Công ty TNHH sản xuất ván sàn xuất khẩu Sơn Thủy (Kỳ Sơn) sản xuất - kinh doanh hiệu quả, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao động địa phương. Ảnh:  P.V

Công ty TNHH sản xuất ván sàn xuất khẩu Sơn Thủy (Kỳ Sơn) sản xuất - kinh doanh hiệu quả, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao động địa phương. Ảnh: P.V

(HBĐT) - Năm 2013, nhiệm vụ phát triển KT-XH đã được HĐND tỉnh thông qua với mục tiêu tổng quát: Tiếp tục phục hồi kinh tế, tranh thủ cơ hội đẩy mạnh tăng trưởng nhanh và bền vững; thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ. Phát triển VH-XH, XĐ-GN, bảo đảm an sinh xã hội, QP-AN, TTATXH. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra trong bối cảnh có nhiều thách thức như hiện nay, cùng với quyết tâm cao và nỗ lực đồng bộ, rất cần những giải pháp căn bản, hiệu quả, hướng tới những giá trị tốt đẹp và bền vững cho KT-XH của tỉnh.

 

Trong kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ KT-XH và dự toán NSNN năm 2013, UBND tỉnh nêu rõ: Năm nay là năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2011-2015). Để khắc phục những hạn chế, yếu kém và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.  

Trên cơ sở xác định rõ những khó khăn, thách thức sẽ phải đối mặt trong năm 2013, UBND tỉnh đã đề ra 9 nhóm giải pháp trọng tâm và 214 giải pháp cụ thể, yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện. Sau 3 tháng triển khai, kết quả đạt được khá tích cực và toàn diện: tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I của tỉnh đạt 9,6%, cao hơn mức cùng kỳ năm 2011 (6,8 - 7%) và cao hơn mức bình quân của cả nước (4,89%), nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, lãi suất tín dụng giảm, giải ngân vốn đầu tư đạt tỷ lệ cao ngay từ đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trật tự tiếp tục có diễn biến ổn định, mang tới diện mạo tươi sáng cho KT-XH tỉnh nhà trong những tháng đầu năm 2013.  

Tuy nhiên, đó mới chỉ là kết quả bước đầu, phía trước chúng ta còn nhiều thách thức: doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong SX-KD; những doanh nghiệp giải thể, ngừng sản xuất đa số chưa hoạt động trở lại (riêng trong năm 2012 đã có khoảng 800 doanh nghiệp, chiếm 37% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải ngừng SX-KD hoặc giải thể); lãi suất ngân hàng tuy đã giảm nhưng vẫn là áp lực lớn khiến doanh nghiệp và người dân khó tiếp cận vốn; thị trường bất động sản chưa có khả năng phục hồi; sức mua trong dân yếu; đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN ở mức hạn chế; tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tai nạn giao thông, tai tệ nạn xã hội vẫn còn diễn biến phức tạp  

Tôi cho rằng, cùng với những khó khăn nội tại, những diễn biến bất lợi trong tình hình KT-XH hiện nay đã và đang tiếp tục tạo ra thách thức to lớn, chi phối sự phát triển của KT-XH tỉnh những tháng cuối năm 2013 và những năm tiếp theo. Cụ thể, KT-XH năm nay và năm 2014 vẫn tiếp tục biến động khó lường, gây áp lực lớn đối với việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế năm 2013 và năm 2014 chưa đạt được mức cao như mong muốn, các chỉ tiêu về thu ngân sách, thu nhập, tạo việc làm cho người lao động, giảm nghèo và nhiều chỉ tiêu KT-XH khác sẽ đạt ở mức khiêm tốn. 

Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2013, hướng tới xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2014, với vai trò là cơ quan tham mưu, tổng hợp về KT-XH, tôi đề xuất cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:  

Thứ nhất, tổ chức quán triệt và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Chính phủ, của Tỉnh ủy, của HĐND tỉnh, kế hoạch điều hành của UBND tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2013.  

Thứ hai, thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ linh hoạt, thận trọng, hiệu quả; đa dạng các hình thức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn vay của các thành phần kinh tế; kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước; tập trung vốn cho những dự án, công trình đầu tư SX-KD, xuất khẩu hàng hóa có hiệu quả; ưu tiên vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.  

Thứ ba, thực hiện chính sách tài khoá chặt chẽ, triệt để tiết kiệm; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi. Tăng cường chống thất thu, nợ đọng thuế, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra thuế. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản của UBND tỉnh về đầu tư xây dựng cơ bản và hạn chế tối đa khởi công dự án mới sử dụng vốn NSNN, không đầu tư dàn trải, chậm phát huy hiệu quả vốn đầu tư.  

Thứ tư, đẩy mạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở SX-KD mở rộng thị trường, duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống đồng thời cung cấp thông tin dự báo thị trường trong và ngoài nước đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tăng cường thu hút đầu tư, chú trọng xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư, huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế để bổ sung vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH. Lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư và xây dựng chương trình vận động đầu tư tại các địa phương có điều kiện.  

Thứ năm, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển SX-KD bằng các biện pháp: hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, xử lý hiệu quả nợ xấu; hỗ trợ thị trường, giải quyết hàng tồn kho; tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho SX-KD.  

Thứ sáu, thực hiện các đột phá trên cơ sở thực hiện tốt các giải pháp phát triển KT-XH vùng động lực và ngoài vùng động lực; nghiên cứu, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm như: đường cao tốc Hòa Lạc - TP.Hòa Bình, QL12B, QL21, các tuyến đường đấu nối với các tỉnh lân cận; hoàn thành dứt điểm các tuyến đường đang đầu tư dở dang, coi đây là một bước đột phá để phát triển KT-XH trước mắt và lâu dài.  

Thứ bảy, tăng cường chuyển dịch cơ cấu va nâng cao hiệu quả các ngành kinh tế, tập trung chỉ đạo tái cơ cấu sản xuất, ưu tiên phát triển những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển các gia trại, trang trại quy mô lớn.  

Thứ tám, tiếp tục thực hiện tốt công tác GD&ĐT, KH&CN, chăm sóc sức khỏe và xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM.  

Thứ chín, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân thông qua thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm đảm bảo thu nhập cho người lao động; thực hiện BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm an toàn lao động; thực hiện tốt các chính sách đối với người nghèo, đối tượng chính sách; tăng cường phát triển thanh niên, chăm sóc trẻ em, bảo đảm bình đẳng giới, chăm sóc và phát huy vai trò của NCT.  

Thứ mười, tăng cường công tác QP-AN, TTATXH, gắn phát triển KT-XH với bảo đảm QP-AN trong giai đoạn mới. Tiếp tục xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

 

                                                        Bùi Hải Quang

                                   (TUV- Giám đốc sở kế hoạch và đầu Tư)

 

 

 

Các tin khác

CCB Đinh Công Hải, xã Hợp Đồng (Kim Bôi) duy trì chăn nuôi thường xuyên 12 con bò, 15 con lợn, trên 40 thùng ong lấy mật cho thu nhập mỗi năm gần 200 triệu đồng.
Toàn cảnh lớp tập huấn.
Hiệu vàng trang sức trên đường Cù Chính Lan (TPHB) ít người đến giao dịch mua bán.
Nông dân xã Tân Vinh (Lương Sơn) tập trung thu hoạch lúa chiêm xuân, năng suất ước đạt 54 tạ/ha.

Vụ dưa 2013 ở Kim Bôi: Cơ bản người nông dân có lãi

(HBĐT) - Cuối tháng 5 cũng là cuối vụ thu hoạch dưa hấu, dưa bở ở huyện Kim Bôi. Nhiều năm nay, Kim Bôi đã trở thành vùng trồng dưa lớn nhất tỉnh với diện tích vài trăm ha. Đến thời điểm này, nông dân trồng dưa đã có thể thở phào nhẹ nhõm bởi dưa năm nay mặc dù giá không cao lắm nhưng dễ tiêu thụ.

Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo

(HBĐT) - Công đoàn Trung tâm giống cây trồng có 31 đoàn viên với 4 tổ công đoàn. Với địa bàn hoạt động rộng (Kim Bôi, Lạc Sơn, Cao Phong và TP. Hòa Bình), diện tích vườn ươm dàn trải, tài sản hầu hết để ở ngoài trời, công tác bảo vệ gặp nhiều khó khăn; đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn yếu và thiếu, năng lực cán bộ chưa đồng đều, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện các nhiệm vụ và kết quả sản xuất của đơn vị.

Phát hiện gần 6 tạ gà không rõ nguồn gốc 

(HBĐT) – Vào lúc 9 giờ ngày 26/5, tại xã Mông Hóa (Kỳ Sơn), tổ công tác liên ngành gồm: phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh) - Chi cục QLTT đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát đối với xe ô tô BKS 28H - 5282 đang trong quá trình chuẩn bị xuống hàng ở kho khu vực chợ Bãi Nai.

Tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho vay uỷ thác cho 290 học viên

(HBĐT) - Từ ngày 25/4-25/5/2013, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã tổ chức được 12 lớp tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho vay uỷ thác tới 290 học viên là trưởng ban xoá đói - giảm nghèo, các bộ chuyên trách xã phường; 4 tổ chức chính trị cấp xã phường, 100% tổ TK&VV trên địa bàn TP.

Phấn đấu hoàn thành cơ bản cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2013

(HBĐT) - Sáng 24/5, Sở TN&MT tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 04/CT-UBND tỉnh ngày 17/4/2013 về việc tập trung chỉ đạo và tăng cường các biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (giấy chứng nhận - GCN) với sự tham gia của lãnh đạo và chuyên viên UBND các huyện, thành phố; các công ty TNHH MTV: Cửu Long, Thanh Hà, Cao Phong, 2/9, Lâm nghiệp Hòa Bình; các sở, ngành chức năng.

Năng suất lúa chiêm xuân bình quân đạt 56 tạ/ha

(HBĐT) - Vụ đông xuân năm 2012-2013, toàn tỉnh cấy 16.578 ha lúa, tăng 4,5% so với cùng kỳ và vượt 4,4% kế hoạch. Hiện nay, nông dân các địa phương đang tập trung thu hoạch lúa với diện tích đạt 3.000 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục