Kỹ sư chuyên ngành thủy sản hướng dẫn hộ nuôi cá xã Yên Mông (TPHB) làm vệ sinh ao trước khi thả cá giống.
(HBĐT) - Trên địa bàn thành phố Hòa Bình có 7 hồ, đập vừa và nhỏ, không chỉ là nguồn cung cấp tưới tiêu cho đồng ruộng mà còn được nhân dân kết hợp nuôi thả cá tại các xã, phường: Thống Nhất, Dân Chủ, Yên Mông...
Phần do đảm bảo cung cấp nước phục vụ lúa và màu nên sản lượng cá bình quân ở các hồ, đập chỉ đạt khoảng 60 tấn/ha/năm. Theo anh Đinh Xuân Hoàn, cán bộ phụ trách mảng thủy sản, Phòng Kinh tế thành phố, trình độ kỹ thuật nuôi thả, đầu tư, chăm sóc còn hạn chế cũng là một nguyên nhân khiến năng suất cá thu hoạch chưa đạt được như mong muốn.
Qua khảo sát, các giống cá được nông dân đưa vào nuôi chủ yếu là chim trắng, trê lai, mè trắng và mè hoa, chép, trôi ấn Độ... Do lượng con giống nội tỉnh cung cấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên bà con thường phải nhập thêm cá giống từ các vùng của tỉnh Hải Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc hoặc từ Hà Nội lên. Ngay như hiện nay, sản lượng cá thịt cung ứng cho thị trường thành phố Hòa Bình cũng phải nhập với số lượng khá lớn từ tỉnh khác. Để mở rộng ngành nghề nuôi thủy sản, tăng thu nhập, những năm gần đây, một số hộ có điều kiện, ham học hỏi, đầu tư đã chuyển sang nuôi thả một số loài thủy đặc sản như: cá bỗng, cá lăng chấm, ba ba. ông Phạm Văn Chân ở tổ 4, phường Chăm Mát hiện đang đầu tư mô hình nuôi ba ba gai sinh sản; ông Nguyễn Ly ở tổ 16, phường Chăm Mát mở hướng nuôi ba ba sinh sản và cá trê lai trong bể hay tại HTX Thống Nhất, mô hình nuôi cá lăng chấm, cá bỗng đã được thực hiện khá toàn diện, quy mô, có sự đầu tư cao về vốn, giống, kỹ thuật.
Cũng từ năm 2010 đến nay, nhằm khuyến khích, thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản, thành phố đã triển khai hoạt động lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ vốn, chuyển giao KH-KT, kết hợp tuyên truyền, phổ biến tập huấn đến hộ nông dân. Cụ thể, từ nguồn vốn chương trình xây dựng NTM hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá lăng chấm thương phẩm ở xóm Mị, xã Yên Mông với tổng kinh phí 50 triệu đồng/mô hình; từ nguồn vốn KH-CN hỗ trợ mô hình nuôi cá thương phẩm ở xã Dân Chủ... Tham gia các mô hình, hàng chục hộ dân đã được đầu tư về con giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh và tâp huấn hướng dẫn kỹ thuật. Qua đó, các hộ dân thay đổi nhận thức về đầu tư thâm canh cá, mang lại thu nhập và hiệu quả kinh tế nhất định. Ông Phạm Nhật Thăng Dũng, Phó phòng Kinh tế thành phố đánh giá: Nghề nuôi thả cá tại các hồ đập, sông, suối đã đóng góp đáng kể làm phong phú nguồn lợi thủy sản, đa dạng nền kinh tế, du lịch, tạo nguồn thu khá lớn cho hộ dân nuôi cá. Đáng kể là một số hộ dân vùng hồ đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lăng và một số giống thủy đặc sản khác. HTX Thống Nhất đã đưa 13 lồng cá lên vùng hồ xã Thái Thịnh lập thành hệ thống lồng, bè nuôi cá tiến hành đầu tư trong thời gian tới. Hiện nay, đời sống hầu hết ngư hộ đạt mức trung bình khá trở lên. Một số hộ đầu tư nuôi cá đặc sản hứa hẹn nhiều triển vọng trong tương lai.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 14/6, Ban chỉ đạo Dự án ADDA (Dự án “Phát triển cộng đồng các dân tộc ít người khu vực miền núi phía bắc Việt nam”), Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Hội Nông dân huyện Lạc Sơn tổ chức Hội thảo tìm kiếm các sản phẩm tiềm năng địa phương.
(HBĐT) - Vụ đông - xuân 2012-2013 đến nay đã kết thúc với những thành quả khá toàn diện. Sản lượng lương thực cây có hạt đạt khoảng 190.593 tấn, vượt 8% cùng kỳ, vượt 3,8% kế hoạch. Bước vào SX vụ mùa, hè - thu với tinh thần chủ động cao, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương làm đất và chuẩn bị mạ để gieo cấy đúng khung thời vụ đã được ngành nông nghiệp khuyến cáo.
(HBĐT) - Ngày 12/6, tại chợ Vó, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn), Hội Nông dân tỉnh đã triển khai Hội chợ trưng bày, quảng bá giới thiệu các sản phẩm giống cây trồng, chủ yếu là giống lúa nông hộ đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân trong thời điểm mùa vụ.
(HBĐT) - Ngày 13/6, tại xã Dũng Phong, Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện Cao Phong đã tổ chức trao trả GCN QSD đất lâm nghiệp theo Quyết định 672/QĐ – TTg cho người dân 8 xóm thuộc xã Dũng Phong với phương thức trao tận tay chủ sở hữu.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó phòng Nội vụ huyện Đà Bắc cho biết: Thấm nhuần lợi dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, trong những năm qua, các cấp uỷ, chính quyền trong huyện đã đưa phong trào thi đua yêu nước trở thành động lực thúc đẩy kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển. Bên cạnh đó, để phong trào thi đua sôi nổi và thiết thực, Đà Bắc đã gắn với thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Các phong trào thi đua bám sát vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nội lực của nhân dân, trong đó trọng tâm là phong trào “Đà Bắc chung sức xây dựng NTM”.
(HBĐT) - Theo kết quả rà soát mới đây, sản lượng nuôi, sản xuất các sản phẩm đặc sản trên địa bàn huyện Mai Châu bao gồm rượu Mai Hạ tại xóm Chiềng Hạ - xã Mai Hạ, đạt sản lượng 2.000 lít/tháng; cá dầm xanh tại các xóm Củm, Nghẹ, Lọng – xã Vạn Mai đạt sản lượng hơn 10 tấn/năm; Tỏi tía bản địa tại các xã Pù Bin, Noong Luông với diện tích trồng 20 ha, sản lượng 60 tấn/năm.