Công ty xây dựng Việt Tùng đẩy nhanh độ dự án đường Chi Lăng kéo dài (TP Hòa Bình) đoạn cuối tuyến.
(HBĐT) - Dự án đường Chi Lăng kéo được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 144/QĐ-UBND vào ngày 23/ 1/ 2007. Công trình được đánh giá là một trong những trục đường quan trọng đối với thành phố Hòa Bình. Được xếp vào nhóm các công trình trọng điểm của tỉnh cần ưu tiên hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, tính đến nay đã trên 6 năm, công trình mới thấy rõ hình hài và đang cho thấy vai trò quan trọng của dự án.
Dự án đường Chi Lăng kéo dài (TP Hòa Bình) được khởi công từ cuối năm 2010 với chiều dài toàn tuyến 1,27 km, có tổng mức đầu tư trên 67 tỷ đồng, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị với mặt cắt ngang 36m. Dự án có vai trò chỉnh trang đô thị, hoàn thiện hệ thống giao thông trọng điểm của thành phố, đồng thời tạo điều kiện khai thác quỹ đất khu vực đầm Quỳnh Lâm nơi được quy hoạch trung tâm chính trị, hành chính, thương mại của tỉnh. Không những vậy, dự án hoàn thành còn tạo lợi thế khai thác quỹ đất hàng trăm ha khu vực đầm Quỳnh Lâm cũ cải tạo thành những khu đô thị hiện đại.
Theo Sở GTVT, đơn vị chủ đầu tư dự án, khó khăn lớn nhất đối với dự án là công tác GPMB, vì đây là công trình nằm trong khu vực thành phố. Trên thực tế, kết quả đấu thầu được duyệt từ tháng 6/2009 nhưng đến tháng 9/2010 toàn bộ dự án mới có khoảng 150m đầu tuyến để khởi công xây dựng. Và mãi cho tới tròn 1 năm sau, tức là tháng 9/2011, dự án mới được GPMB xong 500 m tiếp theo. Khó khăn chồng chất khó khăn, khi có đủ nguồn lực thì vướng mặt bằng, khi tạm có mặt bằng thì năm 2012, dự án lại phải tạm đình hoãn thi công theo Nghị quyết 11. Tới tháng 12/2012, dự án mới tiếp tục được giao thêm 5 tỷ đồng vốn triển khai tiếp tục đầu tư.
Dự án gồm 1 gói thầu xây lắp do Công ty xây dựng Trường Giang làm nhà thầu chính và Công ty xây dựng Việt Tùng làm nhà thầu phụ. Nhằm đẩy nhanh thi công tuyến đường, Công ty xây dựng Trường Giang (thi công đoạn từ km0+00 đến km 940) đã huy động tối đa nhân lực, phương tiện có mặt bằng đến đâu thi công đến đó. Tính đến cuối tháng 6/2013, Công ty xây dựng Trường Giang đã thi công được 51% khối lượng công việc bao gồm nền đường, hệ thống thoát nước và thảm bê tông nhựa được 320m dài đoạn đầu tuyến. Đoạn từ km0+940 đến km1+267,97 do Công ty xây dựng Việt Tùng thực hiện, mặc dù vừa khởi công cách đây vài tháng nhưng đến nay đã hoàn thành 30% khối lượng công việc, chủ yếu là nền đường và hệ thống thoát nước.
Tính đến tháng 6/ 2013, dự án đã được cấp 54,3 tỷ đồng, trong đó, năm 2013 được giao 23 tỷ đồng. Chủ đầu tư đã thực hiện giải ngân gần 40 tỷ đồng chi cho GPMB và xây lắp cũng như chi phí tư vấn. Trong thời điểm hiện nay, cùng với tuyến đường Chi Lăng kéo dài đang được triển khai, nhiều công trình xây dựng như trụ sở làm việc của các sở, ngành của tỉnh cũng như một loạt các dự án khu đô thị mới đang đầu tư xây dựng và hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn còn vướng mắc khoảng 8 hộ dân chưa GPMB được do phải bố trí tái định cư, đoạn cuối tuyến. Tuy nhiên, vượt qua các trở ngại, với phương châm có mặt bằng đến đâu thi công khẩn trương đến đó, các nhà thầu đang tận dụng tối đa thời tiết thuận lợi cũng như huy động nhiều nhân lực, phương tiện đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng.
Xác định dự án là công trình trọng điểm không những của cả thành phố mà còn là của cả tỉnh, chủ đầu tư cùng các đơn vị chức năng vẫn đang tích cực giải quyết các phát sinh liên quan cũng như tập trung GPMB nhằm hoàn thành công trình trong thời gian sớm nhất. Phấn đấu đến tháng 9/2013, dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ khối lượng nền, mặt đường của công trình sớm đưa vào sử dụng, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân cũng như cải thiện bộ mặt đô thị thành phố.
H - Trung
(HBĐT) - 7 tháng đầu năm, thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc, tỉnh ta đã triển khai dự án nạo vét, gia cố chỉnh trị dòng sông Bôi để thoát lũ nhanh cho các huyện Kim Bôi, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ với vốn giao theo kế hoạch năm 2013 là 50 tỷ đồng, giá trị khối lượng hoàn thành đến nay đạt trên 10 tỷ đồng, đã giải ngân 15 tỷ đồng (bao gồm cả chi trả cho GPMB).
(HBĐT) - Với mô hình chăn nuôi gà, trâu, bò, kết hợp trồng rừng kinh tế, trồng mía, dưa hấu..., gia đình ông Bùi Văn Nhuộm, hội viên chi hội NCT xóm Bưa Sào, xã Đú Sáng (Kim Bôi) đã vươn lên làm giàu chính đáng và giúp bà con trong vùng cùng phát triển chăn nuôi, góp phần xoá đói - giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất CN-TTCN của huyện Kỳ Sơn đạt 177,4 tỷ đồng, đạt 55,4% kế hoạch năm, vượt 21% so với cùng kỳ năm 2012. Đây là kết quả đáng ghi nhận, đặt trong bối cảnh nền kinh tế chung đang tiếp tục gặp nhiều khó khăn do chịu sức ép lớn từ tình hình lạm phát và khủng hoảng kinh tế.
(HBĐT) - Nhằm hỗ trợ kịp thời trong việc hướng dẫn, giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của người nộp thuế trong quá trình thực hiện chính sách thuế, từ 8h ngày 29/7/2013 đến 17h ngày 2/8/2013, Cục Thuế tỉnh sẽ tổ chức “Tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế”.
(HBĐT) - Theo thông tin từ Chi cục BVTV, hiện nay, tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, ốc bươu vàng (OBV) đang có xu hướng tăng mạnh mật độ và diện phân bố trên các trà lúa mới cấy. Từ nay đến đầu tháng 8/2013 là cao điểm gây hại của OBV trên diện tích lá mới cấy - đẻ nhánh. Chính vì vậy, Chi cục BVTV đề nghị các địa phương chủ động triển khai các biện pháp diệt trừ OBV, kiên quyết không để dịch này lây lan trên diện rộng.
(HBĐT) - Họ là những người “đứng mũi, chịu sào”, chung lo nỗi lo và chia sẻ mọi khó khăn, vất vả của nông dân, thậm chí chẳng ngần ngại, nề hà, tự nguyện đem cả bìa đất của gia đình thế chấp ngân hàng để vay mua phân bón cho bà con nông dân. Đó là Chủ tịch HND 5 xã trên địa bàn huyện Kỳ Sơn: xã Hợp Thịnh - ông Nguyễn Văn Hưng, xã Độc Lập - ông Nguyễn Quốc Sự, xã Mông Hóa - ông Nguyễn Ngọc Đành, xã Phúc Tiến - ông Đinh Văn Đạt, xã Dân Hòa - ông Nguyễn Quốc Việt.