Dự án Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Japfa Hòa Bình tại xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) có tổng mức đầu tư thực tế 380 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động trong tháng 8 năm nay.
(HBĐT) - Điều kiện địa lý, giao thông thuận lợi, huyện Kỳ Sơn được xác định là một trong vùng kinh tế động lực của tỉnh. Huyện Kỳ Sơn có doanh nghiệp đến nghiên cứu, tìm hiểu và triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn. Công tác đền bù, GPMB trong những năm qua được huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ từ việc khảo sát lập dự án đến các bước tiến hành thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ được thực hiện công khai, dân chủ theo đúng quy định của Nhà nước.
Việc GPMB đa số các dự án bảo đảm tiến độ. Những khiếu nại, tố cáo đều được giải quyết kịp thời có tình, có lý và theo đúng quy định của pháp luật. Kỳ Sơn đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về thu hút đầu tư giai đoạn 2006- 2010, chỉ thị số 15-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối của Đảng đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay; Quyết định 16/QĐ-UBND ngày 25/7/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế mẫu về thực hiện trong công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, thực hiện điểm xây dựng quy chế mẫu và chọn 3 xã: Dân Hòa, Mông Hóa, Hợp Thành sau đó triển khai, hàng năm có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn huyện.
Phó Bí thư TT Huyện ủy Kỳ Sơn, Đinh Văn Hùng cho biết: Ban Thường vụ Huyện ủy Kỳ Sơn xác định mục tiêu là tập trung thu hút đầu tư nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển KT-XH địa phương. Căn cứ vào quy chế làm việc của BCH Đảng bộ huyện, đối với các dự án đầu tư vào địa bàn đều được BTV bàn bạc thống nhất chủ trương và giao UBND huyện chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn, cung cấp các thông tin cho nhà đầu tư. Sau khi xem xét kỹ, UBND họp thống nhất trình BTV cho ý kiến, báo cáo với các sở, ngành, UBND tỉnh xem xét quyết định tiếp nhận các dự án đầu tư vào địa bàn. Để bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác đền bù, GPMB, BTV Huyện ủy đã thống nhất chỉ đạo UBND kiện toàn Hội đồng bồi thường, hỗ trợ dân cư từ chế độ kiêm nhiệm sang chuyên trách, thực hiện đầy đủ các bước tiến hành trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ yêu cầu thực hiện công khai, dân chủ theo đúng quy định của Nhà nước nên việc giải phóng mặt bằng cơ bản bảo đảm tiến độ, ít có tình trạng khiếu nại, tố cáo. Về cơ bản, cấp ủy, chính quyền cơ sở, cán bộ, đảng viên nhận thức được vai trò, trách nhiệm và thực hiện khá tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư.
Các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tin tưởng vào nguyên tắc và phương thức làm việc của các cấp ủy, chính quyền từ huyện xuống cơ sở. Cán bộ, nhân dân đồng thuận cao nên công tác đền bù, GPMB các dự án trên địa bàn không gặp phải trở ngại lớn, chưa có dự án nào không thực hiện đầu tư do không được đền bù, GPMB, không có đơn thư khiếu nại phức tạp xảy ra, việc cưỡng chế, bảo vệ thi công chưa phải áp dụng. Huyện Kỳ Sơn có 95 dự án đã và đang chuẩn bị đầu tư trên địa bàn, trong đó có 21 dự án đã đầu tư xong và đi vào hoạt động SXKD, 13 dự án đang đầu tư xây dựng, 5 dự án đang trong quá trình GPMB, 35 dự án chưa GPMB, 21 dự án đang khảo sát chưa được đồng ý về chủ trương đầu tư. Riêng giai đoạn 3 năm (2010-2012) có 65 dự án, phân bố khá đều ở các xã thị trấn, tập trung chủ yếu ở dải hành lang 2 bên tuyến đường Hòa Lạc- TP Hòa Bình. Trong đó năm 2010 đã hoàn thành công tác đền bù GPMB 3/10 dự án, năm 2011 hoàn thành 11/12 dự án, năm 2012 hoàn thành 10/13 dự án. Các dự án chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng có nguyên nhân chính là do chưa có tiền chi trả, huyện đang đề xuất với các cấp, ngành chức năng giải pháp tháo gỡ khó khăn để triển khai. Thực hiện công tác GPMB, thu hút đầu tư đã tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Kỳ Sơn: cơ cấu kinh tế công nghiệp, xây dựng; thương mại, du lịch và nông - lâm nghiệp lần lượt là: 38,6%, 34,5% và 26,9%. Dự tính năm 2013, thu nhập bình quân đạt 28,32 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 5,5%...
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kỳ Sơn Đinh Văn Hùng cho biết thêm: Huyện nghiêm túc đánh giá những yếu kém trong thực hiện lãnh đạo GPMB như: vấn đề hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ; quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch các KCN, cụm CN chậm triển khai, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong ngành sản xuất thấp; kinh phí dành cho công tác bồi thường hỗ trợ, TĐC chậm... Kỳ Sơn đang tranh thủ sự quan tâm của tỉnh, phối hợp với các ngành chức năng triển khai các giải pháp tăng cường lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thu hút đầu tư, GPMB, trong đó, tập trung đẩy mạnh CCHC, nhất là các lĩnh vực liên quan đến đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường; giải quyết dứt điểm những tồn tại trong GPMB, bồi thường hỗ trợ, TĐC; rà soát điều, chỉnh bổ sung quy hoạc tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch vùng kinh tế và quy hoạch sử đụng đất đai; chú trọng thu hút đầu tư khai thác tiềm năng quỹ đất các KCN, cụm CN; tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân hưởng ứng chủ trương thu hút đầu tư, ưu tiên các dự án phát triển bền vững, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương.
L.C
(HBĐT) - Năm 2013, huyện Kim Bôi đặt mục tiêu hoàn thành việc cấp GCN QSD đất lần đầu đạt và vượt 85% diện tích cần cấp. Theo đồng chí Vũ Xuân Công, Phó phòng TN & MT, Giám đốc Văn phòng đăng ký QSD đất huyện, 6 tháng đầu năm, huyện chủ yếu thực hiện tập trung chỉ đạo, số lượng cấp mới GCN đối với các loại đất rất ít. Đến thời điểm này, Văn phòng đã rà soát, xác định xong tổng số các thửa đất chưa cấp GCN QSD đất cần phải cấp.
(HBĐT) - Ông Nguyễn Trọng Khang, GĐ Công ty cho biết: Công ty CP Tân Tiến là doanh nghiệp được cấp phép khai thác, sản xuất và kinh doanh VLXD tại mỏ đất núi Thau, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn).
(HBĐT) - Năm 2013, huyện Mai Châu huy động các nguồn lực lồng ghép xây dựng NTM với tổng số tiền 122.400 triệu đồng, trong đó, 116.303 triệu đồng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, 6.097 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất. Trong 6 tháng đầu năm, huyện đã giải ngân được khoảng 63.185 triệu đồng gồm 61.446 triệu đồng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, 1.739 triệu đồng nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất.
(HBĐT) - Trong 3 năm (2011 - 2013), huyện Lạc Sơn đã huy động và triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án từ nguồn vốn lồng ghép để thúc đẩy tăng trưởng KT-XH, góp phần đạt các tiêu chí về xây dựng NTM.
Do đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày tại kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khoá XV
(HBĐT) - Ngày 8/7, Sở NN&PTNN đã tổ chức giao ban kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2003.