Quách Văn Hợp, chàng trai trẻ có nghị lực vươn lên làm giàu chính đáng.
(HBĐT) - Làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương là khát vọng cháy bỏng của không ít người, song với những thanh niên có ý chí, nghị lực vươn lên, khát khao ấy càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Những ngày đầu năm mới, chúng tôi có dịp đến thăm mô hình làm kinh tế của Bùi Đình Tuyên, Quách Văn Hợp là 2 trong số hàng nghìn thanh niên có khát vọng, biết vươn lên như vậy trên địa bàn tỉnh.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, ngay từ nhỏ Bùi Đình Tuyên đã trăn trở với suy nghĩ làm sao để phát triển sản xuất, giúp gia đình làm giàu. Sinh năm 1978 nhưng gặp Tuyên, chúng tôi cảm nhận rõ ở anh sự chín chắn hơn tuổi 33. “Rộc In là thôn nhỏ thuộc xã An Bình (Lạc Thủy). Mặc dù quỹ đất còn nhiều, giao thông đi lại tương đối thuận tiện nhưng đời sống của nhân dân nơi đây vẫn còn những khó khăn, ước mơ vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương vẫn luôn đau đáu trong lòng những thanh niên như tôi”- Tuyên chia sẻ. Cùng với suy nghĩ ấy, ngay khi tốt nghiệp THPT, anh đã quyết tâm thi và đỗ vào Đại học Nông- Lâm Thái Nguyên. Sau khi tốt nghiệp, cuối năm 2006, anh Tuyên lập gia đình. Với vốn kiến thức được học tại trường Đại học nông- lâm Thái nguyên và học hỏi một số mô hình kinh tế tổng hợp, phù hợp với điều kiện của địa phương, đến tháng 3/ 2007 bản thân anh cùng vợ mua được khu đất ria núi có diện tích khoảng 4.000m2 bao gồm cả mặt nước ao. Lúc đầu bắt tay vào thực hiện mô hình kinh, tế gia đình anh gặp nhiều khó khăn, do ngoài diện tích mặt nước ao khoảng 800m2, số còn lại chủ yếu là núi đá. Không ít công, của đổ vào việc san mặt bằng, giờ đây trên nền núi đá cũ là nhà ở, chuồng trại được anh đầu tư xây dựng kiên cố.
Những ngày đầu bắt tay vào thực hiện mô hình, vốn là vấn đề khó khăn nhất với Bùi Đình Tuyên. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, Đoàn thanh niên, anh được ngân hàng CSXH huyện Lạc Thuỷ tạo điều kiện cho vay vốn phát triển kinh doanh 30 triệu đồng. Cùng với số vốn sẵn có, anh đầu tư nuôi 800 con gà Lương Phượng, kết hợp thả 150 con gà ta, sau 4 tháng, trừ chi phí, gia đình anh thu lãi khoảng 12 triệu đồng. Sau gần 2 tháng khử chuồng trại, gia đình tiếp tục đầu tư chăn nuôi gà lứa 2 với quy mô, số lượng nhiều hơn, khi xuất chuồng, trừ chi phí, bình quân cũng được từ 13 – 15.000đồng/con. Hàng năm, gia đình vẫn thả từ 150 – 200 con gà ta/đợt, mỗi lứa xuất bán 300 con. Về ao với diện tích khoảng 800m2, lúc đầu gia đình thả 3 triệu đồng tiền cá giống, tận dụng cỏ sẵn có trên bờ ao và phân gà nuôi công nghiệp, sau gần 2 năm cho thu, trừ chi phí còn lãi hơn 10 triệu đồng. Cuối năm 2007, thấy thị trường về chăn nuôi nhím phát triển khá mạnh, với số vốn tự có cùng vay của ông bà nội, gia đình mạnh dạn vào trong xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình mua 2 cặp nhím giống với số tiền gần 40 triệu đồng và sau gần 1 năm đều cho sinh sản, thấy nuôi nhím dễ và nhàn, không mất sức lao động quá nhiều, gia đình tiếp tục phát triển rộng mô hình chăn nuôi và đến cuối năm 2009, gia đình bắt đầu bán nhím giống với giá từ 15 – 20 triệu đồng tuỳ thuộc vào trọng lượng trên 1 cặp và tuỳ từng thời điểm cho các hộ trong và ngoài địa phương, ngoài ra còn bán nhím thịt cho các nhà hàng trong Cúc Phương với giá từ 450 – 500đồng/kg. Như vậy từ năm 2009 – 2011, gia đình thu nhập từ chăn nuôi nhím mỗi năm cũng lãi gần 90 triệu đồng. Đến nay, thị trường nuôi nhím không sốt cao như những năm trước. song gia đình vẫn duy trì số đầu đàn ở hết các ô chuồng và tổng hiện tại vẫn còn 45 cặp.
Cũng trong thời điểm này, gia đình đã tích luỹ được ít vốn thu nhập từ nhím, gà và cá, gia đình tiếp tục tìm hiểu thị trường trong chăn nuôi theo thị hiếu của người tiêu dùng. Đến cuối năm 2009, gia đình vào xã Cúc Phương của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình mua hươu với số lượng là 10 con (trong đó có 4 con đực và 6 con cái). Hàng năm, mỗi con hươu đực cho đều đặn 2 lần nhung, bình quân mỗi năm mỗi con đực được gần 1 kg nhung và trị giá bán nhung hươu 2 triệu đồng/lạng. Ngoài ra, hươu cái mội năm mỗi con sinh sản một lứa và gia đình cũng đã bán hươu giống. Như vậy, bước đầu, trị giá thu nhập từ hươu mỗi năm gia đình cũng có lãi khoảng 120 triệu đồng.
Có thể nói việc phát triển kinh tế chăn nuôi theo mô hình tổng hợp vừa phải của gia đình đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, trong khi đó, kỹ thuật về nuôi nhím, hươu, cá lại không đòi hỏi kỹ thuật cao mà chủ yếu đòi hỏi sự chăm chỉ, chịu khó. Bởi lẽ, nhím là loại chủ yếu ăn củ, quả và các loại rau, còn hươu là loại ăn lá cây, cỏ, do đó gia đình tận dụng mọi chỗ của vườn để trồng cỏ voi đây là nguồn thức ăn chính cho hươu và cá. Như vậy, mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình từ năm 2007 bắt đầu thực hiện và từ năm 2009 đến nay, trừ chi phí, gia đình thu lãi từ 100 triệu đồng/ năm trở lên.
Đến thôn Cóc Lẫm, xã Kim Truy (Kim Bôi) không ai không biết đến chàng trai trẻ giỏi làm kinh tế Quách Văn Hợp. Cuối năm 2003, Quách Văn Hợp hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương giữa lúc thanh niên rủ nhau tìm đường lên thành phố kiếm việc làm. Chân ướt, chân ráo về làng, Hợp chọn con đường ở lại quê hương, xin học việc trong xưởng mộc ngay trong xã.
Nhu cầu đóng mới, sửa chữa đồ nội thất rất cao, xưởng mộc làm quanh năm không hết việc. Cộng với sự cần cù, chịu khó, Hợp nhanh chóng tích lũy kinh nghiệm kỹ thuật thi công đồ nội thất. Năm 2007, với 10 triệu đồng tiết kiệm sau gần ba năm làm thợ mộc và tiền vay ngân hàng, Hợp tự tin thành lập xưởng mộc của riêng mình.
Thời gian đầu, Hợp nhận đóng mới bàn ghế, giường tủ cho anh em trong họ. Vốn là người cẩn thận, anh luôn chăm chút từng sản phẩm trước khi xuất xưởng bàn giao cho khách hàng nên người dân các xã lân cận tìm đến đặt hàng ngày càng nhiều. Một mình không thể "ôm" hết việc, Hợp thu nhận các bạn trẻ vào xưởng, vừa để có người hỗ trợ, vừa đào tạo nghề theo kiểu cầm tay chỉ việc. Đến thời điểm này đã có 7 học viên "tốt nghiệp" từ xưởng mộc, đều tìm được việc làm ổn định, trong đó có 3 người làm tại xưởng với thu nhập gần 2 triệu đồng/tháng. Có vốn tích lũy, Hợp tiếp tục mua sắm hàng chục máy móc, dụng cụ hiện đại, tổng trị giá lên tới hàng trăm triệu đồng.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, Hợp luôn trăn trở, suy nghĩ tìm việc giúp đỡ thanh niên, thuyết phục không ly hương đi làm ăn xa. Ngoài xưởng mộc, Hợp nhận đấu thầu hơn 2.500 m2 đất bờ bãi mở trại ươm cây con giống, nhận trồng và chăm sóc 5 ha rừng tự nhiên, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.
P.V
(HBĐT) - Đang ở vào thời điểm Tết đến chỉ còn tính từng ngày, thị trường đào, quất đã sôi động. Những xe chất đầy cành đào chở từ Mộc Châu (Sơn La) hay từ các huyện vùng cao Mai Châu, Đà Bắc về thành phố Hòa Bình. Một số người buôn quất cảnh từ mạn Hưng Yên, Nam Định cũng đã tập kết cây cảnh thành dãy, thành khu trên các tuyến đường, góc phố.
(HBĐT) - Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX đã xác định rõ hướng phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ được triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt những kết quả quan trọng. Đối với tỉnh ta, Nghị quyết đang từng bước đi vào cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Ngay khi có hướng dẫn của tỉnh, tháng 11/2009, BCĐ CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” huyện Yên Thuỷ đã xây dựng và triển khai kế họach tuyên truyền về CVĐ dưới các hình thức như: dùng panô, áp phích, tuyên truyền trong các cuộc họp cơ quan, đơn vị, buổi sinh hoạt của các đoàn thể, thông qua đội ngũ báo cáo viên, người có uy tín trong cộng đồng dân cư và trên các phương tiện thông tin đại chúng… Các ngành, đoàn thể đã tham gia tích cực bằng nhiều hình thức tuyên truyền phong phú.
(HBĐT) - Ngày 31/1, Bộ TN&MT đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Năm 2012, các đơn vị bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh đã ký kết 119 hợp đồng bán đấu giá tài sản, giảm 10 hợp đồng so với năm 2011.
(HBĐT) - Đó là giải pháp trọng tâm đã được UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thực hiện nhằm tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển SX-KD trong năm 2013. Trong kế hoạch điều hành thực hiện nhiệm vụ KT-XH năm 2013, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho SX, hỗ trợ DN tiêu thụ sản phẩm, tập trung xử lý các mặt hàng tồn kho cao, nhất là xi măng, vật liệu xây dựng.