Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nông dân huyện Tân Lạc đầu tư phát triển chăn nuôi có hiệu quả. Ảnh: Mô hình nuôi bò nhốt chuồng của nông dân xã Tử Nê (Tân Lạc).

Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nông dân huyện Tân Lạc đầu tư phát triển chăn nuôi có hiệu quả. Ảnh: Mô hình nuôi bò nhốt chuồng của nông dân xã Tử Nê (Tân Lạc).

(HBĐT) - Đến nay, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phối hợp với ngân hàng thành lập được 812 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) cho 29.785 hộ vay với tổng dư nợ 428.941,61 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn 0,37%.

 

Thông qua nguồn vốn vay uỷ thác, các đối tượng hộ nghèo và đối tượng chính sách khác đã có vốn SX-KD, phát triển kinh tế hộ gia đình, nhiều hộ đã vươn lên xoá, đói giảm nghèo và vươn lên khá giàu. Đã có 16.545 hộ nghèo được vay vốn làm ăn với dư nợ 173.249,15 triệu đồng. Bên cạnh đó, chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở đã giúp  5.728 hộ nông dân nghèo vay với dư nợ 37.735 triệu đồng để làm nhà ở, xoá nhà tạm dột nát, giúp cho hội viên nông dân cải thiện cuộc sống. Chương trình cho vay vốn ưu đãi đối với HS-SV giúp cho các hộ nông dân nghèo có con em đi học được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi đảm bảo kinh phí theo học các trường, đã giúp cho 5.032 hộ vay với số dư 88.516,32 triệu đồng. Chương trình cho vay giải quyết việc làm giúp cho chủ hộ nông dân, các chủ trang trại, các cơ sở SX-KD phát triển kinh tế có thu nhập cao, thu hút nhiều lao động tại chỗ, nhiều hộ đã phát triển theo hướng hàng hoá, khai thác thế mạnh sẵn có về đồi rừng. Đã phát triển được trên 100 mô hình kinh tế có thu nhập cao, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân như: nuôi bò sinh sản ở Đà Bắc, Yên Thuỷ, nuôi lợn bản địa ở Tân Lạc, Cao Phong, nuôi dê ở Lạc Thuỷ; trồng mướp đắng, dưa chuột ở Kỳ Sơn, trồng su su ở Tân Lạc... Bình quân hàng năm, toàn tỉnh có 33.745 hộ SX-KD giỏi các cấp, góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi đoàn kết giúp nhau xoá đói - giảm nghèo và làm giàu ngày càng phát triển bền vững. Ngoài các chương trình cho vay phát triển kinh tế xoá đói - giảm nghèo, các cấp Hội còn phối hợp với NHCSXH cho vay các chương trình xuất khẩu lao động, cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định 32 với tổng dư nợ 2.367 triệu đồng; cho vay hộ gia đình sản xuất tại vùng khó khăn với dư nợ 88.279,61 triệu đồng; chương trình NS&VSMT với tổng dư nợ 28.846,89 triệu đồng... Các chương trình cho vay này đã giúp cho trên 16.000 hộ nghèo có điều kiện phát triển SX-KD, tham gia xây dựng và bảo vệ tài nguyên, nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường, từng bước cải thiện nâng cao cuộc sống. Cùng với việc kiện toàn, củng cố, thiết lập các tiết kiệm và vay vốn, phối hợp với NHCSXH giải ngân, hội nông dân các cấp phối hợp với các ngành, cán bộ KN-KL, khuyến ngư chuyển giao tiến bộ KH-KT về trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm cho trên 339.800 lượt hội viên tham gia. Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn thông qua hàng chục dự án  KN-KL, giúp cho việc sử dụng đồng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. 

Ông Nguyễn Trường Phong, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Kết quả đạt được trong công tác phối hợp triển khai thực hiện chương trình uỷ thác giữa các cấp Hội với NHCSXH thực sự có hiệu quả, mang lại những lợi ích thiết thực giúp cho hội viên nông dân từng bước giải quyết khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống. Trong thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo hội nông dân các cấp tuân thủ đúng quy trình cho vay, đảm bảo cho vay đúng đối tượng, hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích. Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý dứt điểm nợ đọng, nợ quá hạn kéo dài. Đồng thời, Hội nông dân tăng cường phối hợp với NHCSXH để tạo điều kiện 100% Hội Nông dân xã, phường, thị trấn đều được nhận ủy thác trên cơ sở ưu tiên cho vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao và các hộ vay vốn có phương án SX-KD  khả thi.

 

                                                                     Đinh Thắng

 

Các tin khác

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hòa Bình.
Tuyến QL 21 đang được thi công, góp phần phát triển KT-XH, thu hút đầu tư của huyện Lạc Thủy. Ảnh Đức Phượng.
Công ty TNHH may Hòa Bình tạo việc làm ổn định  cho gần 100 lao động với thu nhập từ 2,5 - 2,8 triệu đồng/tháng.
Công ty Hoàng Sơn liên danh đầu tư Dự án mở rộng QL 1 với tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng. Ảnh: Lễ khởi công dự án QL 1.

Sàn giao dịch việc làm - cơ hội tìm việc cho người lao động

(HBĐT) - Năm 2012, Trung tâm Giới thiệu việc làm đã mở được 10 phiên giao dịch việc làm, trong đó đã phối hợp với các sàn giao dịch vệ tinh tại các huyện tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có cơ hội tiếp cận thông tin trực tiếp với các DN. Các phiên giao dịch đã nối cung, cầu lao động, đáp ứng nhu cầu tìm việc làm cho người lao động và người sử dụng lao động.

Hội thảo “Thực hiện du lịch có trách nhiệm”

(HBĐT) - Trong hai ngày 19 và 20/4, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (81 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), trong khuôn khổ chương trình Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2013, đã diễn ra hội thảo “Thực hiện du lịch có trách nhiệm” do Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESRT) phối hợp tổ chức

Nhiều chính sách tạo động lực thúc đẩy chăn nuôi phát triển

(HBĐT) - Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2015, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh đạt 1.092 tỉ đồng, chăn nuôi phát triển với tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, tỉnh ta đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển chăn nuôi trong thời gian từ năm 2011 đến nay.

Nật Sơn (Kim Bôi): Phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Nật Sơn là xã vùng sâu, xa của huyện Kim Bôi với 4 thôn, xóm, 503 hộ, 2.378 nhân khẩu. Trong những năm gần đây, cùng với SXNN, nhân dân xã Nật Sơn đã tập trung phát triển kinh tế từ trồng rừng. Nhờ đó, đời sống của người dân trong xã từng bước được cải thiện.

Hộ chăn nuôi lợn, gà chủ động nguồn thức ăn, con giống để giảm lỗ, tránh hụt cung

(HBĐT) - Từ Tết Nguyên đán đến nay, giá thịt lợn, thịt gà xuất đi xuống thấp kỷ lục trong khi thức ăn cho gia súc lại tăng cao khiến nhiều trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi trong tỉnh lâm vào tình cảnh thua lỗ nặng.

Biến chim cút thải loại thành chim rừng để lừa người tiêu dùng

(HBĐT) - Trong khoảng một tháng trở lại đây, trên vỉa hè khu vực đầu cầu phía bờ trái sông Đà thuộc phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) xuất hiện một vài người bán những xâu chim đã được vặt lông sẵn, mỗi xâu có 30 – 40 con. Sáng ngày 17/4 lại xuất hiện một người đàn ông khoảng hơn 40 tuổi, mặc bộ quần áo bảo hộ màu xanh rêu bán chim. Trong vai người đến mua, chúng tôi được ông chủ quảng cáo đây là loại chim ngói được bắt ở vùng cao. Khi chúng tôi hỏi bắt ở đâu thì người đàn ông ngắc ngứ không trả lời, rồi sau đó mới nói là bắt ở khu vực vùng cao huyện Tân Lạc. Mỗi con chim được chào bán với giá 40.000 đồng, nếu mua nhiều được giảm giá 5.000 đồng/con.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục