Tham gia dự án gà thả đồi, gia đình bà Bùi Thị Thảo (thôn Mạnh Tiến II – Yên Bồng) đã từng bước ổn định cuộc sống, thoát khỏi danh sách hộ nghèo.

Tham gia dự án gà thả đồi, gia đình bà Bùi Thị Thảo (thôn Mạnh Tiến II – Yên Bồng) đã từng bước ổn định cuộc sống, thoát khỏi danh sách hộ nghèo.

(HBĐT) - Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trước khi giao con giống, lựa chọn và giao con giống đến tận hộ, phối hợp với ngành thú y phòng bệnh cho đàn gia cầm… với những lợi thế trên, dự án chăn nuôi gà đồi do Sở LĐ – TB&XH triển khai tại xã Yên Bồng (Lạc Thuỷ) đã góp phần giúp hộ nghèo ở đây ổn định cuộc sống.

 

Yên Bồng là một xã vùng chiêm trũng nằm phía nam của huyện Lạc Thuỷ với tổng diện tích từ nhiên là hơn 1.591 ha, toàn xã có 11 thôn, 4.511 khẩu. Là xã thuần nông, tuy nhiên, hàng năm do nằm ở vùng  trũng vào mùa mưa bão, nhiều xóm trong xã thường xuyên đối mặt với tình trạng ngập lụt và mất trắng hoá màu. Trước thực tế đó, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã vận động nhân dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Đặc biệt là phát triển các mô hình chăn nuôi phù hợp để tận dụng nguồn thức ăn và lợi thế của xã. Năm 2011, dự án nuôi gà đồi thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo được triển khai tại Yên Bồng cho 50 hộ nghèo của 7 thôn của xã được hỗ trợ chăn nuôi gà đồi với tổng kinh phí hỗ trợ 250 triệu đồng. Đồng chí Bùi Đức Thuận, Trưởng phòng LĐ – TB&XH huyện Lạc Thuỷ cho biết: huyện đã cùng với cấp uỷ Đảng, chính quyền xã Yên Bồng điều tra, rà soát và lựa chọn hộ tham gia là những hộ nghèo nhưng có ý thức lao động, phấn đấu và thực sự tâm huyết với dự án. Sau khi lựa chọn được hỗ tham gia, phòng LĐ – TB&XH huyện đã phối hợp với Trạm KN - KL huyện tổ chức lớp kỹ thuật chăn nuôi gà đồi và các cách phòng bệnh cho gà. Bên cạnh đó, cấp uỷ Đảng, chính quyền cũng đã huy động nguồn lực giúp các hộ vật liệu, ngày công để làm chuồng, trại, chăn thả theo đúng quy cách hướng dẫn của cán bộ khuyến nông với tổng trị giá 75 triệu đồng. Sau khi giúp hộ nghèo nắm chắc kỹ thuật, xây dựng được hệ thống chuồng trại đảm bảo, phòng LĐ – TB&XH huyện đã tìm chọn và giao trực tiếp gà giống cho các hộ gia đình, mỗi hộ 200 con. Hàng tháng, quý phòng LĐ – TB&XH và trạm thú y cử cán bộ kiểm tra tại các hộ để nắm bắt tình hình, kịp thời kiểm tra dịch bệnh trên đàn gà. Nhờ sự sát sao của chính quyền, sự nỗ lực vượt khó của các hộ tham gia, dự án nuôi gà đồi tại Yên Bồng sau hơn 2 năm triển khai đã đạt được những kết quả khả quan. Nhiều hộ, từ nguồn hỗ trợ ban đầu của dự án đến nay đã quay vòng gà giống được 5 lần, 100% hộ sau khi tham gia dự án đã tiếp tục duy trì và phát triển mô hình chăn nuôi gà đồi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy, dự án chăn nuôi gà đồi cùng với những dự án khác trên địa bàn đã góp phần giúp hơn 20 số hộ tham gia dự án thoát nghèo. Gia đình bà Bùi Thị Thảo (thôn Mạnh Tiến II – Yên Bồng) là một hộ nghèo kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do không có vốn để đầu tư sản xuất lại ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất mùa vụ khá bấp bênh. Được sự hỗ trợ của dự án, gia đình bà đã phát triển mô hình chăn nuôi gà đồi, hiện nay, dù đã không còn được hỗ trợ từ dự án nhưng già đình bà vẫn duy trì được mô hình với 18 con gà mẹ, hơn 40 con gà thả đồi mỗi năm. Từ dự án gà thả đồi đến nay, gia đình bà Thảo đã ổn định cuộc sống và xin tình nguyện ra khỏi hộ nghèo để nhường sự hỗ trợ cho các hộ khác. Cũng giống gia đình bà Thảo, khi dự án nuôi gà thả đồi được triển khai, ông Đinh Quốc Kiểm (thôn Hồng Phong I) rất mừng vì từ đây, dù già yếu nhưng chịu khó, ông vẫn có thể chăm đàn gà tốt để phụ giúp với con gái. Mức đầu tư không lớn, sức lao động không nhiều,cố gắng duy trì đàn gà thường xuyên, gia đình ông đã có thêm thu nhập và ổn định cuộc sống.

 

Không chỉ gia đình bà Thảo, ông Kiểm mà dự án đã giúp nhiều hộ nghèo khác ở xã Yên Bồng vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xã từ 30% (năm 2011) xuống còn 20,5% (năm  2012).

                                                              

                                                           Đinh Hoà

 

 

Các tin khác

Gia đình anh Bùi Văn Hợp, xóm Bằng tự nguyện hiến 500 m2 đất  và tài sản trên đất xây dựng tuyến đường của xóm.
Không có hình ảnh
Các chủ cửa hàng buôn bán nhỏ “đành chấp nhận” khi giá điện, giá xăng leo thang.
Không có hình ảnh

Giá trị sản xuất công nghiệp 7 tháng đạt trên 3.776 tỉ đồng

(HBĐT) - Giá trị SXCN toàn tỉnh tháng 7 ước đạt 570,62 tỷ đồng, tăng 0,65% so với tháng trước, lũy kế 7 tháng đạt 3.776,09 tỷ đồng, tăng 20,88% so với cùng kỳ, thực hiện 57,11% kế hoạch năm. Tính cả Nhà máy thủy điện Hòa Bình ước đạt 1.632,12 tỷ đồng, tăng 3,41% so với tháng trước. Lũy kế đạt 9.253,43 tỷ đồng, tăng 9,89% so với cùng kỳ, thực hiện 60,09% kế hoạch năm.

Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Đình Khanh, Phó Giám đốc Sở Công Thương, Chi cục trưởng QLTT tỉnh chia sẻ: Gần đây, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu, SX-KD hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại và kinh doanh trái phép ngày càng tinh vi gây khó khăn có lực lượng chức năng trong công tác phát hiện, bắt giữ và xử lý.

Giải phóng mặt bằng - kinh nghiệm hay từ xã Dân Hòa

(HBĐT) - Vốn là xã thuần nông, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, 4 năm lại đây, Dân Hoà (Kỳ Sơn) là một trong những xã đóng góp nhiều nhất vào ngân sách Nhà nước huyện Kỳ Sơn, thu nhập bình quân đầu người từ mức 4,5 triệu đồng/năm đã tăng lên hơn 20 triệu đồng/năm. Kết quả đó có được chính là nhờ sự linh hoạt, nhanh nhạy trong chính sách thu hút của cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là sự quyết tâm trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng để thu hút các dự án đầu tư vào xã, góp phần tăng thu nhập ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động.

Yên Thuỷ- chính sách dân tộc tiếp sức cho đồng bào vùng khó khăn

(HBĐT) - Lâu nay, huyện Yên Thủy được cho là đất khó. Vùng đất không giữ được nước, chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn. Sản xuất phụ thuuộc nhiều vào thiên nhiên. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhất là các xã vùng đặc biệt khó khăn. Huyện Yên Thủy có 4 xã đặc biệt khó khăn là Lạc Lương, Lạc Hưng, Lạc Sỹ, Bảo Hiệu, ngoài ra có 5 xóm đặc biệt khó khăn, trong đó có 3 xóm của Hữu Lợi và 2 xóm của xã Đoàn Kết. Cải thiện nâng cao cuộc sống cho vùng đồng bào khó khăn là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH của huyện Yên Thủy được triển khai đồng bộ và khá hiệu quả trong nhiều năm qua.

 

Nông dân huyện Mai Châu tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi

(HBĐT) - Trước đây, xóm Cha Long, xã Tòng Đậu (Mai Châu) được biết đến là xóm kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân chưa mạnh dạn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Triển khai chương trình xây dựng NTM bắt đầu từ việc đổi mới nếp nghĩ, cách làm, phát huy vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên, nông dân nơi đây đã thực hiện phá bỏ vườn tạp, chuyển sang trồng rau xanh và một số cây màu có giá trị kinh tế khác. Cuộc sống của bà con nhờ vậy mà khởi sắc, vươn lên. Chương trình xây dựng NTM cũng vì thế mà được toàn dân đón nhận, hưởng ứng và ngày càng có nhận thức đầy đủ.

Ra mắt toà nhà Viettel Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 8/8, Chi nhánh Viettel Hòa Bình đã tổ chức lễ ra mắt tòa nhà Viettel Hòa Bình tại xóm 8, xã Sủ Ngòi (thành phố Hòa Bình).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục