Kiểm tra thị trường mũ bảo hiểm trên địa bàn thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).

Kiểm tra thị trường mũ bảo hiểm trên địa bàn thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).

(HBĐT) - Mũ bảo hiểm rởm không còn bày bán tràn lan, thương nhân dè dặt hơn trong kinh doanh mặt hàng mũ bảo hiểm và người tham gia giao thông đã lưu tâm, cẩn trọng hơn khi lựa chọn mũ để phòng vệ cho mình là ghi nhận bước đầu, đồng thời là tín hiệu vui từ thị trường mũ bảo hiểm.

 

Tham gia cùng lực lượng QLTT số 1 – thành phố Hòa Bình trong tuần đầu ra quân kiểm tra hoạt động kinh doanh mũ bảo hiểm trên địa bàn, rà soát tại các điểm bán khu vực chợ Phương Lâm, phường Đồng Tiến, Thái Bình, Mới – Hữu Nghị…, hầu hết hộ kinh doanh mặt hàng này đã có sự chuẩn bị đón nhận. Trong số 14 điểm kinh doanh mũ bảo hiểm chỉ còn 1 điểm bày bán loại mũ thời trang, không đảm bảo yêu cầu chất lượng hàng hóa. Anh Nguyễn Văn Tình, hộ kinh doanh mũ bảo hiểm khu vực chợ Thái Bình cho biết: Dạo này, trên phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều đến vấn đề mũ bảo hiểm không tem, nhãn, kém chất lượng… Nếu kinh doanh mũ rởm sẽ bị xử phạt nặng. Biết vậy, cửa hàng cũng không dám nhập về nữa. Lực lượng QLTT cũng đã phổ biến, nhắc nhở, vận động trước đó nên còn mấy chục chiếc mũ thời trang giá rẻ, anh đã đập bỏ vì nếu đưa bày bán sẽ bị tịch thu lại còn phải chấp hành xử phạt vi phạm hành chính.

 

Không riêng hộ kinh doanh ở thành phố Hòa Bình mà nhiều hộ kinh doanh mũ bảo hiểm ở các địa phương trong tỉnh cũng đều nắm bắt khá tốt và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong kinh doanh mặt hàng này. Hầu hết các loại mũ bảo hiểm dành cho người đi xe mô tô, xe máy, xe đạp điện bày bán trên thị trường đều có ghi nhãn hàng hóa, dán tem, nhãn chứng nhận hợp quy. Quá trình kiểm tra, hộ kinh doanh xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ liên quan đến nguồn gốc hàng hóa, nguyên liệu sản xuất. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng hộ kinh doanh mặt hàng mũ bảo hiểm những không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cần khắc phục ngay và xử phạt vi phạm để kịp thời làm gương, chấn chỉnh.

 

Cũng theo ghi nhận của chúng tôi, người tiêu dùng, đồng thời là người tham gia giao thông đã có chuyển biến tích cực khi lựa chọn, sử dụng mũ bảo hiểm, chủ động hơn trong tiếp cận với các điểm kinh doanh mũ bảo hiểm có chất lượng và uy tín. Chị Bùi Văn Hải ở tiểu khu 11, thị trấn Lương Sơn tâm sự: Nhờ có đợt tuyên truyền về vấn đề mũ bảo hiểm này mà nhiều gia đình đã hiểu ra tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng chiếc mũ mình đang đội nhiều hơn. Mới rồi, chị đã bỏ, không dùng chiếc mũ nhựa đội nửa đầu kiểu thời trang mất an toàn nữa. Thay vào đó, chị tìm mua mũ bảo hiểm thật, có đủ tem, nhãn, địa chỉ nhà sản xuất để khi đi xe máy hoàn toàn có thể yên tâm.

 

Tại thời điểm 10 ngày đầu ra quân kiểm tra hoạt động kinh doanh MBH trên toàn địa bàn, đội QLTT các huyện, thành phố đã kiểm tra 35 vụ, trong đó có 17 vụ vi phạm, số lượng hàng hóa đã kiểm tra 877 mũ, trong đó có 158 mũ vi phạm, 59 mũ bị tịch thu, trị giá hàng hóa vi phạm và tiền phạt hơm 3,6 triệu đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 5 vụ, hóa đơn chứng từ 3 vụ, ghi nhãn hàng hóa 3 vụ. Thiết nghĩ, tới đây, để thị trường mũ bảo hiểm không còn tình trạng bày bán công khai hoặc trà trộn các loại mũ rởm với mũ thật, lực lượng chức năng cần tiếp tục duy trì hoạt động kiểm tra, kiểm soát  thường xuyên. Người tiêu dùng lưu ý chọn loại mũ có cấu tạo đủ 3 bộ phận (vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ – đệm bảo vệ và quai đeo), có kiểu dáng đáp ứng quy định, gắn dấu chứng nhận hợp quy CR và ghi nhãn hàng hóa, hướng dẫn sử dụng.

 

 

                                                                               Bùi Minh

 

Các tin khác

Công ty CP Mía đường Hòa Bình đảm bảo thu mua với giá 950 đồng/kg mía đường cho người nông dân trong tỉnh.
Được các hộ dân tự nguyện ứng mặt bằng, các nhà thầu  đẩy nhanh tiến độ thi công QL 12B, đoạn qua xã Xuất Hóa (Lạc Sơn).
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Kiến nghị thu hồi trên 1 tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Trong quý I/2013, toàn ngành Thanh tra tỉnh đã triển khai 20 cuộc thanh tra hành chính, tập trung vào các nội dung như: Quản lý tài chính, điều hành và sử dụng ngân sách, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản...

Nông dân Lương Sơn gồng mình chống hạn

(HBĐT) - Sau nhiều ngày thiếu nước tưới dưỡng, hàng nghìn ha lúa, cây màu ở địa bàn tất cả các xã, thị trấn của huyện Lương Sơn đang chậm phát triển, thậm chí có chỗ ngừng sinh trưởng. Bà con nông dân các địa phương đứng ngồi không yên bởi nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, nếu mưa không xuống, hạn hán sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ sản xuất và sản lượng cây trồng vụ chiêm- xuân.

Khai thác thị trường Hà Nội – cơ hội lớn cho nông nghiệp tỉnh ta

(HBĐT) - Tháng 1/2013, Sở NN&PTNT Hà Nội đã ký kết thỏa thuận phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh ta về “phòng- chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật và sản phẩm động vật” và “sản xuất, tiêu thụ rau an toàn”. Theo ông Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT: Sẽ là cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp tỉnh ta khi khai thác được một thị trường lớn như Hà Nội.

Lỗ Sơn xây dựng mô hình giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Ông Bùi Văn Bích, Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) cho biết: Lỗ Sơn là xã thuần nông với hơn 500 ha đất nông nghiệp, diện tích đất lúa ổn định, chỉ chiếm gần 1/3. Toàn xã có 760 hộ, 3.220 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Mường. Trong đó, lực lượng lao động toàn xã là hơn 2.000 người. Vì vậy, tỷ lệ lao động nông thôn nhàn rỗi hàng năm khá cao. Nhiều hộ sau khi hết việc nông thường phải đi tìm việc làm thuê tại các thành phố, tuy nhiên, hiệu quả kinh tế mang lại từ những công việc này không cao kéo theo đó là nhiều bất lợi về an ninh xã hội. Giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động là một trong những mục tiêu mà cấp uỷ Đảng, chính quyền xã đặt ra trong công tác xoá đói- giảm nghèo những năm gần đây.

Kim Bôi: Tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, huyện Kim Bôi xác định sẽ huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của Nhà nước, các tổ chức và nhà đầu tư khai thác triệt để các tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, đảm bảo lợi ích hài hòa.

Tín hiệu vui từ chăn nuôi gà giống siêu thịt

(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 2 trang trại chăn nuôi gà giống, 1 ở xã Tân Thành (Lương Sơn), 1 ở thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy), ngoài ra còn có khoảng 40 trại chăn nuôi gà thịt. Với hiệu quả kinh tế khá thuyết phục, chăn nuôi gia cầm đang ngày càng gia tăng sức hút, trong đó, chăn nuôi gà giống siêu thịt hứa hẹn sẽ là lựa chọn mang lại nhiều lợi nhuận cho những doanh nghiệp và hộ nông dân dám nghĩ, dám làm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục