thành viên QTDND nói riêng không ngừng được cải thiện. Kết quả hoạt động của QTDND đã thực sự góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương. Nhờ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, QTDND Chăm Mát đã thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu đề ra với việc xây dựng, duy trì hoạt động có hiệu quả nguồn quỹ phúc lợi xã hội. Quỹ đã tích cực tham gia công tác xã hội như đóng góp quỹ đền ơn - đáp nghĩa, quỹ khuyến học, ủng hộ xây dựng nhà văn hoá ở KDC trong toàn phường, tặng hàng chục sổ tình nghĩa cho một số gia đình chính sách, hộ nghèo với số tiền trong 15 năm là hàng trăm triệu đồng. Đặc biệt, đồng vốn của QTDND cũng đã góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại hình kinh tế HTX, tổ hợp tác khác.

 

Ông Vũ Quang Bích, Chủ tịch HĐQT QTDND Chăm Mát chia sẻ: Quỹ đã được lựa chọn tham gia dự án tài chính nông thôn 3 của Ngân hàng Thế giới thông qua sở giao dịch 3 Ngân hàng TMCPĐT&PT Việt Nam để nâng cao năng lực thể chế, tạo uy tín tốt và có thêm nguồn vốn trung, dài hạn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những kết quả sau 15 năm thành lập, hoạt động đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển mô hình QTDND ở nước ta. Thành công của mô hình QTDND ngày nay có được là nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp, ngành, của Ngân hàng Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là sự quan tâm của UBND các cấp, sự cố gắng nỗ lực vươn lên của QTDND. Hoạt động của QTDND đã đóng góp một phần tích cực vào kết quả hoạt động chung của ngành ngân hàng cũng như của toàn xã hội. Với những bước phát triển vững chắc đó trong những năm qua, định hướng trong những năm tới của đơn vị là sẽ tiếp tục đề nghị cơ quan quản lý cho phép QTDND Chăm Mát mở rộng quy mô hoạt động trên 3 địa bàn liền kề là phường Thái Bình, xã Dân Chủ và Thống Nhất. Bên cạnh đó, đơn vị cũng sẽ tiếp tục thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với các thành viên, thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội. Nâng cao chất lượng tín dụng, năng lực quản trị, điều hành, an toàn thanh khoản là những nhiệm vụ trọng tâm nằm trong định hướng phát triển năng lực cạnh tranh của Quỹ thời gian tới. Trong đó tập trung cho vay vốn đối với các thành viên của quỹ, đặc biệt là người nghèo, góp phần vào công cuộc giảm nghèo và xây dựng NTM tại các địa phương; mở rộng tín dụng đi đôi với việc tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của thành viên. Đồng thời, từng bước nâng cao năng lực tài chính của Quỹ theo hướng tăng vốn điều lệ, thu hút thêm thành viên mới trên cơ sở gắn kết giữa mở rộng nguồn vốn với hỗ trợ cho vay thành viên. Cụ thể: tăng trưởng thành viên, vốn điều lệ từ 10 - 15%/năm; tăng trưởng nguồn vốn và các chỉ tiêu tín dụng từ 20 - 25%/năm.

 

Những kết quả mà QTDND Chăm Mát đạt được trong những năm qua đã giúp đơn vị được đánh giá là một trong những mô hình kinh tế hợp tác làm ăn có hiệu quả ở TPHB. Từ đó, thúc đẩy mô hình này phát triển theo hướng bền vững, góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả những mục tiêu KT-XH của TPHB trong những năm tiếp theo.

                                                                                   Đinh Thắng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ngô ở cánh đồng Bãi Đông, thôn Gốc Đa bị cháy
Không có hình ảnh
Công ty TNHH Mai Thái chi nhánh tại xã Thanh Lương (Lương Sơn) đang tồn kho gần 4 triệu viên gạch nung các loại, buộc phải bán chịu để giảm bớt áp lực hàng tồn.

Sân bay quốc tế Phú Quốc chính thức hoạt động

Ngày 2-12, sân bay quốc tế Phú Quốc (xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) chính thức đi vào hoạt động, thay thế sân bay cũ tại thị trấn Dương Đông.

Hướng phát triển kinh tế mới gắn với bảo tồn động vật quý hiếm

(HBĐT) - Trong thời buổi kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm cây trồng, vật nuôi truyền thống gặp không ít khó khăn về đầu ra, việc trồng cây gì, nuôi con gì để đạt hiệu quả kinh tế cao luôn là vấn đề được người nông dân quan tâm, trăn trở. Trước thực tế đó, trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã tìm cho mình hướng đi mới bằng cách đầu tư nuôi các loài động vật hoang dã như lợn rừng, nhím... vừa mang lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo tồn một số loài động vật hoang dã.

Khó khăn trong kiên cố hoá kênh mương ở xã Tú Sơn

(HBĐT) - Tú Sơn (Kim Bôi) có 7 xóm vùng Thung và 10 xóm vùng dưới ven trục đường 12B. Độ cao của vùng Thung so với vùng dưới có chỗ đến cả vài trăm mét. Thường thì nhiều nơi vùng cao sẽ gặp khó khăn hơn về kinh tế so những vùng thấp, nhưng với Tú Sơn thì ngược lại, người dân các xóm vùng Thung trên cao có đất phì nhiêu, phần nữa, sản xuất nông nghiệp tập trung vào các loại cây hoa màu như ngô, mía nguyên liệu nên đời sống khá hơn so với người dân các xóm vùng dưới.

Cao Phong triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân 2013

(HBĐT) - Ngày 30/11, huyện Cao Phong tổ chức hội nghị đánh giá kết quả sản xuất nông – lâm nghiệp năm 2012; triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân 2013.

Giải ngân chương trình HSSV qua ATM- Cách làm hay của Tân Lạc

(HBĐT) - Từ năm (2007-2012), Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc đã triển khai khá tốt chương trình vay vốn ưu đãi dành cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Bà Nguyễn Thị Loan, Giám đốc NHCSXH huyện Tân Lạc cho biết, từ khi Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV có hiệu lực thi hành (1/10/2007), NHCSXH huyện Tân Lạc đã cùng với các đơn vị nhận uỷ thác tại 24 xã, thị trấn tiến hành giải ngân đúng đối tượng, hiệu quả cao.

Mai Châu: Dự án giảm nghèo giai đoạn II góp phần thúc đẩy KT - XH

(HBĐT) - Dự án giảm nghèo giai đoạn II, đã triển khai từ một vài năm đến nay trên địa bàn huyện Mai Châu đã góp phần vào thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện. Đặc biệt tại các xã vùng sâu, xa, người dân đã được hưởng nhiều từ những lợi ích của dự án giảm nghèo. Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ đề ra, huyện Mai Châu cần hỗ trợ của BQL tỉnh về đầu tư trang thiết bị, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thường xuyên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục