Đường lên Độc Lập (Kỳ Sơn).

Đường lên Độc Lập (Kỳ Sơn).

(HBĐT) - Sau hơn 2 năm chúng tôi mới có dịp trở lại Độc Lập (Kỳ Sơn). Lần trước lên vào mùa mưa, chúng tôi ngược dốc cầu Trắng (phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình) lên. Con đường chỉ 8 km mà phải đi mất 1 tiếng đồng hồ mới tới nơi. Lần này, con đường từ cầu Trắng lên đã được trải nhựa chỉ mất chừng 20 phút đồng hồ lên đến tận trung tâm xã. Đồng chí Nguyễn Hữu Thỉnh, Phó chủ tịch UBND xã hồ hởi: Từ ngày con đường được rải nhựa đi lại đỡ vất vả hơn nhiều! Ngày trước, vào mùa mưa, muốn đi từ thành phố hoặc từ huyện lên toàn phải đi lối Kim Bôi xa hơn 40 km.

 

Giờ Nhà nước làm đường cho nên việc đi lại dễ dàng. Có đường, mọi hàng hóa của bà con đều bán dễ dàng từ mớ rau, củ măng, con lợn, con gà chỉ đi một tí xuống đến thành phố. Từ ngày có đường, tư thương không còn ép giá bà con nữa. Họ không mua, bà con mang xuống thành phố hoặc người khác lên mua nên bà con phấn khởi lắm. Đồng chí Thỉnh cho biết: Từ ngày có đường, bộ mặt nông thôn ở Độc Lập thay đổi nhiều. Đời sống vật chất, tinh thần của bà con được nâng lên. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con đường liên xã. Đường liên xóm hầu như chưa được làm bê tông. Việc làm đường liên xóm cũng phụ thuộc vào Nhà nước. Mấy năm nay, cả xã không làm được đoạn đường giao thông nông thôn nào vì nhân dân không có tiền đóng góp. Biết là Nhà nước hỗ trợ xi măng nhưng còn công, sỏi, cát. Tập quán miền núi dân sống thưa thớt nên việc đóng góp khá lớn. Nhiều hộ không thể đóng góp được.

 

Đồng chí Thỉnh cho biết: Để xây dựng NTM thì Độc Lập còn nhiều tiêu chí chưa đạt lắm! Đến nay, xã mới chỉ có 3 tiêu chí đạt là Điện, an ninh trật tự và quy hoạch. Hiện, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 35%. Để xây dựng NTM, Nghị quyết của Đảng ủy xã xác định căn cứ vào tiềm năng, lợi thế, quy hoạch để chuyển dịch cơ cấu, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm hộ nghèo, tổ chức lại hình thức sản xuất, quy hoạch các vùng đất cho công nghiệp, dịch vụ, chăn nuôi tập trung theo kiểu trang trại vừa và nhỏ. Thành lập HTX kinh doanh tổng hợp bao gồm: chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ sản xuất và đời sống, củng cố các tổ dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất, chế biến nông sản, sửa chữa điện, cơ khí để làm dịch vụ thuận tiện, hiệu quả theo yêu cầu của người dân. Tổ chức các chương trình liên kết sản xuất, chế biến sản phẩm có sự tham gia của các HTX, nông dân (hoặc trang trại) với doanh nghiệp, nhà khoa học trong sản xuất chế biến nông sản, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đào tạo lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất.Tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Tạo điều kiện cho nhân dân có điều kiện tiếp cận, được vay từ các nguồn vốn ưu đãi để tổ chức đầu tư sản xuất. Mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT sản xuất cho người dân. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân phù hợp với nhu cầu của nông dân, bồi dưỡng kiến thức, tổ chức sản xuất cho các cán bộ HTX và các chủ trang trại.

 

Trong lĩnh vực văn hóa xã hội tập trung xây dựng chuẩn hoá 3 trường (mầm non, tiểu học và THCS),  đào tạo, bồi dưỡng bổ sung giáo viên đủ, đạt chuẩn. Vận động trẻ em trong độ tuổi đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục trung học, nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục vào học THPT và các loại hình học khác. Cải thiện môi trường bằng biện pháp nâng cao tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch hợp vệ sinh, tăng cường hình thức tổ chức hoạt động thu gom xử lý chất thải, tiêu và thoát nước, quản lý nghĩa trang, trồng cây xanh, tổ chức vệ sinh thôn, xóm, bố trí các khu trang trại chăn nuôi, chuồng trại, hố xí đúng quy cách và hợp vệ sinh. Tổ chức xây dựng mạng lưới y tế thôn, bản đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Xây dựng nền văn hoá phát triển văn minh, hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc, bảo tồn, gìn giữ và phát huy được ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, phong tục, tập quán đặc trưng của dân tộc. Sử dụng, hoạt động có hiệu quả của  nhà văn hoá thôn, bản. Khai thác tiềm năng du lịch, nhất là loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Rà soát xác định rõ vai trò của mỗi tổ chức trong xây dựng NTM đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, AN-QP và xây dựng NTM nói riêng. Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền các đoàn thể từ xã đến các thôn xóm. Sớm hoàn thành các tiêu chí NTM đến năm 2020.

 

 

                                                                            Việt Lâm

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng các dự án công trình và giải ngân nguồn vốn ngân sách là giải pháp tăng thu cho NSNN. Ảnh: Công ty CP Đông Dương được tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về vốn, tập trung triển khai dự án TTTM  và nhà ở Lương Sơn.
Các sản phẩm mà HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đã và đang được trưng bày, bán ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.
Không có hình ảnh

Lạc Thuỷ: Nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, bám sát những định hướng của cấp uỷ Đảng, chính quyền, huyện Lạc Thuỷ đã đề ra nhiều giải pháp xoá đói - giảm nghèo một cách hiệu quả. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Trưởng phòng LĐ-TBXH huyện Lạc Thuỷ cho biết: Là huyện thuần nông, cấp uỷ Đảng, chính quyền xác định tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh gắn sản xuất với chế biến sản phẩm.

"Vỉa hè shop"

(HBĐT) - Khi không ít doanh nghiệp phá sản, nhiều công ty hoạt động cầm chừng thì “kinh tế vỉa hè” lại trên đà phát triển. Chỉ cần một góc thông thoáng, đông người qua lại, tiện dừng chân là đã có thể mở "Vỉa hè shop". Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các "cửa hàng hè phố" mọc lên ngày càng nhiều với đa dạng chủng loại hàng hoá. Từ quần áo người lớn, trẻ em đến giày dép, túi xách các loại. Hỏi chuyện chị M. chuyên bán túi xách trên đường Cù Chính Lan (TP Hoà Bình), được biết, trước đây, chị làm nghề buôn hoa quả. Khi đã có chút vốn, chị liền đầu tư mua một chiếc xe tải nhỏ.

Nông dân huyện Lạc Sơn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

(HBĐT) - Phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói - giảm nghèo đã vào đang được nông dân huyện Lạc Sơn đẩy mạnh thông qua thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện kinh tế hộ.

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6/2013

(HBĐT) - Ngày 27/6, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm đánh giá tình hình KT-XH tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2013, kiểm điểm công tác điều hành của Chính phủ trong 6 tháng. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị.

Lạc Thủy: Đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ mùa

(HBĐT) - Vụ mùa, hè - thu 2013, huyện Lạc Thuỷ có kế hoạch gieo trồng 3.428 ha lúa, trong đó, diện tích cấy lúa mùa 1.740 ha. Đến ngày 21/6, các xã, thị trấn trong huyện đã gieo được 65 tấn mạ, làm đất được 780 ha và đã cấy được 150 ha trà sớm. Với tiến độ này các xã, thị trấn cơ bản đảm bảo tiến độ sản xuất do huyện đề ra, phấn đấu kết thúc gieo cấy trước 20/7.

Mai Châu: 1,7 tỷ đồng hỗ trợ phát triển KT-XH vùng lòng hồ sông Đà

(HBĐT) - Thực hiện Dự án ổn định dân cư phát triển KT-XH vùng chuyển dân hồ sông Đà, năm 2013, UBND huyện Mai Châu đã phân khai 1.7 tỷ đồng cho các xã hỗ trợ đến người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục