(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp QL 12 B, dài 42,7 km (đoạn từ km 30+ 300- km 46+700 và đoạn km 53+619- km 80+517), đi qua địa bàn các huyện Yên Thủy, Lạc Sơn và Tân Lạc, tổng mức đầu tư 493 tỷ đồng, do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, được khởi công từ tháng 9/2010. Đến nay đã bàn giao mặt bằng cho các nhà thầu được 26,3 km. Tuy nhiên, dự án nằm trong diện các công công trình, dự án tạm dừng, giãn tiến độ theo văn bản 2701 ngày 11/5/2011 của Bộ GT-VT. Do nguồn vốn thiếu, công tác thi công dang dở, trong khi đó QL 12 B là tuyến quan trọng, phương tiện tham gia giao thông cao, nên đã xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho người và phương tiện qua lại. Đến năm 2015, dự án mới tiếp tục được xem xép cấp vốn để thi công.
Tháng 6/2012, Sở GTVT đã trích kinh phí gần 1 tỷ đồng, trong tổng số vốn được giao để tổ chức sửa chữa, khắc phục sự xuống cấp, bảo đảm giao thông. Để bảo đảm giao thông trên tuyến này, Sở GTVT đã rà soát lên phương án bảo đảm giao thông đối với những đoạn tuyến nằm ngoài phạm vi điểm dừng kỹ thuật trên tuyến QL 12 B giai đoạn 2012-2015 với tổng kinh phí là 5,1 tỷ đồng. Trong đó năm 2012, thực hiện bảo đảm giao thông, chiều dài là 30,60 Km (Đoạn từ Km30+300 đến km 39+900; đoạn từ Km 41+500 đến Km 43+580; đoạn từ Km 44+230 đến Km 46+700; đoạn từ Km 56+00 đến Km 57+400; đoạn từ Km 59+600 đến Km 71+650 và đoạn từ Km 73+00 đến Km 76+00) với kinh phí thực hiện khoảng 530 triệu đồng.
Năm 2013 thực hiện đảm bảo giao thông với chiều dài là 21,45 Km (đoạn từ Km 30+300 đến Km 37+00; đoạn từ Km45+00 đến Km 46+700; đoạn từ Km 56+00 đến Km 57+400; đoạn từ Km61+00 đến Km 71+650 và đoạn từ Km 72+00 đến Km 73+00).
Năm 2014 thực hiện đảm bảo giao thông với chiều dài là 17,95 Km (đoạn từ Km30+300 đến Km37+00; đoạn từ Km 45+00 đến Km 46+700; đoạn từ Km56+00 đến km57+400 và đoạn từ Km 63+500 đến Km71+650).
Năm 2015 thực hiện đảm bảo giao thông với chiều dài là 17,95 Km (đoạn từ Km30+300 đến Km 37+00; đoạn từ Km45+00 đến Km 46+700; đoạn từ Km56+00 đến km 57+400 và đoạn từ Km 63+500 đến Km 71+650).
Lê Chung
Bài 2:
Cần cứu, trước khi quá muộn!
(HBĐT) - Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh (SX-KD) được ví như những chiếc phao cứu sinh có tác dụng giúp doanh nghiệp (DN) bám vào lúc nguy nan, sau đó hồi sức và tự bơi vào bờ. Tuy nhiên, vấn đề là những chiếc phao đó sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi đến được với DN đúng vào lúc họ còn đủ sức để sử dụng. Chính vì vậy, khi hàng loạt DN kêu cứu cần cứu họ càng sớm càng tốt, trước khi quá muộn.
Do đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tinh trình bày tại kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV.
(HBĐT) - Triển khai chính sách hỗ trợ khuyến nông, lâm ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề cho người nghèo, trong năm 2012 toàn tỉnh thực hiện hỗ trợ cho 68 xã đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí 20,4 tỷ đồng, 9 xóm đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II với tổng kinh phí 4.700 triệu đồng. Tổng số hộ hưởng lợi 20.823 hộ, trong đó có 15.090 hộ được hỗ trợ sản xuất với tổng kinh phí hơn 11.516 triệu đồng, có 2.707 hộ hưởng lợi từ hỗ trợ thiết bị máy móc với 825 chiếc, tổng kinh phí hỗ trợ là 4.891 triệu đồng. Ngoài ra, chương trình cũng đã xây dựng được 70 mô hình sản xuất với tổng kinh phí 8.196 triệu đồng, trong đó có 34 mô hình chăn nuôi, 25 mô hình cây trồng nông lâm nghiệp.
(HBĐT) - Sáng ngày 4/12, đoàn công tác của BCĐ tổng kết đánh thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh do đồng chí Đặng Thanh Bình, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – thành viên BCĐ làm trưởng đoàn đã làm việc tại tỉnh ta. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, NHTM, Giám đốc các nông, lâm trường trong tỉnh.
(HBĐT) - Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) Chăm Mát (TPHB) được thành lập và đi vào hoạt động năm 1997 với mục đích nhằm tương trợ các thành viên; cùng với chính quyền địa phương thực hiện chương trình xóa đói - giảm nghèo; đáp ứng nhu cầu vay vốn, ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi. Với mục tiêu đó, 15 năm kể từ ngày thành lập đến nay, QTDND Chăm Mát luôn đồng hành cùng sự phát triển của địa phương và đã trở thành một mô hình HTX kiểu mới. Mô hình này không những đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt xã hội trong việc phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn, trở thành kênh dẫn vốn tin cậy đối với các thành viên là nông dân, hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo.
(HBĐT) - Ông Đỗ Hải Hồ, Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh cho biết: Từ đầu năm đến nay, dù chỉ có 4 dự án đầu tư vào các KCN nhưng lại có số vốn lớn nhất từ trước đến nay gồm: