Người tiêu dùng mua sắm những mặt hàng bình ổn giá tại Siêu thị Vì Hòa Bình (TP. Hòa Bình).
(HBĐT) - Chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn của tỉnh tiếp tục được thực hiện với 4 doanh nghiệp tham gia, nguồn vốn tạm ứng ngân sách tỉnh 50 tỷ đồng. Cùng với chương trình, nhân dân các dân tộc trong tỉnh là đối tượng thụ hưởng, được phục vụ cung ứng hàng hóa với số lượng dồi dào, chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng.
Ông Phạm Văn Minh ở tiểu khu 6, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) tâm sự: Nhiều mặt hàng thiết yếu tiêu dùng đều nằm trong chương trình bình ổn. Là người tiêu dùng, tôi không bỏ qua cơ hội này, đến điểm bán hàng bình ổn giá ở thị trấn để mua hàng. Tôi quan tâm đến chất lượng, hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm, việc niêm yết, bán theo giá niêm yết của cửa hàng. So sánh mức giá bán giữa điểm bán hàng bình ổn với các cửa hàng, đại lý cùng khu vực, giá bán của nhiều mặt hàng ở đây thấp hơn, một số ít mặt hàng ngang bằng giá so với ngoài thị trườngg, chất lượng lại hoàn toàn yên tâm.
Với chương trình bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, các doanh nghiệp đã tích cực dự trữ, chuẩn bị đủ lượng hàng và củng cố, mở rộng thêm 16 điểm tại các siêu thị, chợ, cửa hàng trên địa bàn thành phố Hòa Bình, các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Kỳ Sơn, Yên Thủy... Những cam kết bán hàng theo đúng phương án phê duyệt, giá bán ổn định cho đến kết thúc thời gian thực hiện. Mức giá thấp hơn giá thị trường cùng thời điểm từ 5 - 10%, có niêm yết rõ ràng về giá đang được doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá về chương trình cũng được doanh nghiệp tham gia chú trọng tăng cường. Theo chủ DNTN Phượng Sáng, tham gia chương trình lần này, doanh nghiệp nỗ lực cung ứng sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý tới nhóm đối tượng thực sự cần thụ hưởng là người dân nông thôn, vùng sâu, xa, người lao động thu nhập thấp.
Theo ông Trần Văn Thành, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá bên cạnh tác dụng điều tiết, kiềm chế tốc độ tăng giá, định hướng giá cả thị trường còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động phối hợp, liên kết với doanh nghiệp tỉnh bạn để có thêm nhiều nguồn hàng bình ổn. Trong khuôn khổ chương trình tập trung vào những nhóm mặt hàng phù hợp để người tiêu dùng lựa chọn như nhóm hàng lương thực (các loại gạo, mì tôm), nhóm hàng thực phẩm (công nghệ, chế biến, đông lạnh), dầu ăn, nước mắm, bột ngọt, sữa, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, chè, cà phê, ước giải khát... Doanh nghiệp tham gia đảm bảo năng lực, uy tín kinh doanh và phát triển mạng lưới bán hàng ở các huyện, thành phố. Điển hình là Công ty CP Thương mại Định Nhuận, DNTN Phượng Sáng và Công ty TNHH MTV Phương Khương.
Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn được diễn ra vào những tháng cuối năm đã hỗ trợ đắc lực công tác bình ổn thị trường. Riêng trong quý IV, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức được 2 chương trình, trong đó, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn tại 3 huyện Đà Bắc, Yên Thủy, Lạc Thủy; chương trình đưa hàng Việt về vùng sâu, xa xã Mai Hạ (Mai Châu), xã Cao Sơn (Đà Bắc). Chương trình đã để lại dấu ấn, vừa giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán ra, người tiêu dùng lại được thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa với giá cả phải chăng, chất lượng tốt.
Thay vì sức mua giảm sút những tháng đầu năm, bằng giải pháp kích cầu và triển khai chương trình bán hàng với giá bình ổn đã lôi kéo, cải thiện sức mua người tiêu dùng những tháng cuối năm. Nhờ vậy, liên tiếp từ tháng 8-12/2012, chỉ số giá tiêu dùng duy trì ở mức tăng nhẹ, giá cả thị trường ổn định, không có biến động. Tập trung cho mục tiêu kiềm chế lạm phát những tháng cuối năm, lực lượng QLTT đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nắm bắt những biến động giá cả thị trường, đồng thời đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại nhằm phát huy hiệu quả chương trình, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường, đảm bảo an sinh xã hội.
Bùi Minh
HBĐT) - Tiếp chúng tôi trong căn nhà treo rất nhiều giấy khen về thành tích học tập của các con từ thời phổ thông, anh Đào Văn Phương ở xóm Tân Thành, xã Tuân Lộ (Tân Lạc) xúc động cho biết: Được sự tiếp sức của NHCSXH huyện Tân Lạc, 3 cháu đầu của anh chị lần lượt được vay vốn đi học với dư nợ 59,5 triệu đồng. Hiện, gia đình đang làm đơn đề nghị cho vay vốn cháu thứ 4.
(HBĐT) - Rời quân ngũ trở về đời thường, mỗi người một điều kiện, hoàn cảnh nhưng hầu hết các CCB huyện Lạc Thủy đều bắt tay ngay vào việc phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Để có được như ngày hôm nay, đa số các anh đều bắt đầu từ hai bàn tay trắng và một trong những “bàn tay trắng” nay đã có cơ ngơi khá vững vàng là CCB Lê Văn Hán ở thôn Đồng Mới, xã Đồng Tâm.
Mặc dù phải đối phó những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu, sức phục hồi chậm của kinh tế thế giới và bóng ma “vách đá tài chính” tại Mỹ, các nền kinh tế mới nổi tại châu Á vẫn đi lên.
(HBĐT) - Với kinh phí đầu tư dưới 100 triệu đồng/TDA về hạ tầng thôn bản cùng sự thiết thực của các TDA hỗ trợ sinh kế cho người nghèo, phụ nữ nghèo, dự án giảm nghèo giai đoạn 2, năm 2012 triển khai tại xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) được cộng đồng đánh giá cao về hiệu quả đầu tư.
(HBĐT) - Ngày 29/12, tại sân vận động huyện Đà Bắc, Trung tâm XTTM - Sở Công thương đã phối hợp với UBND huyện tổ chức Hội chợ Xuân 2013. Hội chợ sẽ diễn ra từ nay cho đến hết ngày 5/1/2013.
(HBĐT) - Theo Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, Dự án đường Chi Lăng (TP Hòa Bình) kéo dài (giai đoạn I) có tổng chiều dài 2,5km, điểm đầu tại ngã ba đường Trần Hưng Đạo và đường Chi Lăng, điểm cuối tại đê Quỳnh Lâm. Tuyến đường có mặt cắt ngang 36m, gồm vỉa hè, mặt đường và dải phân cách. Kết cấu mặt đường bằng bê tông nhựa. Hệ thống thoát nước, cấp nước, vỉa hè, chiếu sáng, cây xanh được thiết kế đồng bộ. Nút giao thông trung tâm được thiết kế 60m, bố trí đảo tròn trung tâm đường kính 30m. Nút giao với đường Trần Hưng Đạo và đê Quỳnh Lâm được thiết kế dạng đơn giản, cùng mức (không thiết kế đảo tròn). Tổng mức đầu tư 67.423 triệu đồng.