Công nhân Công ty CP May xuất khẩu Sông Đà - TPHB thi đua tăng sản lượng gia công snar xuất hàng xuất khẩu.
(HBĐT) - Trong không khí sôi nổi kỷ niệm ngày đại thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5, tại nhiều nhà máy, công xưởng, đội ngũ cán bộ, công nhân lao động tích cực thi đua lao động sản xuất. Vượt lên những khó khăn, từng ngày, từng giờ, những người công nhân lao động vẫn miệt mài làm ra sản phẩm, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Ghi nhận một trong những doanh nghiệp điển hình trong cụm công nghiệp Dân Hạ (Kỳ Sơn) - Công ty CP gỗ Sơn Thủy chuyên sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu. Trong những năm qua, Công ty không ngừng có những bước đi đúng hướng, vừa đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, vừa tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Tại đây, trên 100 công nhân luôn bận rộn với những công đoạn sản xuất. Trong tiếng máy cưa, máy cắt đều đều, những giọt mồ hôi lăn tròn trên má nhưng vẫn toát lên vẻ vui tươi, hăng say làm việc của lực lượng lao động.
Theo lãnh đạo Công ty CP gỗ Sơn Thủy, trong những năm qua, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng việc sản xuất gỗ ghép thanh của Công ty vẫn cơ bản duy trì ổn định. Bình quân mỗi tháng, Công ty sản xuất trên 300 m3 gỗ thành phẩm xuất khẩu sang các nước như Đức, úc... Mới đây, để đảm bảo việc làm cho người lao động và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã tìm kiếm đối tác mới tại Hàn Quốc và Nhật Bản sản xuất, cung cấp thêm sản phẩm gỗ bóc. Với khối lượng công việc hiện nay, mỗi năm, Công ty thu mua khoảng 10.000 m3 gỗ keo của các lâm trường, hộ dân trên địa bàn. Thu nhập của người lao động trong Công ty được đảm bảo từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Trở lại KCN bờ trái sông Đà, Công ty TNHH Nghiên cứu Kỹ thật R Việt Nam là một trong những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư khá thành công tại tỉnh ta. Bên ngoài khuôn viên, lớp thảm cỏ xanh thẫm xen với những cánh hoa phớt đỏ phần nào cho thấy tính chuyên nghiệp trong sản xuất - kinh doanh của Công ty. Phía trong phân xưởng gia công thấu kính với 13 dây chuyền cùng hàng trăm công nhân đa số là phụ nữ lặng lẽ, miệt mài với công việc nhưng đâu đó vẫn văng vẳng tiếng cười. Gặp chị Bùi Thị Hằng, công nhân kiểm tra sản phẩm của Công ty, được biết, chị vào Công ty từ những ngày đầu thành lập, đến nay đã trên 10 năm công tác. Với công việc và thu nhập ổn định, chị luôn mong Công ty phát triển và gắn bó lâu dài với Công ty.
Nói về tác phong làm việc của công nhân nữ, ông Nguyễn Long, phụ trách Công ty cho biết, Công ty có trên 550 công nhân, đa số là nữ với trên 80% lao động trong tỉnh. Trong những năm qua, sự phát triển không ngừng của Công ty ngoài phụ thuộc vào sản phẩm xuất khẩu, vai trò, vị trí của người lao động, nhất là các chị em nữ là hết sức quan trọng. Tuy áp lực công việc không nhiều nhưng đòi hỏi sự dẻo dai, bền bỉ, đội ngũ công nhân trong Công ty từng bước trở lên chuyên nghiệp.
Cũng theo ông Nguyễn Long, trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, người lao động phải được đặt lên vị trí quan trọng bậc nhất. Mặt khác, khi doanh nghiệp quan tâm đến người lao động sẽ khuyến khích tinh thần, thái độ tích cực của mỗi người lao động, tạo sự gắn bó mật thiết, người lao động cũng sẽ phát huy hết khả năng cống hiến cho sự phát triển bền vững của Công ty.
Hồng Trung
(HBĐT) - Bây giờ, kỹ sư Sa Thị Bình Minh đã là Phó Chi Cục BVTV. Hơn 30 năm qua, công tác trong ngành nông nghiệp, chị đã cùng cộng sự làm nên sự chuyển hóa lớn trên đồng ruộng, đem lại cơ hội cho người nông dân tiếp cận với nền sản xuất mới có hiệu quả, góp phần tích cực trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững của tỉnh.
(HBĐT) - Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau 3 năm triển khai (2009-2012) đã tạo được dấu ấn nhất định trong người tiêu dùng đối với các sản phẩm trong nước sản xuất, từng bước loại bỏ tâm lý “sính hàng ngoại” một thời. Tuy nhiên, để CVĐ thực sự đi vào đời sống, hàng Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường, một trong những yếu tố quan trọng đó là chất lượng hàng hóa. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý sẽ làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt.
(HBĐT) - Người dân xã Bắc Sơn (Kim Bôi) trước đây từng có thời kỳ chín tháng ăn độn, ba tháng đói giáp hạt. Vậy nhưng từ năm 2006 đến nay, xã 2 lần được tặng Huân chương lao động về những thành tích trong xây dựng hệ thống chính trị, phát triển KT-XH. Từ chỗ đứng cuối cùng trong xếp loại thi đua, xã đã vươn lên dẫn đầu toàn huyện. Nhân tố nào đã làm nên điều kỳ diệu đó? Câu trả lời của Chủ tịch UBND xã Bạch Công Nhi khá ngắn gọn: Cú hích từ việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đặc biệt là bước chuyển từ học tập sang làm theo.
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hoà Bình có nhận được đơn của một số CB-CNVC-LĐ, cổ đông của Công ty CP xi măng Vinaconex Lương Sơn phản ánh về việc: một số cá nhân cố ý làm trái quy định, Điều lệ của Công ty trong việc điều hành SX-KD, chuyển nhượng cổ phần (CP) ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều cổ đông và CB-CNVC-LĐ.
(HBĐT) - Xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) hiện có hơn 300 ha rừng tự nhiên. Nhờ biết phát huy lợi thế và tiềm năng từ rừng, nhiều năm nay, kinh tế rừng đã góp phần lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
(HBĐT) - Sáng 26/4, trong khuôn khổ chương trình xúc tiến hợp tác đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hòa Bình - thành phố Hà Nội, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh ta đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội.