Gia đình bà Bùi Thị ọm ở xóm Nghia là một trong những hộ tiên phong trong phát triển nghề nuôi ong ở xã Lạc Sỹ.

Gia đình bà Bùi Thị ọm ở xóm Nghia là một trong những hộ tiên phong trong phát triển nghề nuôi ong ở xã Lạc Sỹ.

(HBĐT) - Giữ rừng tốt đương nhiên đem đến nhiều lợi ích, song, điều mà người dân Lạc Sỹ (Yên Thuỷ) chẳng ngờ nghề nuôi ong lấy mật đầu tiên là tự phát giờ trở thành phong trào trong cả xã. Tiếng lành đồn xa, mật ong nơi đây giờ đã thành thương hiệu mà đi đâu, nói đến mật ong Lạc Sỹ đều được mọi người ngợi khen bởi chất lượng tự nhiên.

 

Cùng Chủ tịch UBND xã Lạc Sỹ Quách Khương Lam, cán bộ tăng cường của huyện về xã hơn 2 năm đến với những hộ nuôi ong trong xã. Qua tìm hiểu mới thấy, phong trào nuôi ong lấy mật giờ thành một nghề tại nơi vùng đất vốn dĩ đời sống kinh tế luôn gặp khó khăn. Từ ngoài vườn, dưới mái hiên hay gầm nhà sàn của mỗi gia đình, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những thùng gỗ được kê kích, che chắn cẩn thận.

 

Tìm đến gia đình bà Bà Bùi Thị ọm, xóm Nghia để tìm hiểu nguồn gốc của phong trào nuôi ong trong xã. Bà ọm lấy trong góc nhà ra một chai mật ong để giới thiệu. Sau một hồi ngắm nghía chiếc chai thuỷ tinh hơn nửa lít đựng đầy mật vàng đặc quánh. Chẳng biết có phải giới thiệu từ trước không nhưng cảm nhận về vị ngọt còn có mùi hăng của hoa rừng khiến như có chút phần tê tê đầu lưỡi mang lại cảm giác khá là lạ.

 

Khi hỏi về nguồn gốc của phong trào nuôi ong lấy mật, bà ọm tâm sự: những năm trước đây, trên các cánh rừng xung quanh Lạc Sỹ, ong mật phát triển nhiều lắm. Người dân muốn lấy mật thường rủ nhau lên rừng bắt một lúc có khi đến vài tổ. Từ vài năm lại đây, cũng do con người bắt nhiều nên số lượng đàn ong mật trên rừng dần khan hiếm. Từ nguyên nhân đó cùng với thấy lợi ích từ mật ong khá tốt nên nhiều người đã lên rừng bắt cả đàn về để nuôi tại nhà. Người nọ thấy người kia nuôi ong có thêm thu nhập nên cũng  làm theo. Với chất lượng tốt, hầu hết mật tại Lạc Sỹ có nguồn gốc tự nhiên từ rừng nên được nhiều người đánh giá cao.

 

Như lời bà Bùi Thị ọm, gia đình bà hiện có khoảng 20 đàn ong, bình quân mỗi năm, thu nhập cũng được trên dưới 10 triệu đồng. Khoản thu nhập như vậy, đối với một xã đặc biệt khó khăn như Lạc Sỹ cũng góp phần từng bước XĐ-GN.

 

Cũng theo ông Lam, mặc dù nuôi ong được xem là một nghề đòi hỏi sự khéo léo, dày công chăm bẵm nhưng cũng không phải là quá khó khăn và phù hợp với người dân Lạc Sỹ. Các sản phẩm từ ong như mật, sáp ong có giá trị dược liệu và kinh tế cao. Cái được của nghề nuôi ong đối với Lạc Sỹ là tận dụng được đất vườn, đồi và đất rừng nhiều loại hoa rừng tự nhiên. Thêm nữa, đầu tư nuôi ong vốn đầu tư ban đầu không lớn và cũng không tốn nhiều nhân lực.

 

Cũng chính vì nhận rõ lợi ích đưa lại cùng với nguyện vọng của một số hộ dân, vừa qua, dự án giảm nghèo giai đoạn 2 của tỉnh đã đầu tư thêm hàng chục đàn ong cho những hộ gia đình hộ nghèo của Lạc Sỹ để thúc đẩy nghề nuôi ong truyền thống.

 

Hiện tại, tổng diện tích tự nhiên của Lạc Sỹ trên 2.868 ha, trong đó, đất ở 54,11 ha, đất nông nghiệp 98,10 ha và đất lâm nghiệp 2.594,14 ha. Cả xã có 475 hộ nhưng có đến 562 đàn ong do người dân tự nuôi. Cao điểm, có những lúc lên đến trên 700 đàn.

 

Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ không chăm sóc tốt có những lúc làm số lượng đàn giảm đáng kể. Mặt khác, hạn chế của Lạc Sỹ mặc dù có nghề nuôi ong từ lâu, chất lượng cũng được đông đảo người dân trong vùng đánh giá cao. Nguyên nhân nghề nuôi ong tại Lạc Sỹ chưa xứng tầm với tiềm năng chính là công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng còn yếu. Hơn nữa, sản phẩm làm ra cũng chỉ bán được bằng  giá thị trường tại trung tâm huyện phần nào làm giảm đáng kể thu nhập của người nuôi ong Lạc Sỹ.

 

Một mùa xuân mới lại đang về với người dân Lạc Sỹ, cho dù còn đó những khó khăn nhưng nghề nuôi ong lấy mật dường như đang gắn bó với mỗi hộ gia đình. Việc làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ rừng nguyên sinh cùng với việc chủ động đầu tư phát triển kinh tế đồi rừng đã tạo cho Lạc Sỹ lợi thế bền vững trong phát triển nghề nuôi ong lấy mật trong nhiều năm tới đây.

 

 

                                                                                 Hồng trung

 

 

Các tin khác

Sản phẩm cà chua của nhóm NNHC xóm Đầm Đa 1, xã Hợp Hoà, Lương Sơn được chăm sóc đúng qui trình kỹ thuật đem lại giá trị kinh tế cao.
Công nhân Công ty CP may xuất khẩu sông Đà kiểm tra chất lượng sản phẩm.
3 năm qua (2009-2012), tỉnh ta đã tổ chức trên 40 hội chợ, trong đó tập trung giới thiệu các mặt hàng được sản xuất tại Việt Nam.
Ảnh chụp tại Hội chợ thương mại Hòa Bình năm 2012.
Niềm vui được mùa của nông dân  xã Trung Bì (Kim Bôi). Ảnh: H.L

Hương sắc Yên Thượng

(HBĐT) - Về với xã Yên Thượng (Cao Phong) vào những ngày giáp Tết Nguyên đán, những làn mưa bụi lất phất bay, không gian trên các ngả đường như bừng sáng, xua đi cái lạnh cắt da, cắt thịt khi được khoác lên mình màu áo mới tươi đẹp của hoa mận, hoa đào và những chồi non, lộc biếc đang cựa mình vươn lên kheo sắc thắm. Hương sắc mùa xuân đã lan toả khắp bản làng, thôn, xóm.

Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, vượt qua khó khăn phát triển nhanh và bền vững

(HBĐT) - Nhân dịp đầu xuân mới Quý Tỵ 2013, Báo Hòa Bình đã ghi lại những cảm nhận, ý kiến, tâm tư của cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp về tiềm năng, lợi thế, những chính sách thu hút đầu tư, thực hiện định hướng phát triển bền vững của tỉnh trong bối cảnh mới. Nội dung như sau:

Những cơ hội phát triển mới

(HBĐT) - Năm 2012, một trong những điểm mới và thành công trong công tác đối ngoại của tỉnh là đã phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị hợp tác phát triển. Lãnh đạo và các doanh nghiệp hai tỉnh, thành phố đã bàn thảo các chương trình phối hợp nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của mỗi bên, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Mùa ấm no ở bản Dao Thung Rếch

(HBĐT) - Những vạt lau trắng phau đu đưa theo gió, tựa như muôn ngàn cánh tay đang vẫy gọi mùa xuân, những cơn gió đông cuối cùng cũng rút dần. Núi đồi đã khoác lên mình tấm áo xanh non mơn mởn, đất trời chuyển mình vào xuân. Con đường đến Kim Bắc 1, xã Tú Sơn (Kim Bôi) như rộng thêm, dọc hai bên đường là những chiếc máy xúc đang hối hả gạt đường để tiện cho vận chuyển mía, ngô, dong riềng. Những lá cờ đỏ sao vàng nổi bật giữa màu xanh tươi của núi rừng, bầu trời như cao hơn, thóc đã đầy bồ, lợn, gà đầy chuồng, bản người Dao đang đón một mùa xuân mới.

Năm Tỵ, chứng khoán Việt sẽ giành lại điểm đã mất?

Nhà đầu tư mất niềm tin, đó chính là câu chuyện lớn nhất của chứng khoán năm 2013. Liệu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có mạnh tay để “thay máu” thị trường?

Biến khó khăn, thách thức thành cơ hội, huy động và khai thác hiệu quả các nguồn lực xây dựng quê hương ngày càng phát triển

(HBĐT) - Nhân dịp đón xuân Quý Tỵ, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã có cuộc trả lời phỏng vấn dành cho Báo Hòa Bình. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục