Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

(HBĐT) - Ngày 17/8, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) về dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc – Tiểu dự án thành phố Hòa Bình.

 

Thành phố Hòa Bình là 1 trong 7 đô thị miền núi phía Bắc được Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ, cho vay ưu đãi thuộc dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc. Dự kiến số vốn thực hiện Tiểu dự án thành phố Hòa Bình là 54.505.000 USD (tương đương khoảng 1.145 tỷ). Trong đó vốn ODA vay ưu đãi là 43.604.000 USD, vốn đối ứng là 10.901.000 USD. Thời gian thực hiện dự án là 5 năm kể từ ngày Hiệp định và có hiệu lực.

 

Tiểu dự án thành phố Hòa Bình sẽ bao gồm 5 hợp phần: nâng cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ cấp 3; cấp thoát nước và vệ sinh môi trường; cầu và đường đô thị; xóa đói giảm nghèo; tăng cường năng lực và hỗ trợ kỹ thuật. Trọng tâm của dự án là xây dựng mới các tuyến cầu đường đô thị nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển KT – XH thành phố, phù hợp với định hướng phát triển KT – XH giai đoạn 2013 – 2020; cải thiện hạ tầng và môi trường sống cho một số khu dân cư; cải thiện điều kiện về vệ sinh môi trường, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; góp phần xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới. Đồng thời hỗ trợ thể chế và nâng cao năng lực quản lý đô thị cho các cơ quan quản lý của thành phố. Hướng đến mục đích “Nâng cấp đô thị và xóa đói giảm nghèo” đáp ứng một phần khối lượng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng thành phố Hòa Bình trở thành đô thị loại II vào năm 2020.

 

Chuẩn bị cho việc triển khai dự án, đến ngày 31/8/2013, tỉnh Hoà Bình sẽ phải hoàn thành Đề cương dự thảo đề án lần 1 và đề xuất cụ thể những danh mục cần đầu tư. Tháng 3/2014 sẽ phải hoàn thành các văn kiện của dự án. Việc đàm phán sẽ được tiến hành vào tháng 6/2014. Và dự kiến ngày 1/1/2015 sẽ bắt đầu khởi công xâu dựng các hạng mục của dự án.


Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) lưu ý đây là một nguồn vốn lớn, sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị thành phố Hoà Bình. Do đó, tỉnh Hoà Bình cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn các hạng mục công trình đầu tư sao cho hợp lý, đảm bảo thực hiện được những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Việc giải ngân nguồn vốn của dự án sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành các hạng mục, do đó trước tiên cần lựa chọn những hạng mục xây dựng có tính khả thi cao và dễ hoàn thành, hạn chế tình trạng kéo dài chậm tiến độ. Để làm tốt công tác chuẩn bị cũng như triển khai thực hiện dự án, lãnh đạo Cục Phát triển đô thị kiến nghị tỉnh cần thành lập Ban chỉ đạo dự án, lựa chọn cơ quan đầu mối giữ vai trò chính. Bước tiếp theo cần thành lập các Ban quản lý từng hạng mục để thúc đẩy việc xây dựng các hạng mục diễn ra đảm bảo tiến độ và chất lượng.

 

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đề xuất và trao đổi với đoàn công tác của Cục Phát triển đô thị về những thuận lợi, khó khăn của thành phố Hoà Bình trong việc cải tạo, nâng cấp. Đồng chí cũng đã khẳng định: “Việc nâng cấp đô thị được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của địa phương. Đây là cơ hội tốt để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của tỉnh do đó đề nghị các ngành liên quan và UBND thành phố Hoà Bình tập trung làm tốt công tác chuẩn bị. Kịp thời báo cáo lãnh đạo tỉnh xem xét những vướng mắc trong quá trình chuẩn bị, nhất là việc lựa chọn các hạng mục đầu tư xây dựng. Đảm bảo cho dự án được diễn ra đúng tiến độ, kế hoạch và phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị cũng như nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân”.

 

 

                                                              Dương Liễu

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Mô hình sản xuất sắn bền vững ở xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần khôi phục độ phì nhiêu cho đất.
HTX dịch vụ nông nghiệp xã Quy Hậu (Tân Lạc) đang tích cực chuẩn bị các loại giống đảm bảo chất lượng để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người sản xuất trên địa bàn.
Học viên được đào tạo trực tiếp trên dây truyền may công nghiệp.

Thêm 17 xã được phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Trong 7 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 17 xã được phê duyệt Đề án xây dựng NTM. Như vậy, đến nay có 145/191 xã đã được phê duyệt Đề án xây dựng NTM, đạt 75,9%. Ngoài ra, có 5/11 huyện, thành phố đã hoàn thành Đề án xây dựng NTM của huyện và đã được phê duyệt, gồm các huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Đà Bắc, Lương Sơn và Tân Lạc. Trong số các địa phương còn lại, huyện Kim Bôi và thành phố Hòa Bình đã được HĐND thông qua Đề án.

Kim Bôi: 11.200 hộ đăng ký thi đua sản xuất- kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Nhằm thúc đẩy phong trào thi đua nông dân sản xuất- kinh doanh giỏi, từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân huyện Kim Bôi đã tổ chức 74 lớp tập huấn KH-KT về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi cho 4.460 lượt hội viên.

Lãi suất tiền gửi cao nhất 9,2%/năm

(HBĐT) - Theo Ngân hàng NN tỉnh, tính đến thời điểm tháng 8, lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tiếp tục được các ngân hàng, TCTD trên địa bàn duy trì ở mức 7%/năm đối với các ngân hàng, 7- 7,5%/năm đối với các QTDND. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi dưới 1 tháng là 1,2%/năm.

Kim Bôi: Đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ dịch vụ BVTV xã

(HBĐT) - Sáng 15/8, tại Trạm BVTV huyện Kim Bôi, Chi cục BVTV tỉnh đã chủ trì cuộc hội thảo họp bàn về thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ dịch vụ BVTV xã thuộc địa bàn huyện Kim Bôi.

Huyện Cao Phong tập trung cấp GCN QSD đất nông lâm trường và đất chuyên dùng

(HBĐT) - Ngày 15/8, đồng chí Trần Đăng Ninh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Cao Phong về tình hình cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện.

Tân Lạc tập trung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(HBĐT) - Tính đến thời điểm này, huyện Tân Lạc còn 4 loại đất chính có diện tích cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đạt tỷ lệ thấp. Theo kết quả lập hồ sơ cấp giấy 7 tháng qua, số giấy cấp mới thực hiện tại Văn phòng đăng ký QSDĐ mới được 245 giấy với diện tích 6,2 ha. Việc lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ lần đầu đã chuyển cho UBND các xã xác nhận và hoàn thành bước này ở 24 xã, thị trấn, trong đó, đất ở tại đô thị có 12 giấy, diện tích 0,13 ha, đất ở nông thôn có 1.850 giấy, diện tích 53,5 ha, đất SXNN với 2.300 giấy, diện tích 403,16 ha. Riêng đất các tổ chức cấp GCN theo dự án do Sở TN&MT thực hiện, huyện vẫn chưa cập nhật được.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục