Nỗ lực vượt qua khó khăn về tài chính, Công ty TNHH Xi măng Trung Sơn (Lương Sơn) tiếp tục đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng theo kế hoạch đề ra, tổng mức đầu tư dự kiến trên 850 tỷ đồng, trong đó, vốn vay ngân hàng dự kiến trên 600 tỷ đồng.

Nỗ lực vượt qua khó khăn về tài chính, Công ty TNHH Xi măng Trung Sơn (Lương Sơn) tiếp tục đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng theo kế hoạch đề ra, tổng mức đầu tư dự kiến trên 850 tỷ đồng, trong đó, vốn vay ngân hàng dự kiến trên 600 tỷ đồng.

Bài 2:

Cần cứu, trước khi quá muộn!

(HBĐT) - Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh (SX-KD) được ví như những chiếc phao cứu sinh có tác dụng giúp doanh nghiệp (DN) bám vào lúc nguy nan, sau đó hồi sức và tự bơi vào bờ. Tuy nhiên, vấn đề là những chiếc phao đó sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi đến được với DN đúng vào lúc họ còn đủ sức để sử dụng. Chính vì vậy, khi hàng loạt DN kêu cứu cần cứu họ càng sớm càng tốt, trước khi quá muộn.

 

Theo lãnh đạo Cục Thuế tỉnh, năm 2012, kết quả SX-KD và kê khai thuế của các DN thấp hơn hẳn so với cùng kỳ nhiều năm trước. Cụ thể, số DN khai có thuế nộp ngân sách chưa đạt 20% tổng số DN đã đăng ký kinh doanh, còn lại là không phát sinh thuế nộp ngân sách. Một số khoản hụt thu lớn so với dự báo như: 4 dự án xi măng dự kiến nộp ngân sách năm 2012 trên 20 tỷ đồng nhưng thực tế đến ngày 31/10/2012, 4 dự án này chỉ nộp ngân sách trên 2 tỷ đồng do không tiêu thụ được hàng hóa, sản xuất trì trệ. Nguồn thu từ nông sản năm 2012 giao thu 63 tỷ đồng, thực tế đến hết tháng 10/2012 mới thu được 13,8 tỷ đồng... Do SX-KD không hiệu quả nên hàng loạt DN không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Thực trạng này khiến tình hình thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm nay càng thêm căng thẳng.

 

Ông Bùi Đức Hiển, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh nhìn nhận: “Sức khỏe của DN thể hiện rõ trong kết quả chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Thời gian này, DN SX-KD không hiệu quả nên khả năng đóng góp vào NSNN rất hạn chế. Đây là thách thức lớn đối với công tác thu ngân sách của tỉnh. So với cùng kỳ 10 tháng năm 2011, trong tổng số thu ngân sách trên địa bàn 10 tháng năm nay, chỉ có số thu từ thuế và phí tăng 17%, khoản thu từ khu vực DN Nhà nước Trung ương (Công ty Thủy điện Hòa Bình) tăng 59,6%, còn lại các khoản thu chủ yếu khác đều giảm: thu DN có vốn đầu tư nước ngoài giảm 26%, thuế ngoài quốc doanh giảm 17,7%, thuế thu nhập cá nhân giảm 26,4%, thuế bảo vệ môi trường giảm 16%... Đặc biệt, trong bối cảnh hàng loạt DN kêu khó và nợ thuế, có những DN nợ thuế lớn như Công ty Someco nợ 17,5 tỷ đồng, Công ty Thành An 5,5 tỷ đồng, Công ty CP vôi đá Lương Sơn 1,7 tỷ đồng, Xí nghiệp khai thác đá Kỳ Sơn 2,4 tỷ đồng, các DN kinh doanh nông sản ở huyện Lương Sơn nợ thuế khoảng 21 tỷ đồng...

 

Tại tỉnh ta, hầu hết DN có quy mô nhỏ và vừa, bình quân một DN có nguồn vốn kinh doanh khoảng trên 17 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu bình quân khoảng 6 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn kinh doanh đạt gần 35%. Điều này đồng nghĩa với việc năng lực tài chính của DN phụ thuộc rất lớn vào nguồn tín dụng vay. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước tỉnh: Đến hết tháng 9/2012, tổng số DN có quan hệ tín dụng với các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh 818 DN, tổng dư nợ cho vay DN khoảng 4.524 tỷ đồng, chiếm 54% tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn. Xác định nhu cầu vay vốn của cộng đồng DN trong tỉnh rất lớn, NHNN tỉnh đã chỉ đạo, đôn đốc các ngân hàng, TCTD trên địa bàn đẩy mạnh biện pháp huy động vốn, đảm bảo tính thanh khoản, tập trung nguồn vốn đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay vốn của dự án, phương án SX-KD có hiệu quả, trong đó, ưu tiên vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V), công nghiệp hỗ trợ.

 

Ông Bùi Văn Xưởng, Phó Giám đốc Chi nhánh NHNN tỉnh khẳng định: Các ngân hàng, TCTD trên địa bàn đã thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các giải pháp về tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho SX-KD, hỗ trợ thị trường và tiếp sức cho DN. Đặc biệt, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ và NHNN Việt Nam, các ngân hàng, TCTD đã từng bước giảm dần lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vốn vay nhằm chia sẻ khó khăn cùng khách hàng nói chung và khách hàng DN nói riêng. Từ ngày 15/7/2012 đã tiến hành rà soát các khoản vay cũ, điều chỉnh giảm cơ bản lãi suất về mức 15%/năm; lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu phổ biến ở mức từ 12 - 13%/năm; lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất khác ở mức từ 12 - 15%/năm. Đây là diễn biến tích cực, có ý nghĩa như một sự tiếp sức hữu hiệu để DN trụ vững trên thị trường, duy trì SX-KD vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

 

Cùng với các giải pháp về tín dụng, thời gian qua, tỉnh đã đồng bộ, quyết liệt triển khai một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SX-KD, tiếp sức cho DN, nhất là các DNN&V. Trong đó, nổi bật là các giải pháp về thuế như: miễn, giảm, gia hạn nộp thuế GTGT, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân, giảm tiền thuê đất, gia hạn tiền sử dụng đất, giải quyết kịp thời các hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Cục Thuế tỉnh đã tổ chức tốt công tác hỗ trợ người nộp thuế, thực hiện tốt các chính sách về khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện cho DN duy trì, ổn định sản xuất. Sở Công thương tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường, kết nối DN với các chương trình tiêu thụ sản phẩm. Sở KH&ĐT đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các chương trình, dự án; thành lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn trong SX-KD cho các DN trên địa bàn tỉnh, trực tiếp làm việc với các DN để nắm bắt tình hình, kịp thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ. Sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, địa phương trong nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho DN đã cùng khẳng định một điều: Sự phát triển của cộng đồng DN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bền vững của KT-XH địa phương.

 

Ông Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hội DNN&V tỉnh cho rằng, với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh và sự vào cuộc đầy quyết tâm của các cấp, sở, ngành, địa phương, những giải pháp hỗ trợ DN đã được triển khai đồng bộ, bước đầu tác động tích cực đến hoạt động SX-KD của DN. Trong giai đoạn hiện nay, DN cần được tiếp sức để vượt qua khó khăn bằng chính đôi chân của mình. Cần càng sớm càng tốt, trước khi quá muộn.

 

Hiện nay, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN đang được cấp bách triển khai. Đây được ví như những chiếc phao cứu sinh có tác dụng giúp DN bám vào lúc nguy nan để tự bơi vào bờ chứ không phải là sự cứu cánh kỳ diệu, một chiều dành cho cộng đồng DN. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: DN phải tự cứu mình, nhưng cần tiếp sức cho DN một cách kịp thời, hữu hiệu thông qua các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường. Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, sự chia sẻ với cộng đồng DN là cực kỳ quan trọng. Khó khăn của DN ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến KT-XH của tỉnh: thu NSNN thấp, giá trị sản xuất các ngành kinh tế giảm, thương mại tăng trưởng không cao, chất lượng cuộc sống giảm... Chính vì vậy, khó khăn của DN là khó khăn của tỉnh, thành công của DN là thành công của tỉnh. Chúng ta cùng đi chung một con thuyền. Chính quyền sẽ đồng hành cùng DN trong hành trình vượt qua thách thức để phát triển bền vững - Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định.

 

 

                                                                               Thu Trang

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đoàn công tác do đồng chí  Đặng Thanh Bình, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - thành viên BCĐ làm trưởng đoàn làm việc với BCĐ tỉnh ta.
Lãnh đạo Quỹ TDND phường Chăm Mát  thường xuyên kiểm tra công tác thu nợ quay vòng vốn vay cho các thành viên.

Thu hút 4 dự án FDI

(HBĐT) - Ông Đỗ Hải Hồ, Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh cho biết: Từ đầu năm đến nay, dù chỉ có 4 dự án đầu tư vào các KCN nhưng lại có số vốn lớn nhất từ trước đến nay gồm:

Gần 2 ha ngô ở xã Hợp Thành bị cháy

(HBĐT) - Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, diện tích ngô đông tại cánh đồng Bãi Đông và Bãi Lều, thôn Gốc Đa, xã Hợp Thành Kỳ Sơn bị cháy lá và thân cây. Chị Bùi Thị Huân, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân xóm Gốc Đa cho biết: Diện tích ngô bị cháy của mấy chục hộ dân trong thôn khoảng gần 2 ha, trong đó nặng nhất là cánh đồng Bãi Đông với gần 1 ha, không thể cho năng suất. Hiện tượng cháy thân và lá ngô lần đầu tiên xuất hiện trong tháng 11/2012, cháy mạnh nhất trong tuần vừa rồi.

87,6 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã và xóm đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Trong khuôn khổ Chương trình 135 giai đoạn II, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã và xóm đặc biệt khó khăn được giao tổng nguồn vốn là 87,6 tỷ đồng. Theo Ban Dân tộc tỉnh, giá trị khối lượng thực hiện đến 31/12/2012 ước đạt 100% kế hoạch giao.

Gặp khó khăn - doanh nghiệp cần tiếp sức

Bài 1:

“Cơn bĩ cực” của cộng đồng doanh nghiệp

(HBĐT) - Từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh đã có 487 doanh nghiệp (DN) tiến hành giải thể, trong đó, 209 DN giải thể tự nguyện, 194 DN vi phạm Luật DN, 84 DN chuyển đổi loại hình DN. Riêng năm 2012, dự kiến có 110 DN giải thể, tăng 104% so với năm 2011 và tăng 3 lần so với thời điểm năm 2006. Đó là những con số báo động, cho thấy cộng đồng DN hoạt động trên địa bàn tỉnh đang lâm vào “cơn bĩ cực” nặng nề.

Sân bay quốc tế Phú Quốc chính thức hoạt động

Ngày 2-12, sân bay quốc tế Phú Quốc (xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) chính thức đi vào hoạt động, thay thế sân bay cũ tại thị trấn Dương Đông.

Hướng phát triển kinh tế mới gắn với bảo tồn động vật quý hiếm

(HBĐT) - Trong thời buổi kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm cây trồng, vật nuôi truyền thống gặp không ít khó khăn về đầu ra, việc trồng cây gì, nuôi con gì để đạt hiệu quả kinh tế cao luôn là vấn đề được người nông dân quan tâm, trăn trở. Trước thực tế đó, trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã tìm cho mình hướng đi mới bằng cách đầu tư nuôi các loài động vật hoang dã như lợn rừng, nhím... vừa mang lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo tồn một số loài động vật hoang dã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục