Nhờ phát triển kinh tế rừng, gia đình chị Bùi Thị Thảo, xóm Chồm, xã Hợp Thanh (Lương Sơn) có thu nhập ổn định hàng chục triệu đồng/năm.
(HBĐT) - Đối với người dân xã Hợp Thanh (Lương Sơn), một trong những biện pháp hữu hiệu để họ thực sự gắn bó lâu dài với rừng là phải sống được nhờ rừng. Giao đất, giao rừng đã từng là một bài toán nan giải với cấp uỷ Đảng, chính quyền nơi đây bởi người dân không thiết tha với nghề rừng. Tuy nhiên, nhiều năm lại đây, kinh tế Hợp Thanh đã thực sự đổi thay, tất cả bắt đầu từ rừng và những mô hình kinh tế hay ngay dưới tán rừng.
Ông Bùi Quang Vũ, cán bộ quản lý bảo vệ rừng xã Hợp Thanh cho biết: toàn xã có diện tích tự nhiên hơn 1.713 ha, trong đó, diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã chiếm hơn 61%, xã có 7 thôn cả 7 thôn đều có rừng và đất lâm nghiệp. Chính vì vậy, với người dân xã Hợp Thanh hết xuống ruộng, chỉ còn biết lên rừng làm nương làm rẫy. Tuy nhiên, trước đây, giao đất, giao rừng cho các hộ dân là một bài toán nan giải vì không hộ nào muốn nhận, nhiều hộ thà đi làm thuê chứ nhất định không muốn nhận khoán đất rừng. Vì vậy, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.
Năm 2004, sau khi đi tham quan học tập kinh nghiệm từ nhiều xã, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Hợp Thanh xác định với điều kiện tự nhiên khó khăn, đất nông nghiệp ít cần phát huy tối đa tiềm năng, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, XĐ-GN. Vì vậy, ngoài nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế khác, kinh tế rừng vẫn là chủ chốt nhằm tăng thu nhập cho người dân. Chủ trương đó đã được khẳng định trong Nghị quyết Đảng bộ xã và cụ thể hoá trong kế hoạch phát triển kinh tế rừng ngay từ năm 2004. Có được chủ trương đúng đắn, cấp uỷ Đảng, chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân tích cực phát triển kinh tế rừng, đặc biệt là triển khai nhân rộng những mô hình kinh tế rừng hay như trồng rừng xen cây màu để lấy ngắn nuôi dài, mô hình trang trại rừng, vườn, đồi Từ những mô hình hay, người dân thấy được hiệu quả kinh tế từ việc trồng rừng nên đã mạnh dạn nhận đất khoán, đầu tư vốn giống để trồng rừng vừa tích luỹ tăng thu nhập và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Gia đình ông Bạch Công Tỵ, thôn Gạo trước đây vốn là một trong những hộ nghèo, kinh tế nhiều khó khăn. Từ năm 2006, gia đình ông quyết định tích luỹ nguồn vốn bằng việc trồng rừng, chịu khó bỏ công lao động, tích cực khai hoang, đến nay, gia đình đã sở hữu 4 ha keo lai, năm 2012 khai thác hơn 2 ha keo 5 năm tuổi, gia đình ông đã thu được 100 triệu đồng. Hiện nay, ông tiếp tục trồng gối, tuy nhiên, trên diện tích keo trồng mới ông đầu tư trồng xen sắn cao sản, dong riềng nhằm tăng thêm thu nhập. Cũng là một trong những hộ đã gắn bó với nghề rừng lâu năm, gia đình chị Bùi Thị Thảo, xóm Chồm lại xây dựng được một mô hình kinh tế tương đối hiệu quả để lấy ngắn nuôi dài. Chị Thảo chia sẻ: Với gần 5 ha keo, ban đầu, gia đình trồng xen cây màu vừa hạn chế cỏ, vừa cho thêm thu nhập. Từ năm thứ hai, thứ ba trở đi cây phát triển tán mạnh, không thể trồng xen màu chặt tỉa cây còi vừa bán củi, vừa tạo môi trường thoáng ở dưới để đầu tư nuôi gà thả. Với cách làm này, năm nào gia đình cũng có thu cả chục triệu từ rừng mà đến năm khai thác vẫn đảm bảo năng suất. Ngay trong năm 2012, khai thác 4,7 ha keo năm thứ 6, gia đình chị Thảo đã thu được 160 triệu đồng.
Sống nhờ rừng nên với người dân Hợp Thanh, bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ nguồn lợi kinh tế của gia đình mình. Ông Vũ cho biết: để làm tốt công tác phòng - chống cháy rừng, hàng năm, xã luôn chủ động củng cố ban chỉ huy PCCC xã, tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã, thôn, xóm với sự vào cuộc của tất cả các ban, ngành, đoàn thể xã, luôn xác định thời gian và vùng trọng điểm rừng dễ bị cháy để luôn có phương án ứng cứu kịp thời, xây dựng, duy trì mạng lưới thông tin về phòng cháy rừng, hàng ngày tuyên truyền trên loa phát thanh thông tin phòng - chống cháy rừng.
Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ rừng, từ nhiều năm nay, ý thức của người dân về công tác phòng cháy rừng đã nâng lên rõ rệt, xã không có tình trạng xi phạm lâm luật, không có vụ việc gây cháy rừng, đặc biệt, thu nhập về rừng của người dân trong xã ngày càng nâng cao. Năm 2012, kinh tế rừng đã đóng góp 2.994 triệu đồng vào nguồn thu của xã, góp phần ổn định KT-XH của xã.
(HBĐT) - Sáng 19/3, đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra mô hình nuôi cá tầm tại xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc. Cùng đi có lãnh đạo, chuyên viên Sở KH&CN, Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh và huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Nhận thấy hiệu quả từ việc trồng rừng kinh tế đem lại, những năm qua, nhân dân huyện Kim Bôi đã nỗ lực trồng rừng hết diện tích. Riêng năm 2012, huyện đã trồng mới 2.162,5 ha rừng, vượt 216% kế hoạch đề ra. Phát huy thành tích đó, ngay từ đầu vụ trồng rừng năm nay, UBND huyện đã nỗ lực phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, biện pháp đảm bảo đạt kết quả cao.
(HBĐT) - Qua 2 năm (2011-2012) thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Lạc Sơn đã triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án từ các nguồn vốn lồng ghép để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần đạt các tiêu chí về xây dựng NTM. Tổng nguồn vốn thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu của huyện đạt 633.434 triệu đồng.
Cho phép tăng tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngân hàng thương mại yếu kém sẽ giúp đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, nâng cao quản trị ngân hàng…
(HBĐT) - Hướng tới ngày quốc tế người tiêu dùng năm nay (15/3), Sở Công thương và trực tiếp là Hội Bảo vệ quyền lợi NTD tỉnh đã tổ chức một số hoạt động cụ thể như thiết kế tọa đàm, treo băng zôn, khẩu hiệu trên các tuyến đường, nơi công cộng nhằm đẩy mạnh truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của nhà sản xuất, hộ kinh doanh và thay đổi thói quen tiêu dùng trong cộng đồng.
(HBĐT) - Phó GĐ Sở GT-VT Trần Hải Lâm cho biết: Với những cố gắng của tỉnh và T.Ư, nguồn vốn triển khai dự án cải tạo, nâng cấp QL 21 đã cơ bản được giải quyết. Vấn đề đặt ra là cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB và đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công, sớm đưa công trình vào khai thác.