Vụ dưa năm 2013, nông dân huyện Kim Bôi cơ bản có lãi. Ảnh: Nông dân xã Tú Sơn (Kim Bôi) bán lẻ dưa cuối vụ trên đường 12B.

Vụ dưa năm 2013, nông dân huyện Kim Bôi cơ bản có lãi. Ảnh: Nông dân xã Tú Sơn (Kim Bôi) bán lẻ dưa cuối vụ trên đường 12B.

(HBĐT) - Cuối tháng 5 cũng là cuối vụ thu hoạch dưa hấu, dưa bở ở huyện Kim Bôi. Nhiều năm nay, Kim Bôi đã trở thành vùng trồng dưa lớn nhất tỉnh với diện tích vài trăm ha. Đến thời điểm này, nông dân trồng dưa đã có thể thở phào nhẹ nhõm bởi dưa năm nay mặc dù giá không cao lắm nhưng dễ tiêu thụ.

 

Dọc tuyến đường 12B từ các xã Tú Sơn, Đông Bắc, Hạ Bì đến Hợp Kim, Nam Thượng, Sào Báy chỉ còn lác đác một số quán bán dưa do nhân dân dựng lên và chủ yếu là những quả nhỏ, dọn vườn. Quả to, bà con nông dân đã bán buôn cho thương lái đi tiêu thụ các nơi. Cuối Hạ là xã mấy năm nay đã chuyển những diện tích cấy lúa bấp bênh sang trồng dưa. Năm 2013, nông dân trong xã đã trồng 3 ha dưa hấu, 5 ha dưa bở. Chủ tịch UBND xã Bùi Thanh Chương cho biết: Sau 3 tháng trồng, đầu tư chăm sóc, đến đầu tháng 5, dưa bắt đầu cho thu hoạch. Hiện nay, nhân dân đã cơ bản thu hoạch xong và tiêu thụ hết dưa. Giá dưa hấu trung bình đầu vụ 10.000 đồng/kg, dưa bở 7.000 đồng/kg; chính vụ, dưa hấu có giá 4.000 đồng/kg, dưa bở 3.000 đồng/kg. Với năng suất ước tính 25 tấn/ha, trừ chi phí, nông dân vẫn có lãi khoảng 50%.

Anh Bùi Văn Sử ở xóm Chạo trồng dưa gần chục năm chia sẻ: Dưa bở dễ trồng, chi phí thấp, ít sâu bệnh, một dây có thể cho 2 - 3 quả và có thể trồng xen với loại cây khác nhưng thời gian thu hoạch ngắn. Dưa hấu nhiều công chăm sóc, chi phí đầu tư cao hơn nhưng bảo quản được lâu hơn. Vụ dưa năm nay, anh trồng 5.000 gốc, tương đương gần 6.000m2 dưa hấu, 1 sào dưa bở xen bí đỏ. Sau 3 tháng, anh đã có trong tay 40 triệu đồng từ bán dưa hấu, trong chí chi phí hết khoảng 17 triệu đồng, dưa bở bán được 6 triệu đồng, chưa kể thu bí quả. Thương lái đến tận vườn thu mua.

 

Tuy nhiên, trồng dưa rủi ro cũng cao, thời gian thu hoạch ngắn, trong khi đó, nhân dân chưa áp dụng biện pháp bảo quản nào. Nếu không may thời kỳ thu hoạch gặp mưa đá như năm 2005 bị hỏng hoặc gặp thời tiết mát cũng khó tiêu thụ. Sào Báy là một trong những xã trồng nhiều dưa nhất huyện. Vụ này, xã trồng 20 ha dưa hấu, 40 ha dưa bở. Ông Bùi Văn Dinh, Chủ tịch UBND xã cho biết: Chính vụ thu hoạch của dưa bở trong tháng 4 và trước dưa hấu khoảng gần 1 tháng. Do thời tiết lúc đó có rét nàng Bân nên thời kỳ này, giá bán không cao 2.500 – 3.000 đồng/kg. Dưa hấu thu hoạch sau nên bán được giá hơn, bán buôn tại ruộng trung bình 6.000 đồng/kg. Cái được của vụ dưa năm nay là thương lái đến tận nơi mua buôn, việc tiêu thụ không khó khăn. Song qua thực tế nhiều năm cho thấy, việc trồng và thu hoạch dưa vẫn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Vì vậy, xã khuyến cáo nhân dân thời điểm này không nên mở rộng và ổn định diện tích dưa để hạn chế rủi ro.  

 

Trao đổi với bà Bùi Thị Tâm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi được biết, vụ dưa 2013, toàn huyện trồng 159 ha dưa hấu, trên 130 ha dưa bở. Huyện đã chỉ đạo các xã chuyển những diện tích cây lúa không ăn chắc sang trồng cây màu, trong đó có các loại dưa. Nếu thời tiết thuận, trồng dưa cho hiệu quả cao hơn nhiều lần cấy lúa. Song cũng chính do sự bấp bênh về giá, thời tiết và sức mua của thị trường nên huyện không khuyến khích người dân mở rộng diện tích. Đã có những bài học về việc được mùa rớt giá hay gặp thiên tai, người nông dân bị lỗ. Dưa Kim Bôi nhiều năm nay đã được người tiêu dùng ở TP. Hoà Bình và các tỉnh lân cận  đón nhận. Vào mùa thu hoạch dưa, các loại hoa quả khác trên thị trường thành phố đều bị lép vế hơn. Khách hàng ưa thích dưa địa phương bởi giá rẻ lại tươi ngon, không bảo quản lâu như hoa quả các nơi khác chuyển đến. Vụ dưa năm 2013, cơ bản người nông dân có lãi.

 

                                                                    Cẩm Lệ

 

Các tin khác

Cán bộ Trung tâm giống cây trồng tỉnh chăm sóc vườn cây gốc ghép (dổi, sấu, tai chua).
Tổ công tác kiểm tra số gia cầm không chứng minh được nguồn gốc.
Cán bộ NHCSXH tỉnh tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho các học viên xã Dân Chủ, TP. Hòa Bình.
Quang cảnh hội nghị.

Năng suất lúa chiêm xuân bình quân đạt 56 tạ/ha

(HBĐT) - Vụ đông xuân năm 2012-2013, toàn tỉnh cấy 16.578 ha lúa, tăng 4,5% so với cùng kỳ và vượt 4,4% kế hoạch. Hiện nay, nông dân các địa phương đang tập trung thu hoạch lúa với diện tích đạt 3.000 ha.

Xác định cây, con chủ lực để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện lớn của tỉnh với tổng diện tích đất tự nhiên gần 58.750 ha, đồng thời là huyện đông dân nhất (gần 14 vạn người) so với các huyện, thành phố. Tuy nhiên, đây lại là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh (thời điểm cuối năm 2012 là 38,44%), bình quân thu nhập đầu người hàng năm cũng thường thấp hơn so với mức bình quân chung của tỉnh.

Kim Bôi tập huấn xây dựng nông thôn mới cho 200 cán bộ xã

(HBĐT) - Từ ngày 20 – 24/5, huyện Kim Bôi đã tổ chức lớp tập huấn xây dựng nông thôn mới cho 200 người là thành viên BCĐ, ban phát triển thôn bản; BQL nông thôn mới cấp xã.

Đoàn công tác Bộ NN&PTNT làm việc về thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ TĐC các dự án thủy điển trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Chiều 23/5, đoàn công tác Bộ NN&PTNT đã làm việc về việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cự các dự án thủy điện trên địa bàn. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng và Văn phòng UBND tỉnh.

Cao Phong phát huy vai trò của người nông dân trong xây dựng NTM

(HBĐT) - Trao đổi về vấn đề xây dựng NTM trên địa bàn huyện Cao Phong, bà Nguyễn Thị Xanh, Chủ tịch MTTQ huyện Cao Phong bày tỏ: Nhìn trực diện có thể thấy ở Cao Phong hiện nay nhiều nông dân giàu lên. Họ giàu vì có đất đai, sức lao động và cả kiến thức để phát triển kinh tế bền vững. Xác định rõ vấn đề, chúng tôi đã chọn hướng đi: phát huy vai trò của người nông dân để thực hiện có hiệu quả các tiêu chí xây dựng NTM.

Hiệu quả vốn xoá đói - giảm nghèo ở Kim Bôi

(HBĐT) - Xã Đông Bắc (Kim Bôi) đang thực hiện 7 chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH với tổng dư nợ đạt trên 6,9 tỉ đồng với hơn 300 hộ vay theo phương thức ủy thác từng phần vốn qua 4 tổ chức chính trị - xã hội ở xã là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội CB và Đoàn thanh niên. Phương thức cho vay ủy thác là cơ sở để các tổ chức chính trị-xã hội cùng với ngân hàng thực hiện cơ chế tín dụng cho vay theo nguyên tắc giải ngân trực tiếp, không qua khâu trung gian, hạn chế đến mức thấp nhất những mất mát, rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục