Công ty Cổ phần TM – ĐT Nguyên liệu mới (khu công nghiệp Mông Hoá) sử dụng 60% lao động tại địa phương với mức thu nhập ổn định 3,6 triệu đồng/ tháng

Công ty Cổ phần TM – ĐT Nguyên liệu mới (khu công nghiệp Mông Hoá) sử dụng 60% lao động tại địa phương với mức thu nhập ổn định 3,6 triệu đồng/ tháng

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Văn Muôn, Phó Chủ tịch UBND xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) cho biết: Hiện nay, với việc quy hoạch KCN, trong đó gần 20 doanh nghiệp (DN)?ñaõ, đang đi vào sản xuất với nhu cầu tuyển dụng hàng ngàn lao động. Đây là lợi thế để xã chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo việc làm cho lao động nông thôn góp phần phát triển KT-XH một cách bền vững.

 

Từ thực tế đó, ngay từ đầu năm, Nghị quyết Đảng bộ xã đã xác định: coi trọng tạo việc làm tại chỗ cho lao động, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề phù hợp để chuyển nhanh một bộ phận lao động nông thôn sang công nghiệp, dịch vụ ngay tại chỗ, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế góp phần xóa đói - giảm nghèo một cách bền vững. Ngay khi Nghị quyết Đảng bộ đề ra, xã đã đẩy mạnh công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm. Trong đó, chủ yếu là phối hợp với phòng LĐ-TB&XH huyện thực hiện Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn vừa góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, vừa đón đầu các dự án trong KCN ngay trên địa bàn xã. Trong 6 tháng đầu năm, xã đã mở được 2 lớp cho 60 lao động học nghề chẻ tăm mành. Qua đào tạo, xã đã phối hợp với Công ty TNHH Mai Bình đầu tư 10 máy chẻ tăm và bao tiêu sản phẩm cho người lao động. Ngoài các lớp do TT dạy nghề huyện trực tiếp mở, xã cũng đã liên kết với các công ty, DN trong KCN để phối hợp đào tạo nghề theo hình thức cầm tay chỉ việc và từ đó tuyển dụng lao động tại chỗ. Hình thức này vừa giúp công ty có được nguồn nhân lực có tay nghề theo nhu cầu DN, vừa tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời, qua đó cũng giúp người lao động nâng cao nhận thức, ý thức kỷ luật lao động, điều mà hầu hết lao động nông thôn đang rất thiếu. Trao đổi về vấn đề này, anh Kiều Mạnh Cường, Giám đốc Công ty CP TM - ĐT nguyên liệu mới cho biết: Do chủ yếu là nguồn lao động tại chỗ nên nhận thức của người lao động còn hạn chế, người lao động thích thì làm, không thích thì nghỉ. Chính vì vậy, ngay quá trình đào tạo tay nghề 1 tháng đầu, Công ty hỗ trợ 70% lương, đồng thời cũng yêu cầu người lao động cam kết làm việc lâu dài và tuân thủ kỷ luật lao động. Qua hơn 1 năm phối hợp với xã, áp dụng hình thức đào tạo nghề, cầm tay chỉ việc tại nhà xưởng, hiện chúng tôi đã sử dụng hơn 60% lao động, trong đó, chủ yếu là lao động nữ với mức thu nhập trung bình đạt 3,6 triệu đồng/tháng. Hình thức này cũng đang được nhiều DN trong KCN áp dụng, tạo thuận lợi cho người lao động có được việc làm tại chỗ.

 

Ngoài ra, xã chú trọng phát triển chăn nuôi hàng hóa quy mô lớn, trong đó chủ yếu là nuôi lợn thịt. Nhiều hộ nuôi hàng chục đầu lợn/ lứa, trung bình xuất từ 8 - 10 tấn lợn/ năm mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, xã đã tích cực mở rộng phát triển các nghề TTCN, dịch vụ nông thôn, trên địa bàn xã hiện có 4 cơ sở sản xuất chổi chít, 3 cơ sở sản xuất đá xây dựng, 1 cơ sở sản xuất tăm mành và một số cơ sở đồ mộc dân dụng giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập ổn định từ 2 - 3 triệu đồng/ tháng.

 

Nhờ đó, nhiều hộ dân diện thu hồi đất đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, từng bước xóa đói - giảm nghèo, ổn định cuộc sống, thu nhập bình quân đạt 18 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm.

 

                                                                             

 

                                                                          Đinh Hoà

 

Các tin khác

Xã Dũng Phong (Cao Phong) đã hoàn thành 13/19 tiêu chí NTM. Từ lồng ghép các nguồn vốn, xã đang triển khai, nâng cấp khu trung tâm, sân  vận động.
Cán bộ Ban Dân tộc tỉnh cùng các đơn vị liên quan kiểm tra, nghiệm thu công trình đường Xẻ Lẻ, xã Mường Chiềng (Đà Bắc).
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đẩy nhanh thi công dự án đường Chi Lăng kéo dài

(HBĐT) - Dự án đường Chi Lăng kéo được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 144/QĐ-UBND vào ngày 23/ 1/ 2007. Công trình được đánh giá là một trong những trục đường quan trọng đối với thành phố Hòa Bình. Được xếp vào nhóm các công trình trọng điểm của tỉnh cần ưu tiên hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, tính đến nay đã trên 6 năm, công trình mới thấy rõ hình hài và đang cho thấy vai trò quan trọng của dự án.

Tăng cường chăm sóc lúa vụ mùa năm 2013

(HBĐT) - Vụ mùa năm nay là vụ có tiến độ gieo cấy sớm và tập trung nhất trong nhiều năm lại đây. Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích xu hướng thời tiết, cơ cấu giống, thời vụ gieo cấy, tình hình dịch hại chủ yếu và quy luật phát sinh gây hại của chúng trong tự nhiên, Chi cục BVTV dự kiến: Vụ mùa năm nay, mức độ gây hại của nhiều đối tượng sâu bệnh sẽ mạnh hơn so với vụ mùa năm 2012 và ở mức trên trung bình nhiều năm, thậm chí rất có khả năng xảy ra dịch trên diện rộng nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời.

Bồi dưỡng kiến thức hợp tác xã và tổ hợp tác cho 35 cán bộ Hội ND cơ sở

(HBĐT) - Ngày 18 - 19/7, Trung ương Hội ND Việt Nam đã phối hợp với Hội ND tỉnh mở lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức hợp tác xã và tổ hợp tác cho 35 cán bộ hội ND cơ sở trên địa bàn 11 huyện, thành phố.

Lãi xuất dành cho 5 lĩnh vực ưu tiên cao nhất 11%/năm

(HBĐT) - Theo ngân hàng Nhà nước tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2013, lãi suất cho vay đối với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh ở mức 7%-14,5%/năm, lãi suất cho vay đối với các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (QTDNDCS) ở mức 10,8%- 15%/năm.

Kỳ Sơn thu ngân sách chỉ đạt 37% dự toán tỉnh giao

(HBĐT) - Năm 2013, kế hoạch thu ngân sách Nhà nước của huyện Kỳ Sơn trên 38 tỷ đồng, trong đó thu cân đối ngân sách Nhà nước là 37,83 tỷ đồng; thu để lại quản lý qua ngân sách 250 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2013, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện thực hiện 12.307 triệu đồng, bằng 37% dự toán tỉnh giao và bằng 35,5% so với Nghị quyết HĐND huyện.

Gần 80 tỷ đồng triển khai dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững

(HBĐT) - 7 tháng đầu năm, thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc, tỉnh ta đã triển khai dự án nạo vét, gia cố chỉnh trị dòng sông Bôi để thoát lũ nhanh cho các huyện Kim Bôi, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ với vốn giao theo kế hoạch năm 2013 là 50 tỷ đồng, giá trị khối lượng hoàn thành đến nay đạt trên 10 tỷ đồng, đã giải ngân 15 tỷ đồng (bao gồm cả chi trả cho GPMB).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục